Nhắc đến protein hầu hết mọi người sẽ nghĩ đến đạm có trong thịt động vật, nhưng không mấy ai biết rằng protein còn có trong thực vật, tiêu biểu nhất đó là protein có trong đậu nành. Vậy bạn có biết công dụng của protein đậu nành không? Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn tìm hiểu rõ hơn về protein đậu nành.
Bạn đang đọc: Lợi ích của protein đậu nành đối với sức khỏe và một số thông tin bạn cần biết
Protein có nhiều trong thực phẩm như trứng, sữa, yến mạch,… Thế nhưng có một số người bị dị ứng với đạm động vật hay những người ăn chay không thể ăn đạm động vật được vì vậy đạm trong đậu nành là sự thay thế hoàn hảo của những đối tượng đó. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về protein đậu nành nhé!
Contents
Tìm hiểu về protein đậu nành
Protein đậu nành là loại protein được phân tách từ đậu nành (đậu tương). Nó được làm từ bột đậu nành được tách vỏ và khử chất béo, đậu nành được ngâm trong nước để loại bỏ lượng đường cũng như chất xơ. Dưới đây là một số chất dinh dưỡng có trong protein đậu nành:
- Chất béo;
- Protein (đạm);
- Sắt;
- Photpho;
- Mangan;
- Đồng;
- Chất béo.
Bên cạnh những người có thể ăn được protein động vật tuy nhiên có một số người bị dị ứng với đạm động vật, không dung nạp lactose hay những người ăn chay trường thì protein đậu nành là một sự lựa chọn khác dành cho họ. Thế nhưng protein đậu nành lại không chứa đầy đủ axit amin thiết yếu mà cơ thể ta cần.
Protein đậu nành có lợi ích gì cho sức khỏe?
Trong protein đậu nành chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể không khác gì so với đạm động vật. Một điểm cộng cho đạm đậu nành là chứa một yếu tố dinh dưỡng chống oxy hóa tiềm năng, đó là isoflavone. Dưới đây là một số công dụng mà protein đậu nành mang lại cho cơ thể.
Hỗ trợ giảm ung thư vú
Trong protein đậu nành có chứa isoflavone là một chất chống oxy hóa, nó có cơ chế anti-estrogen, làm vô hiệu hóa tác dụng gây ung thư của estrogen. Theo như các chứng minh của Nhật Bản, Trung Quốc cho thấy mỗi ngày chỉ cần bổ sung protein đậu nành cũng giúp hỗ trợ giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư như ung thư vú, đại tràng, dạ dày, tiền liệt tuyến,… Ngoài ra trong isoflavone có chứa genistein, có khả năng ức chế hình thành mạch máu ở các u ung thư.
Cải thiện sức khỏe tim mạch
Do các chất béo có trong máu như LDL-cholesterol và triglycerid, đó là các yếu tố làm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch cũng như đột quỵ. Thực phẩm đậu nành nói chung và protein đậu nành nói riêng dường như có tác dụng tích cực đối với sức khỏe tim mạch. Theo như các báo cáo, tiêu thụ đạm đậu nành làm giảm cholesterol xấu LDL và làm tăng lượng cholesterol HDL tốt.
Giảm các triệu chứng rối loạn tiền mãn kinh của phụ nữ
Bước vào độ tuổi tiền mãn kinh, nội tiết tố nữ (estrogen) của người phụ nữ suy giảm có thể ngừng sản xuất, vì vậy các chị em thường có các biểu hiện như mất ngủ, đổ mồ hôi, hay nóng giận bực mình, khô âm đạo,… Trong những giai đoạn này thì isoflavone sẽ hoạt động theo 2 chiều, nếu nội tiết tố nữ tăng cao thì isoflavone có tác dụng chống tăng trưởng và ngược lại nếu nội tiết tố nữ xuống thấp thì isoflavone sẽ thay thế hoạt động.
Hỗ trợ giảm cân
Hiện nay có một số nghiên cứu cho thấy đạm đậu nành có hiệu quả giảm cân tương tự với protein có trong động vật. Trong một thí nghiệm đã chỉ ra rằng những người mắc bệnh béo phì đã tham gia chế độ ăn protein đậu nành và chế độ ăn protein động vật, mức độ kiểm soát sự thèm ăn ở 2 chế độ là như nhau. Kết quả thu được cả 2 nhóm người ăn 2 chế độ đều có sự sụt cân như nhau. Hơn thế nữa, những nhà nghiên cứu cho thấy rằng người mắc bệnh tiểu đường, béo phì ăn chế độ protein đậu nành có hiệu quả hơn so với ăn theo chế độ ăn kiêng tiêu chuẩn.
Tìm hiểu thêm: Đau bao tử nên ăn gì, kiêng gì để bệnh tình nhanh thuyên giảm?
Những đối tượng không nên sử dụng protein đậu nành
Mặc dù protein đậu nành giàu dinh dưỡng, mang lại nhiều công dụng cho sức khỏe tuy nhiên sẽ có những đối tượng không nên sử dụng protein đậu nành như:
- Người có chức năng tiêu hóa kém, bị viêm dạ dày: Bởi các sản phẩm từ sữa đậu nành làm kích thích tăng axit dịch quá mức, làm đầy hơi, bệnh viêm dạ dày trở nên nặng hơn.
- Người mắc bệnh gout: Gout là bệnh do bị rối loạn chuyển hóa purin, mà trong đậu nành lại chứa nhiều purin. Tuy nhiên người bệnh vẫn có thể sử dụng protein đậu nành nếu như có kiểm soát điều trị.
- Người bệnh đang trong giai đoạn phục hồi sau phẫu thuật: Những người đang trong quá trình phục hồi sau khi phẫu thuật hoặc ốm đau thường sức đề kháng và cả chức năng tiêu hóa đều kém. Vì vậy, lúc này người bệnh không nên sử dụng các sản phẩm từ đậu nành, đặc biệt là sữa đậu nành vì dễ khiến cơ thể gặp các triệu chứng như buồn nôn, tiêu chảy hoặc một số triệu chứng khác ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Người mắc bệnh suy thận: Suy thận là bệnh mà thận bị mất chức năng lọc các chất thải từ máu và cần phải kiêng những thực phẩm giàu đạm. Thận sẽ phải chịu áp lực cực kì lớn nếu bệnh nhân ăn đạm nhiều.
- Người già cao tuổi: Khi con người già đi thì mọi bộ phận cơ thể cũng lão hóa dần, và thận cũng như vậy. Thận của người cao tuổi tương đối yếu, nếu nạp nhiều quá lượng protein sẽ làm cho thận thêm gánh nặng dẫn đến suy thận nhưng nếu người già có sức khỏe ổn thì vẫn có thể sử dụng protein đậu nành nhưng dùng với lượng vừa phải ở mức cho phép.
- Người có bệnh tuyến giáp: Ở những người khỏe mạnh, các thực phẩm đậu nành sẽ không ảnh hưởng đến chứng năng tuyến giáp nhưng khi tuyến giáp bạn kém hoạt động thì thực phẩm đậu nành có thể làm cản trở cơ thể hấp thụ thuốc tuyến giáp, tuy nhiên vẫn có lượng đậu nành cho phép người mắc bệnh tuyến giáp là 30mg/ngày.
>>>>>Xem thêm: Gợi ý cách trị thâm vùng kín tại nhà hiệu quả
Nhược điểm của protein đậu nành
Bên cạnh những lợi ích thì protein đậu nành cũng có những mặt hạn chế cần lưu ý. Vì trong đậu nành có chứa phytates, oxalat, tannin, được biết như một chất kháng dinh dưỡng, nó sẽ làm giảm khả năng hấp thu kẽm, sắt, canxi. Thế nhưng những chất đó không làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe trừ khi chế độ dinh dưỡng của bạn bị mất cân bằng.
Ngoài ra có rất nhiều người lo sợ rằng protein đậu nành ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp, bởi goitrogen trong đậu nành làm ảnh hưởng chức năng tuyến giáp, sản xuất hormone từ đó làm tăng kích thước của bướu cổ. Thêm một điều nữa nếu muốn phát triển cơ bắp thì protein đậu nành không phải là lựa chọn tốt nhất dành cho bạn, thay vào đó bạn nên tìm kiếm những sản phẩm bột whey để có hiệu quả nhất.
Nhìn chung protein đậu nành chứa rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, mang lại nhiều lợi ích, nó chỉ có những mặt hạn chế khi bạn có chế độ ăn không cân bằng. Hy vọng bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về protein đậu nành cũng như công dụng của nó đối với sức khỏe.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể