Các thuốc nhóm opioid có tác dụng giảm đau mạnh, thường được sử dụng là codein, methadone, morphin, oxycodone. Nếu dùng quá liều sẽ dẫn đến ngộ độc opioid. Mức độ ngộ độc tùy thuộc vào liều lượng bạn sử dụng, có trường hợp có thể gây tử vong.
Bạn đang đọc: Ngộ độc opioid nguy hiểm như thế nào?
Ngộ độc cấp tính và quá liều opioid (thuốc giảm đau gây nghiện) rất nguy hiểm nếu không được điều trị sớm. Do đó, việc chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời ngộ độc cấp tính và quá liều opioid như thế nào?
Contents
Yếu tố gây ngộ độc opioid
Ngộ độc opioid xảy ra khi bạn vô tình dùng quá liều, sử dụng nhiều các loại thuốc opioid hoặc lạm dụng thuốc. Những yếu tố nguy cơ gây ngộ độc thuốc opioid như người cao tuổi có thể quên uống thuốc và uống liều khác.
Vì vậy, hãy chia nhỏ liều dùng hàng ngày để đảm bảo không vượt quá liều đã chỉ định. Những thay đổi trong quá trình trao đổi chất của bạn có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu của thuốc. Những rối loạn chuyển hóa cần được theo dõi chặt chẽ nếu sử dụng thuốc giảm đau.
Sử dụng quá liều thuốc giảm đau gây nghiện có thể dẫn đến ngộ độc opioid
Triệu chứng quá liều, ngộ độc opioid
Lâm sàng
Ba triệu chứng phổ biến ở người bị ngộ độc opioid là suy nhược hệ thần kinh trung ương, ức chế hô hấp và co thắt đồng tử. Các dấu hiệu khác như:
- Giảm phản xạ gân xương, hạ thân nhiệt, tụt huyết áp, nhịp tim chậm, tím tái.
- Thay đổi thần kinh từ lơ mơ đến hôn mê. Bệnh nhân nguy cơ bị viêm phổi hít.
- Bệnh nhân có thể bị co giật, giảm nhịp hô hấp, phù phổi cấp không do tim.
- Co đồng tử, giảm hoạt động của hệ thần kinh giao cảm, suy thận có thể xảy ra khi sử dụng methadone hoặc propoxyphen.
Cận lâm sàng
Bệnh nhân được chẩn đoán chính xác hơn bằng các phương pháp xét nghiệm cụ thể như:
- Xét nghiệm chẩn đoán opioid trong máu, dịch dạ dày và nước tiểu.
- Xét nghiệm định tính dương tính chỉ cho thấy bệnh nhân có đang dùng opioid không.
- Việc phát hiện opioid trong nước tiểu có thể là bằng chứng hỗ trợ cho việc chẩn đoán nhiễm độc opioid.
- Xét nghiệm công thức máu, xét nghiệm BUN, creatinine, điện tâm đồ để đánh giá các biến chứng do opioid.
- Chụp X-quang tim phổi ở bệnh nhân nghiện opioid cho thấy tổn thương nhu mô bên phải ở cả hai trường phổi, mặc dù không có bệnh lý viêm phổi lâm sàng.
- Xét nghiệm tầm soát các nguyên nhân hôn mê bằng cách chụp CT não, MRI não.
Tìm hiểu thêm: Cách chữa bệnh trĩ bằng phương pháp dân gian đơn giản, dễ làm
Lạm dụng opioid gây ra những biến chứng nguy hiểm cho sức khoẻXử lý ngộ độc opioid
Xử lý tại chỗ
Người bệnh cần được đảm bảo hô hấp, dùng thuốc giải độc. Đặt bệnh nhân nằm nghiêng nếu không bị suy hô hấp. Trong trường hợp bệnh nhân ngừng thở hoặc nhịp thở chậm lại thì phải sử dụng máy thở.
Ngoài ra, bệnh nhân cần được tiêm tĩnh mạch naloxone cho đến khi bệnh nhân tỉnh lại và thở bình thường. Có thể dùng thêm seduxen khi có triệu chứng co giật.
Xử lý tại bệnh viện
Đảm bảo hô hấp bằng cách cung cấp oxy cho bệnh nhân bằng máy thở. Đặt nội khí quản khi ngừng hô hấp, thở chậm.
Đào thải chất độc bằng cách rửa ruột nếu bệnh nhân uống quá nhiều gói opioid. Hoặc dùng than hoạt đơn kết hợp sorbitol nếu bệnh nhân sử dụng opioid đường uống và nhập viện trong vòng 1 giờ và vẫn còn tỉnh. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, tốt nhất là nên trì hoãn việc cho uống than hoạt cho đến khi các triệu chứng được đảo ngược với naloxone.
Uống thuốc giải độc cụ thể là naloxone. Naloxone là một chất đối kháng của tất cả các opioid với một tác dụng đảo ngược tình trạng ức chế hô hấp, ức chế thần kinh trung ương và trầm cảm. Có thể được sử dụng qua đường tiêm tĩnh mạch, tiêm dưới da hoặc bơm qua nội khí quản.
Khi sử dụng naloxone cần lưu ý: Thuốc tác dụng nhanh sau 2 – 3 phút, thời gian tác dụng chỉ kéo dài 60 – 90 phút. Truyền naloxone liên tục ở bệnh nhân nhiễm độc opioid nặng. Naloxone có thể gây ra hội chứng thiếu thuốc sớm ở bệnh nhân nghiện opioid.
Bệnh nhân nhiễm độc opioid nặng, đe dọa tính mạng thường thở kém hoặc ngừng thở. Lúc này cần đạt nội ống khí quản hoặc thở máy. Tiêm naloxone vào tĩnh mạch và nhắc lại cho đến khi cái thiện hô hấp.
Đối với bệnh nhân ức chế thần kinh trung ương, không suy hô hấp cần thở oxy ẩm, tiêm tĩnh mạch naloxone.
Bệnh nhân nghiện opioid không bị ức chế hô hấp, tiêm những liều nhỏ naloxone vào tĩnh mạch để ngăn ngừa cai nghiện opioid.
Nếu bệnh nhân bị phù phổi cấp cần đặt ống nội khí quản, không dùng morphin và tiêm naloxone đến khi hô hấp được cải thiện.
Hỗ trợ điều trị ngộ độc opioids
Bệnh nhân ngộ độc hoặc dùng quá liều opioid nên được xử lý hồi phục bằng cách đảm bảo huyết động: Bù dịch đầy đủ dựa trên áp lực tĩnh mạch trung tâm và lượng nước tiểu hàng ngày. Dùng thuốc vận mạch nếu huyết áp thấp. Cân bằng nước, điện giải khi co giật, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho người bệnh.
>>>>>Xem thêm: Canxi Nano là gì? Các thức uống giàu Canxi Nano nào tốt cho bé hiện nay?
Để điều trị ngộ độc opioid có thể dùng naloxone tiêm vào tĩnh mạchĐể hạn chế ngộ độc opioid hoặc tránh những tác dụng phụ nghiêm trọng khi dùng opioid. Khi kê đơn thuốc giảm đau cho bệnh nhân, bác sĩ cần lưu ý những điều sau:
- Bệnh nhân có cần dùng thuốc giảm đau opioid không?
- Việc sử dụng các chất dạng thuốc gây nghiện có phù hợp với hoàn cảnh hiện nay không?
- Có thể thay thế opioid bằng thuốc giảm đau khác hay không?
Trên đây là bài viết giúp bạn giải đáp thông tin về việc ngộ độc opioid nguy hiểm như thế nào? Hy vọng sẽ mang đến thông tin hữu ích trong việc nhận biết dấu hiệu của ngộ độc opioid và biện pháp xử trí thích hợp, cần đưa bệnh nhân đến các cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Cao Hiếu
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể