Chốc lở là bệnh ngoài da do vi khuẩn xâm nhập vào vết thương trên cơ thể. Do đó, chốc lở có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào trên da. Chốc lở ở mông cũng thường gặp và nếu không biết cách xử lý, chăm sóc sẽ càng tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và nhiễm trùng nặng hơn.
Bạn đang đọc: Chốc lở ở mông phải làm sao để nhanh khỏi?
Chốc lở ở mông là bệnh nhiễm trùng thường gặp và khó chăm sóc cũng như vệ sinh hơn các vị trí khác. Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng, lứa tuổi, giới tính, tuy nhiên đối tượng dễ mắc bệnh nhất là ở trẻ em. Để tìm hiểu sâu hơn về chốc lở ở mông cũng như biết cách chăm sóc và điều trị thế nào nhanh khỏi, cùng tham khảo bài viết này nhé.
Contents
Chốc lở ở mông
Chốc lở là bệnh ngoài da do vi khuẩn xâm nhập và gây nhiễm trùng trên da. Các vết chốc có mủ và dịch bên trong, có lớp vảy dày, gây đau đớn và khó chịu cho người mắc phải. Cảm giác khó chịu khi người bệnh bị chốc lở ở mông vì vị trí này khó quan sát, khó chăm sóc và gây khó khăn, bất tiện cho người bệnh trong sinh hoạt hằng ngày.
Bệnh chốc lở có khả năng lây sang các vùng da khác cũng như lây cho người khác nếu không có biện pháp chăm sóc và điều trị dứt điểm kịp thời.
Nguyên nhân gây ra bệnh chủ yếu do vi khuẩn tụ cầu vàng Staphylococcus aureus và liên cầu nhóm A streptococcus. Trong điều kiện thời tiết thuận lợi như nóng ẩm, hanh khô, vi khuẩn càng sinh sôi và phát triển mạnh, nên mùa hè là mùa mà bệnh bùng phát mạnh nhất.
Chốc lở ở mông là gì?
Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể thông qua các các thương trên da, vết côn trùng cắn, vết trầy xước, đặc biệt là những vết thương hở không được vệ sinh và khử trùng.
Ngoài ra, bệnh còn gây ra bởi một số nguyên nhân khác:
- Sức đề kháng yếu không đủ sức chống lại vi khuẩn.
- Điều kiện vệ sinh kém.
- Bị lây nhiễm từ người khác: Nếu chạm phải vết thương hay vật dụng mà người bệnh từng sử dụng như quần áo, mền gối, ga trải giường,… chưa được khử trùng kỹ sẽ bị lây nhiễm bệnh.
Bệnh chốc lở ở mông có triệu chứng như thế nào?
Bệnh này chia thành 4 giai đoạn với các biểu hiện đặc trưng như:
- Giai đoạn đầu: Trên da xuất hiện các mụn đỏ, mụn nước li ti, có đường kính khoảng 1cm.
- Giai đoạn 2: Vùng xung quanh các mụn nước xuất hiện quầng đỏ. Viền xung quanh vùng mẩn đỏ có hiện tượng sùi vảy, đôi khi xuất hiện các đốm mủ màu trắng.
- Giai đoạn 3: Bọng nước phát triển nhanh chóng và rất dễ vỡ. Khi vỡ đóng thành vảy màu vàng nâu như màu mật ong
- Giai đoạn 4: Các vết sẽ bong sau 7 – 10 ngày, nếu nhẹ có thể tự khỏi. Còn với những trường hợp nặng phải điều trị bằng thuốc nếu không sẽ để lại sẹo và biến chứng nguy hiểm.
Biến chứng chốc lở ở mông
Chốc lở là bệnh không nguy hiểm nếu điều trị kịp thời, nếu càng kéo dài thời gian bệnh sẽ dẫn đến một số biến chứng ảnh hưởng sức khỏe:
- Sẹo: Chốc lở nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách, nguy cơ để lại sẹo cao.
- Viêm mô tế bào: Đây là tình trạng nghiêm trọng, viêm lan tỏa, cấp tính của tổ chức liên kết da và tổ chức dưới da gây đau, viêm tấy đỏ, phù nề ở vùng da tổ thương. Tình trạng này nếu không kịp thời can thiệp sẽ đe dọa tính mạng.
- Vấn đề về thận: Vi khuẩn gây bệnh chốc lở có ảnh hưởng xấu và dẫn đến các bệnh về thận.
Cách điều trị chốc lở
Việc điều trị bệnh còn tùy thuộc vào mức độ nhiễm trùng và cơ địa cũng như đặc điểm da của mỗi đối tượng:
Sử dụng thuốc kháng sinh
Thuốc kháng sinh có thể là kháng sinh đường uống hoặc dùng thuốc bôi tại chỗ. Bệnh nhân nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và chỉ định dùng thuốc phù hợp nhất với tình trạng.
Tìm hiểu thêm: 100g bánh phồng tôm bao nhiêu calo?
Sử dụng kháng sinh điều trị chốc lở ở môngThuốc uống thường được chỉ định trong những trường hợp nặng. Và người bệnh cũng phải uống thuốc theo hướng dẫn đúng liều lượng để tránh tác dụng phụ.
Thuốc bôi tại chỗ cũng vậy, chỉ nên bôi đúng theo hướng dẫn và đúng vị trí vết thương, vì các thuốc này hầu như đều có tác dụng phụ.
Điều trị Đông y
Có rất nhiều biện pháp điều trị trong đó có điều trị chốc lở bằng Đông y. Đặc biệt, phương pháp này sử dụng nguồn nguyên liệu thiên nhiên dễ tìm, an toàn, lành tính và dịu nhẹ cho da. Các hoạt chất trong các lá cây, thực vật có tác dụng sát khuẩn, diệt khuẩn, làm lành vết thương, thuyên giảm triệu chứng chốc lở, có thể kể đến như lá tía tô, nha đam, lá bồ công anh, lá bạch hoa xà, lá trà xanh, lá khế chua,…
Chăm sóc tại nhà
Một số phương pháp chăm sóc chốc lở tại nhà:
- Vệ sinh da thường xuyên, nhất là làm sạch và khử trùng các vết chốc lở
- Chườm ấm để hạn chế triệu chứng khó chịu cũng như các lớp bong nhanh hơn
- Không được gãi, tác động mạnh vào vùng da bị tổn thương
- Chế độ ăn uống, dinh dưỡng phải đảm bảo, nên hạn chế các thực phẩm kiêng trong giai đoạn này, bổ sung những thực phẩm tốt, có lợi để tăng cường sức đề kháng, nhanh lành vết thương và phục hồi bệnh nhanh.
- Không tự ý dùng thuốc hay theo lời khuyên của bất kỳ ai vì cơ địa mỗi người mỗi khác
- Vệ sinh, khử trùng khu vực bệnh nhân sinh sống, giặt quần áo, ga trải giường, chăn gối,… thường xuyên.
- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và dung dịch nước rửa tay sát khuẩn để hạn chế lây lan vùng da khác.
>>>>>Xem thêm: So sánh thuốc tiêm và thuốc uống khác nhau thế nào?
Các biện pháp chăm sóc tại nhà khi bị chốc lởMong rằng những thông tin trong bài viết giúp mọi người nắm được những thông tin liên quan đến chốc lở ở mông. Từ đó, giúp mọi người biết cách xử lý cũng như chăm sóc phù hợp nhất, để bệnh nhanh khỏi.
Thy Võ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể