Formaldehyde là một loại hóa chất khá độc. Nếu như bạn tiếp xúc với hoạt chất này quá nhiều và không đúng cách sẽ rất dễ gây ra tình trạng ngộ độc. Ngộ độc formaldehyde có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của con người.
Bạn đang đọc: Những điều bạn cần biết về chứng ngộ độc formaldehyde
Do đó, việc nhận biết những đặc điểm khi bị ngộ độc formaldehyde sẽ giúp bạn có được cách xử lý kịp thời.
Contents
Formaldehyde là gì?
Formaldehyde là một dạng chất độc thường gây ra sự kích ứng đối với hệ hô hấp, hệ tiêu hóa, da, niêm mạc và cơ quan thị giác. Liều lượng formaldehyde có thể gây chết người là từ 10g đến 50g, lượng formaldehyde nguyên chất đe dọa đến tính mạng con người là từ 10 đến 90ml.
Dung dịch formaldehyde
Formaldehyde chủ yếu được sử dụng để làm chất tẩy rửa sát trùng phòng ốc, môi trường (như lau trần, sàn nhà, sát trùng không khí). Đặc biệt, hoạt chất này cũng được sử dụng để làm dung dịch ướp xác người.
Tình trạng ngộ độc formaldehyde thường được ghi nhận ở những người thường xuyên tiếp xúc với hóa chất có chứa hoạt chất này. Nồng độ tối đa cho phép của formaldehyde trong không khí của nơi sản xuất là 0,5mg/m3.
Triệu chứng ngộ độc formaldehyde
Các triệu chứng khi bị ngộ độc formaldehyde thường phụ thuộc vào thể tích của chất độc hại có ở cơ thể hoặc hàm lượng khí khi hít vào. Lượng formaldehyde từ 50 đến 90ml có thể gây chết người đối với người trưởng thành đang khỏe mạnh.
Những dấu hiệu khi bị ngộ độc formaldehyde đó là:
- Chảy nước mắt, tăng tiết nước bọt.
- Cổ họng khó chịu, ho khan, khó thở, đôi khi còn bị phù nề thanh quản và không thể hít vào.
- Tình trạng buồn nôn ngày càng tăng, khoang bụng bị đau co cứng.
- Thực quản bị đau, đồng tử giãn.
- Khả năng phối hợp vận động bị suy giảm, chân tay run, dáng đi không vững.
- Huyết áp giảm, nhịp tim nhanh.
- Xung huyết da.
- Mất ý thức, thậm chí bị hôn mê.
Tình trạng ngộ độc hơi formaldehyde kèm theo chứng khó thở, ho khan, phù phổi có thể đe dọa đến tính mạng.
Tìm hiểu thêm: Uống cà phê giúp giảm nguy cơ tử vong – kể cả uống cà phê với đường
Ngộ độc formaldehyde có thể gây khó thởKhi formaldehyde xâm nhập vào hệ hô hấp sẽ khiến cho hệ thần kinh trung ương bị tổn thương, nạn nhân bị chóng mặt, có cảm giác sợ hãi, lo lắng, thậm chí là co giật.
Nếu như đồ nội thất được làm bằng ván dăm thì ở những điều kiện nhất định, tình trạng ngộ độc có thể xảy ra. Một lượng nhỏ formaldehyde khi thải ra từ đồ nội thất và tấm trải sàn trong khoảng thời gian là từ 3 đến 5 năm. Những dấu hiệu khi bị ngộ độc formaldehyde ở trường hợp này là:
- Thường xuyên xảy ra các cơn hen và tình trạng dị ứng.
- Buồn ngủ, mất ngủ, tâm trạng dễ cáu gắt, giảm cân không hợp lý.
- Thường xuyên nhức đầu, thị giác bị rối loạn.
- Tăng tiết mồ hôi không hợp lý, nhiệt độ của cơ thể bị thay đổi theo chu kỳ mà không rõ nguyên nhân.
Tình trạng ngộ độc formaldehyde mãn tính thường gặp ở những công nhân luôn phải tiếp xúc với một số dạng formaldehyde. Theo thời gian, sự tiếp xúc thường xuyên với các tác nhân độc hại sẽ khiến cho độ nhạy cảm với formaldehyde bị tăng lên.
Điều trị ngộ độc formaldehyde
Nếu như có người bị ngộ độc formaldehyde, bạn cần phải khẩn trương đưa nạn nhân ra ngoài đường để có thể đảm bảo luồng không khí được sạch sẽ. Trước khi đưa khăn ăn hoặc miếng bông chứa amoniac vào mũi nạn nhân thì chúng cần phải được làm sạch.
Nạn nhân cần phải uống nhiều nước sạch. Nếu như da bị tổn thương thì cần được rửa sạch, làm ẩm và khô với 5 – 10% dung dịch amoniac.
Nếu như nạn nhân bị rối loạn nhịp thở thì có thể dùng thuốc an thần hô hấp như Lobelin, Cititon. Để giảm bớt kích động tâm thận, có thể cho nạn nhân sử dụng các loại thuốc như Afobazol , Diazepam, Phenazepam.
>>>>>Xem thêm: Những biến chứng thủy đậu ở trẻ em cực kỳ nguy hiểm mà chá mẹ cần biết
Bệnh nhân bị ngộ độc formaldehyde cần tăng cường uống nhiều nướcPhòng ngừa ngộ độc formaldehyde
Tình trạng ngộ độc formaldehyde thường xảy ra chủ yếu tại các doanh nghiệp có liên quan đến việc sản xuất và sử dụng hóa chất. Do đó, để hạn chế những tác hại do hoạt chất này gây ra thì cần phải có các biện pháp phòng ngừa phù hợp. Một số biện pháp phòng ngừa ngộ độc formaldehyde đó là:
- Nếu như làm việc và tiếp xúc với formaldehyde thì cần phải tuân thủ theo các nguyên tắc an toàn.
- Tuyệt đối không được bỏ qua những phương tiện bảo vệ cá nhân.
- Cần tránh sử dụng các sản phẩm có chứa formaldehyde trong thành phần.
- Từ bỏ những thói quen có hại như hút thuốc, tránh hút thuốc ở trong nhà.
- Thường xuyên thông gió, làm sạch căn hộ, nhất là tại các phòng ngủ.
- Khi xuất hiện các dấu hiệu nghi ngờ bị nhiễm độc formaldehyde, bạn nên chủ động đi khám.
Trên đây là những vấn đề liên quan đến chứng ngộ độc formaldehyde. Hy vọng với nguồn kiến thức quan trọng này, bạn sẽ áp dụng vào cuộc sống hằng ngày để ngăn ngừa những rủi ro về sức khỏe có thể xảy ra nhé.
Lê Hồng
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể