Áp xe ngoài màng cứng: Nguyên nhân và phương pháp điều trị

Áp xe ngoài màng cứng là sự tích tụ mủ giữa màng cứng và hộp sọ. Các triệu chứng của áp xe ngoài màng cứng bao gồm sốt, đau đầu, nôn, mệt mỏi, thiếu sót thần kinh khu trú, động kinh và/hoặc hôn mê.

Bạn đang đọc: Áp xe ngoài màng cứng: Nguyên nhân và phương pháp điều trị

Áp xe ngoài màng cứng là một tập hợp mủ và vi khuẩn giữa các lớp ngoài của não, tủy sống và các xương của hộp sọ hoặc cột sống. Áp xe có thể khiến khu vực này sưng lên. Vậy nguyên nhân gây áp xe ngoài màng cứng là gì, hãy cùng Kenshin tìm lời giải đáp trong bài viết dưới đây nhé!

Áp xe là gì?

Áp xe là một tổ chức viêm nhiễm, khu trú thành một khối. Đặc điểm nhận dạng lâm sàng của ổ áp xe là một khối mềm, lỏng lẻo, da vùng bị áp xe đỏ, nóng, sưng tấy và mềm. Ngoài ra, tùy theo vị trí của ổ áp xe mà có các triệu chứng kèm theo khác.

Áp xe có thể hình thành ở bất cứ đâu trên cơ thể và chia thành hai loại chính:

Áp xe ở mô dưới da

Dạng phổ biến nhất là nhọt, hậu bối. Thường gặp ở những vị trí như:

  • Dưới nách do nhiễm trùng lỗ chân lông;
  • Âm đạo do nhiễm trùng các tuyến ở cửa âm đạo;
  • Áp xe nếp lằn mông do da vùng xương cụt gây nên;
  • Bệnh nha chu gây áp xe răng.

Áp xe bên trong cơ thể

Áp xe cũng có thể xảy ra bên trong cơ thể, ở các cơ quan như áp xe gan, áp xe não, áp xe thận, áp xe vú,… hoặc ở các khoang giữa chúng.

Áp xe là một tổ chức viêm nhiễm, khu trú thành một khối

Áp xe là một tổ chức viêm nhiễm, khu trú thành một khối

Nguyên nhân gây áp xe ngoài màng cứng là gì?

Áp xe ngoài màng cứng là một bệnh hiếm gặp do nhiễm trùng ở vùng giữa xương sọ hoặc cột sống và màng (màng não) bao phủ não và tủy sống. Nếu nhiễm trùng này nằm trong khu vực của hộp sọ, nó được gọi là áp xe ngoài màng cứng nội sọ. Nếu nó được tìm thấy ở khu vực cột sống, nó được gọi là áp xe ngoài màng cứng tủy sống. Phần lớn nằm ở cột sống.

Nhiễm trùng cột sống thường do vi khuẩn gây ra, nhưng chúng cũng có thể do nấm. Điều này có thể là do một bệnh nhiễm trùng khác trong cơ thể (đặc biệt là nhiễm trùng đường tiết niệu) hoặc vi khuẩn lây truyền qua đường máu. Tuy nhiên, ở một số người, nguyên nhân gây áp xe ngoài màng cứng vẫn chưa được xác định.

Áp xe trong hộp sọ được gọi là áp xe ngoài màng cứng nội sọ. Có thể do một số nguyên nhân dưới đây gây ra:

  • Nhiễm trùng tai mãn tính.
  • Viêm xoang mạn tính.
  • Chấn thương đầu.
  • Viêm cơ ức đòn chũm.
  • Phẫu thuật thần kinh gần đây.

Ap xe ngoài màng cứng cột sống nó có thể xuất hiện ở những người có bất kỳ tình trạng nào sau đây:

  • Đã phẫu thuật lưng hoặc phẫu thuật xâm lấn khác liên quan đến cột sống.
  • Nhiễm trùng máu.
  • Nhọt, đặc biệt là trên lưng hoặc da đầu.
  • Nhiễm trùng xương cột sống (viêm tủy xương đốt sống).
  • Những người tiêm chích ma túy cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Tìm hiểu thêm: Ăn rau gì giảm mỡ bụng? Những lưu ý để hạn chế tích tụ mỡ

Nhiễm trùng cột sống là một trong những nguyên nhân gây áp xe ngoài màng cứng

Nhiễm trùng cột sống là một trong những nguyên nhân gây áp xe ngoài màng cứng

Triệu chứng của bệnh áp xe ngoài màng cứng

Áp xe ngoài màng cứng cột sống có thể gây ra các triệu chứng sau:

  • Són ruột hoặc bàng quang;
  • Khó đi tiểu (bí tiểu);
  • Sốt và đau lưng.

Áp xe ngoài màng cứng trong sọ có thể gây ra các triệu chứng sau:

  • Sốt;
  • Đau đầu;
  • Hôn mê;
  • Buồn nôn và ói mửa;
  • Cảm giác đau tại vị trị phẫu thuật gần đây tăng lên rõ rệt.

Các triệu chứng thần kinh phụ thuộc vào vị trí của áp xe và có thể bao gồm:

  • Khả năng di chuyển ở bất kì vị trí nào trên cơ thể giảm sút;
  • Mất cảm giác hoặc những thay đổi bất thường về cảm giác ở bất kỳ bộ phận nào của cơ thể;
  • Cảm thấy cơ thể yếu, mệt mỏi.

Chẩn đoán bệnh áp xe ngoài màng cứng

Khi đến các cơ sở y tế, bạn sẽ được các bác sĩ chỉ định thực hiện khám sức khỏe để tìm kiếm tình trạng mất chức năng, chẳng hạn như cử động hoặc cảm giác. Cụ thể:

  • Kiểm tra vi khuẩn trong máu bằng phương pháp cấy máu.
  • Công thức máu toàn bộ (CBC).
  • Chụp CT đầu hoặc cột sống.
  • Thực hiện kiểm tra và dẫn lưu áp xe.
  • MRI đầu hoặc cột sống.
  • Nuôi cấy và phân tích nước tiểu.

Phương pháp điều trị áp xe ngoài màng cứng

Chữa khỏi nhiễm trùng và giảm nguy cơ tổn thương vĩnh viễn là mục tiêu của điều trị áp xe ngoài màng cứng. Các phương pháp điều trị thường được sử dụng là thuốc kháng sinh và phẫu thuật. Trong một số trường hợp, thuốc kháng sinh được sử dụng một mình..

  • Thuốc kháng sinh thường được tiêm tĩnh mạch (IV) trong ít nhất 4 đến 6 tuần. Một số người cần dùng thuốc lâu hơn, tùy thuộc vào loại vi khuẩn và mức độ nghiêm trọng của bệnh.
  • Có thể phải phẫu thuật dẫn lưu hoặc cắt bỏ ổ áp xe. Phẫu thuật cũng thường cần thiết để giảm áp lực lên tủy sống hoặc não nếu các dây thần kinh bị yếu hoặc bị tổn thương.
  • Outlook (Tiên lượng).

Việc chẩn đoán và điều trị sớm giúp bệnh nhanh chóng cải thiện. Một khi yếu, tê liệt hoặc thay đổi cảm giác xảy ra, cơ hội lấy lại chức năng đã mất sẽ giảm đáng kể. Tổn thương thần kinh vĩnh viễn hoặc tử vong có thể xảy ra.

Sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị áp xe ngoài màng cứng

>>>>>Xem thêm: Phác đồ điều trị nấm ống tai ngoài và những cách phòng tránh bệnh

Sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị áp xe ngoài màng cứng

Những biến chứng của áp xe ngoài màng cứng gây ra

Các biến chứng có thể bao gồm:

  • Áp xe não;
  • Tổn thương não;
  • Nhiễm trùng xương;
  • Đau lưng mãn tính;
  • Viêm màng não;
  • Tổn thương thần kinh;
  • Sự trở lại của nhiễm trùng;
  • Áp xe tủy sống.

Trên đây là những giải đáp của Kenshin về bệnh áp xe ngoài màng cứng. Hy vọng qua bài viết, bạn đọc thể hiểu thêm về căn bệnh này.

Nguyễn Nhung

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *