Tìm hiểu về các phân độ phù, nguyên nhân và cách điều trị

Có nhiều căn bệnh nguy hiểm có triệu chứng phù. Phù nề có thể xảy ra ở chân, tay hoặc mọi bộ phận của cơ thể. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về phân độ phù, nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị với tình trạng phù nề.

Bạn đang đọc: Tìm hiểu về các phân độ phù, nguyên nhân và cách điều trị

Phù nề ở mức độ nhẹ có thể chỉ xuất hiện ở chân, tay hoặc mắt cá chân. Nhưng phù nề mức độ nghiêm trọng có thể xảy ra với toàn thân. Có khi phù nề chỉ là biểu hiện của dị ứng nhưng cũng có khi tình trạng này lại là dấu hiệu cảnh báo một bệnh lý nguy hiểm nào đó. Cùng tìm hiểu chi tiết về phân độ phù và những thông tin liên quan để chủ động phòng ngừa, điều trị bệnh hiệu quả.

Tình trạng phù nề và phân độ phù

Phù hay phù nề là tình trạng một, một vài bộ phận cơ thể hay toàn bộ cơ thể bị sưng lên to hơn bình thường do giữ nước, viêm, chấn thương. Phù nề thường gặp nhất ở bàn chân, chân, bàn tay, mắt cá chân. Cũng có khi phù nề xảy ra ở mắt và toàn bộ cơ thể.

Tìm hiểu về các phân độ phù, nguyên nhân và cách điều trị 1

Đáng ngại nhất là phù nề do bệnh lý

Chúng ta có thể đánh giá mức độ phù qua quan sát bằng mắt thường. Tuy nhiên, phân độ phù sẽ giúp chẩn đoán các giai đoạn của phù và tác động của tình trạng này đối với sức khỏe của người bệnh một cách chính xác hơn. Đây là căn cứ quan trọng hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. Tùy nguyên nhân, triệu chứng khác nhau, tình trạng phù được phân thành các cấp độ khác nhau như:

  • Phù cấp độ 1: Khi dùng ngón tay ấn vào vùng bị phù thấy hố lõm khoảng 2mm xuất hiện nhưng phục hồi ngay lập tức.
  • Phù cấp độ 2: Khi dùng ngón tay ấn vào vùng bị phù thấy hố lõm khoảng 3 đến 4mm. Thời gian phục hồi lại trạng thái ban đầu dưới 15 giây.
  • Phù cấp độ 3: Khi dùng ngón tay ấn vào vùng bị phù thấy hố lõm khoảng 5 đến 6mm. Thời gian phục hồi lại trạng thái ban đầu lớn hơn 15 giây nhưng dưới 60 giây.
  • Phù cấp độ 4: Khi dùng ngón tay ấn vào vùng bị phù thấy hố lõm khoảng 8mm. Thời gian phục hồi lại trạng thái ban đầu từ 2 đến 3 phút.

Các loại phù nề thường gặp

Chứng phù nề có thể được phân loại theo nguyên nhân và vị trí. Một số loại phù nề thường gặp như:

  • Phù ngoại biên: Vị trí phù từ mắt cá chân đến bàn chân. Có thể phù ở cánh tay. Đây là dấu hiệu của bệnh về hạch bạch huyết, thận hoặc hệ tuần hoàn.
  • Phù bàn chân: Thường gặp nhất của loại này là chứng phù chân khi mang thai hoặc phù chân ở người cao tuổi. Dịch lỏng ứ trệ tại chân khiến họ mất cảm giác và đi lại khó khăn.
  • Phù bạch huyết: Phù bạch huyết xảy ra khi các hạch bạch huyết tổn thương có thể do phẫu thuật, hóa trị, xạ trị trong điều trị bệnh ung thư. Vị trí phù thường là cánh tay hoặc chân.
  • Phù phổi: Đây là loại phù nghiêm trọng xảy ra khi chất lỏng tích tụ gây phù phổi khiến bệnh nhân khó thở, nhất là lúc nằm. Cùng với đó là các triệu chứng như ho ra máu, tim đập nhanh…
  • Phù não: Phù não là phân độ phù nguy hiểm nhất, thường xảy ra khi chấn thương, vỡ mạch máu, khối u trong não,…
  • Phù hoàng điểm: Phù hoàng điểm xảy ra khi có tổn thương mạch máu khiến chất lỏng rò rỉ vào hoàng điểm.

Tìm hiểu về các phân độ phù, nguyên nhân và cách điều trị 2

Phân loại phù theo nguyên nhân và vị trí bị phù

Nguyên nhân nào dẫn đến phù nề?

Tại sao cơ thể lại bị phù nề? Dịch gây phù có thể là dịch thấm hoặc dịch rỉ, với các nguyên nhân như:

Phù do bệnh lý

Có nhiều bệnh lý dẫn đến các phân độ phù, các loại phù và cơ chế gây phù sẽ khác nhau ở từng bệnh. Điển hình như:

  • Albumin có tác dụng duy trì áp lực keo trong lòng mạch máu. Khi nồng độ Albumin giảm, dịch sẽ thoát ra khỏi lòng mạch và đi vào các tổ chức kẽ ở mô dẫn đến phù. Dịch cũng có thể thoát vào các khoang tự nhiên của cơ thể như khoang màng phổi, khoang bụng gây phù. Người mắc các bệnh lý về gan dễ bị giảm Albumin nên hay bị phù.
  • Trong trường hợp bạn bị dị ứng, sẽ có các phản ứng hóa học được gây ra bởi các chất trung gian hóa học khiến một số vùng trên cơ thể bị ngứa kèm phù nề.
  • Trong các trường hợp cơ thể bị bỏng, nhiễm trùng, bệnh hiểm nghèo, các chất lỏng sẽ rò rỉ đi đến khắp các mô trên cơ thể dẫn đến phù nề.
  • Ở những bệnh nhân bị suy tim sung huyết, hoạt động của tim bị suy giảm, chức năng bơm máu kém, tuần hoàn ứ trệ gây tràn dịch màng phổi, tràn dịch màng bụng, phù chân.
  • Người bị mắc các bệnh về thận, thận hư cũng dễ bị phù. Nguyên nhân do mất protein qua nước tiểu nhiều. Protein máu giảm sẽ làm giảm áp lực keo máu. Khi đó dịch lỏng sẽ rò rỉ từ lòng mao mạch ra các tổ chức kẽ gây phù.
  • Mạch máu bị tắc nghẽn dẫn đến hình thành cục máu đông trong tĩnh mạch ở chân gây phù chân.
  • Phù não xảy ra do chấn thương ở đầu, say độ cao, khối u ở não, hạ natri máu, tràn dịch não,…

Tìm hiểu thêm: Hội chứng ruột kích thích có chữa khỏi được không?

Tìm hiểu về các phân độ phù, nguyên nhân và cách điều trị 3
Phù nề có thể xảy ra ở một hoặc nhiều bộ phận cùng lúc

Phù do mang thai

Bà bầu bị phù chân do thai nhi lớn tạo sức ép lên tĩnh mạch chủ dưới khiến máu khó bơm từ chân về tim gây phù chân. Ngoài ra, hormon trong cơ thể bà bầu thay đổi khiến thành mạch máu mềm hơn và quá trình bơm máu từ chân về tim khó khăn hơn. Phù chân ở bà bầu còn do lượng máu và chất lỏng tăng lên trong thai kỳ.

Phù do dùng thuốc

Nhiều loại thuốc cũng có thể gây tác dụng phụ là các phân độ phù từ nhẹ đến nặng như: Naproxen, Ibuprofen, Methylprednisolone, Prednisone, Pramipexole, Rosiglitazone, Pioglitazone, thuốc chẹn kênh canxi,…

Các cách điều trị phù nề

Việc điều trị phù nề cần bắt đầu từ nguyên nhân và phân độ phù. Bên cạnh điều trị bằng thuốc, bằng phẫu thuật theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh cũng có thể áp dụng các cách để kiểm soát mức độ phù.

Điều trị phù theo nguyên nhân

Phù do dị ứng cần được xử lý bằng thuốc dị ứng. Phù do cục máu đông cần dùng thuốc chống đông máu. Người bệnh bị phù nề do khối u cần điều trị bằng phẫu thuật, hóa trị, xạ trị. Trường hợp phù do suy tim sung huyết hoặc bệnh gan có thể điều trị bằng thuốc lợi tiểu – khi đi tiểu nhiều sẽ giảm tích tụ dịch lỏng gây phù,…

Tóm lại, người bị phù cần đi khám chuyên khoa để tìm ra chính xác nguyên nhân gây phù. Khi đó, bác sĩ sẽ tư vấn cách điều trị phù hợp, hiệu quả và an toàn nhất. Người bị phù nề không nên tự ý mua thuốc về uống hay áp dụng các mẹo chữa bệnh theo dân gian để tránh hậu quả đáng tiếc.

Tìm hiểu về các phân độ phù, nguyên nhân và cách điều trị 4

>>>>>Xem thêm: 100g khô bò bao nhiêu calo?

Tùy từng nguyên nhân, bác sĩ sẽ tư vấn cách điều trị phù nề tốt nhất

Cách kiểm soát mức độ phù

Bên cạnh việc điều trị các phân độ phù theo nguyên nhân, người bệnh cũng có thể áp dụng các cách kiểm soát tình trạng phù nề như sau:

  • Hạn chế tiêu thụ natri vì đây là chất dự trữ nước, gây tích nước trong cơ thể.
  • Tăng cường tiêu thụ thực phẩm giàu kali vì kali làm giảm nồng độ natri trong cơ thể.
  • Tăng cường ăn thực phẩm giàu canxi vì canxi cũng giúp loại bỏ lượng nước tích tụ trong cơ thể.
  • Xông hơi cũng là một cách giúp cơ thể đào thải bớt lượng nước dư thừa qua cơ chế tiết mồ hôi.
  • Nếu phù do tác dụng phụ của thuốc, bạn có thể trao đổi với bác sĩ của mình để đổi loại thuốc khác.

Tóm lại, các phân độ phù có thể gây ra bởi các nguyên nhân khác nhau và mức độ nguy hiểm khác nhau. Nếu chưa xác định được nguyên nhân gây phù và cơ thể xuất hiện các triệu chứng nặng như đau, khó thở, tim đập nhanh,… người bệnh cần được đưa đến các cơ sở y tế sớm nhất có thể.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *