Herpes môi là bệnh do virus HSV gây ra, biểu hiện bởi các mụn nước nổi quanh vùng miệng, má gây ngứa rát. Bệnh có nguy cơ lây nhiễm rất cao, vì vậy bệnh nhân cần được điều trị theo phác đồ điều trị herpes môi càng sớm càng tốt.
Bạn đang đọc: Phác đồ điều trị Herpes môi giúp kiểm soát các triệu chứng
Herpes là tên của một họ virus, trong đó Herpes simplex 1 và Herpes simplex 2 là những tác nhân gây bệnh phổ biến. Herpes có thể khiến người bệnh ngứa rát, xuất hiện mụn rộp ở môi hoặc quanh miệng. Các bác sĩ thường chỉ định điều trị bệnh theo phác đồ điều trị Herpes môi để giảm nhanh các triệu chứng.
Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh Herpes môi
Herpes được phân thành nhiều dạng khác nhau, trong đó chủng Herpes simplex 1 (HSV 1) là loại virus gây ra khoảng 80% trường hợp bị mụn rộp môi. Còn chủng Herpes simplex 2 (HSV 2) chủ yếu gây mụn rộp ở cơ quan sinh dục và có nguy cơ lây nhiễm cao.
Hiện nay, y học vẫn chưa tìm ra cách điều trị bệnh triệt để nên người bị nhiễm virus Herpes môi khó có thể loại bỏ hoàn toàn tác nhân gây bệnh. Vì thế, bệnh này có thể tái phát nhiều lần nếu bệnh nhân không có biện pháp phòng ngừa.
Herpes môi lây nhiễm chủ yếu qua đường tiếp xúc da với da, da với niêm mạc và niêm mạc với niêm mạc. Người bị nhiễm Herpes môi có thể là do tiếp xúc trực tiếp như hôn, quan hệ tình dục bằng miệng… hoặc tiếp xúc gián tiếp khi ăn uống, sử dụng chung vật dụng cá nhân…
Triệu chứng của bệnh Herpes môi xuất hiện theo nhiều giai đoạn khác nhau:
- Giai đoạn châm chích, ngứa: Xuất hiện các nốt nhỏ cứng, đau tại vùng da tổn thương, gây cảm giác ngứa ran và rát cho người bệnh.
- Giai đoạn mụn nước: Các nốt nhỏ cứng có giai đoạn đầu sẽ hình thành mụn nước chứa dịch bên trong.
- Giai đoạn chảy dịch, đóng vảy: Mụn nước sẽ tự vỡ ra, tạo thành các vết loét kèm theo dịch và tự đóng vảy lại.
Ngoài những triệu chứng trên bệnh nhân có thể có một vài triệu chứng khác như: Sưng hạch bạch huyết, đau đầu, mệt mỏi, sốt, chán ăn…
Tìm hiểu phác đồ điều trị Herpes môi
Herpes môi thường diễn biến trong khoảng 7 – 10 ngày, sau đó các triệu chứng sẽ biến mất mà không cần điều trị nhưng lại gây khó chịu cho người bệnh. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bệnh đã được chữa khỏi mà virus vẫn đang tồn tại trong cơ thể và sẽ tái phát lại.
Mỗi đợt tái phát, bệnh sẽ có chiều hướng trầm trọng hơn và sẽ khó kiểm soát nếu diễn ra trong thời gian dài. Điều đó không chỉ gây khó chịu mà còn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Do đó, bệnh nhân cần được điều trị theo phác đồ điều trị Herpes môi có tính lâu dài và hiệu quả cao.
Trước khi điều trị bệnh Herpes môi theo phác đồ, bác sĩ sẽ đưa ra các chẩn đoán lâm sàng và xét nghiệm để xác định căn nguyên bệnh. Từ đó, đưa ra phác đồ điều trị Herpes môi phù hợp nhất. Các loại thuốc thường được sử dụng để điều trị Herpes môi như:
- Thuốc bôi dạng mỡ: Sử dụng các loại thuốc như Docosanol, Penciclovir… ngay khi khởi phát các triệu chứng Herpes môi.
- Thuốc uống kháng virus: Sử dụng các loại thuốc đường uống như: Acyclovir, Valacyclovir, Famciclovir… để chấm dứt nhanh các triệu chứng và kiểm soát nguy cơ tái phát bệnh.
Khi sử dụng các loại thuốc điều trị Herpes môi, bệnh nhân cũng cần thực hiện các biện pháp chăm sóc tại nhà. Nhằm hạn chế bệnh tái phát và góp phần hỗ trợ phục hồi bệnh tốt hơn. Bệnh nhân nên hạn chế dùng các loại thực phẩm giàu axit, tăng cường dưỡng ẩm da, tăng cường bổ sung nước…
Tìm hiểu thêm: Biên trùng do Anaplasma là bệnh gì?
Biện pháp phòng ngừa tái phát Herpes môi
Như đã nói ở trên, bệnh Herpes môi khó có thể điều trị dứt điểm. Các phác đồ điều trị Herpes môi có tác dụng trong việc làm giảm các triệu chứng, kiểm soát bệnh. Bệnh nhân nên tuân thủ thực hiện các biện pháp phòng ngừa nguy cơ Herpes môi tái phát.
Bởi vì thời gian và tần suất tái phát Herpes môi ở mỗi người không giống nhau. Vì thế, có những người tái phát bệnh thường xuyên nhưng lại có những người nhiều năm không hề tái phát bệnh. Một vài biện pháp phòng ngừa nguy cơ tái phát bệnh như:
- Không tiếp xúc trực tiếp như hôn môi với người khác khi bản thân bị Herpes môi hoặc hôn môi với người có triệu chứng Herpes môi.
- Không chạm tay vào các nốt mụn rộp môi trên cơ thể hoặc nốt mụn rộp của người đang mắc bệnh Herpes.
- Không tiếp xúc quá lâu với ánh sáng mặt trời, cần có các biện pháp chống nắng khi đi ra ngoài để tránh tiếp xúc với các yếu tố kích thích bệnh tái phát.
- Không sử dụng chung vật dụng cá nhân như: Dao cạo râu, bàn chải đánh răng, khăn tắm, khẩu trang… với người khác.
>>>>>Xem thêm: Các giai đoạn bệnh u nguyên bào thần kinh ở trẻ em
Bài viết trên là những thông tin giúp bạn hình dung rõ nét hơn về bệnh Herpes môi và cách xử lý khi có triệu chứng bệnh. Khi phát hiện bệnh, bạn nên tìm đến bác sĩ để được thăm khám và điều trị theo phác đồ điều trị Herpes môi kịp thời. Hãy theo dõi Kenshin để cập nhật thêm nhiều tin tức về y tế mỗi ngày nhé.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể