Viêm giác mạc dùng thuốc gì?

Viêm giác mạc có thể có nguyên nhân nhiễm trùng hoặc không nhiễm trùng. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng thị lực. Vậy viêm giác mạc dùng thuốc gì? Hãy cùng Kenshin tìm hiểu về những loại thuốc có thể dùng khi mắc viêm giác mạc ở bài viết dưới đây nhé.

Bạn đang đọc: Viêm giác mạc dùng thuốc gì?

Viêm giác mạc dùng thuốc gì là thắc mắc của nhiều người bệnh. Tùy theo tình trạng của từng người bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị và loại thuốc phù hợp. Quan trọng là cần nhận biết những dấu hiệu của bệnh để thăm khám kịp thời, cũng như tuân thủ nghiêm túc những chỉ định của bác sĩ trong quá trình điều trị.

Viêm giác mạc là gì?

Viêm giác mạc là tình trạng viêm nhiễm lớp màng trong suốt ở mặt trước của mắt, gây ra các triệu chứng như đau, đỏ, nhạy cảm ánh sáng, nhòe mắt, chảy nước mắt, cảm giác có dị vật trong mắt.

Viêm giác mạc có thể được chia thành hai loại dựa trên nguyên nhân là viêm giác mạc nhiễm trùng và viêm giác mạc không nhiễm trùng.

Các dấu hiệu và triệu chứng ban đầu của viêm giác mạc bao gồm đau mắt và đỏ mắt. Nếu bạn cho rằng mình có thể bị viêm giác mạc, bạn nên đến gặp bác sĩ ngay lập tức. Viêm giác mạc là một tình trạng phổ biến có thể điều trị được. Tuy nhiên, tổn thương mắt do bệnh này có thể dẫn đến mất thị lực. Trên toàn thế giới, viêm giác mạc gây ra hầu hết các trường hợp mù giác mạc. Một số bệnh nhiễm trùng gây viêm giác mạc có thể lây từ người này sang người khác khi chạm vào các vật dụng bị ô nhiễm, ho hoặc hắt hơi.

Viêm giác mạc dùng thuốc gì? 1

Viêm giác mạc khiến người mắc khó chịu

Triệu chứng và nguyên nhân của viêm giác mạc

Những triệu chứng thường gặp của viêm giác mạc

Nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào trong số này, điều quan trọng là phải đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt. Các triệu chứng bao gồm:

  • Đỏ mắt và khó chịu;
  • Đau mắt;
  • Chảy nước mặt hoặc dịch tiết khác từ mắt của bạn;
  • Khó mở mí mắt vì đau hoặc kích ứng;
  • Mờ mắt;
  • Giảm thị lực;
  • Nhạy cảm với ánh sáng, được gọi là chứng sợ ánh sáng;
  • Cảm giác có gì đó trong mắt bạn.

Nguyên nhân gây viêm giác mạc là gì?

Có những nguyên nhân nhiễm trùng và không nhiễm trùng gây viêm giác mạc.

Nguyên nhân gây viêm giác mạc nhiễm trùng

Viêm giác mạc do vi khuẩn, nấm hoặc ký sinh trùng: Những sinh vật này có thể sống trên bề mặt của kính áp tròng hoặc hộp đựng kính áp tròng. Giác mạc có thể bị nhiễm bẩn khi đeo kính vào mắt, dẫn đến viêm giác mạc nhiễm trùng. Vệ sinh kính áp tròng kém hoặc đeo quá nhiều kính áp tròng có thể gây ra cả viêm giác mạc không nhiễm trùng và nhiễm trùng. Trong đó, viêm giác mạc do vi khuẩn là loại phổ biến nhất. Staphylococcus, streptococcus và pseudomonas là những vi khuẩn phổ biến liên quan đến viêm giác mạc. Do đó, viêm giác mạc dùng thuốc gì còn tuỳ thuộc vào loại vi khuẩn, nấm hoặc ký sinh trùng gây bệnh.

Viêm giác mạc do virus: Các loại virus như virus gây bệnh Zona và Herpes simplex có thể gây viêm giác mạc. Viêm giác mạc do Herpes simplex thường tái phát.

Viêm giác mạc dùng thuốc gì? 2

Virus Zona là một trong những nguyên nhân gây viêm giác mạc

Nguyên nhân gây giác mạc không nhiễm trùng

Bao gồm:

  • Tổn thương mắt của bạn. Điều này bao gồm phẫu thuật mắt, bị tai nạn và bị tình trạng lông mi của bạn cọ vào bề mặt của mắt.
  • Đeo kính áp tròng quá lâu.
  • Có vật lạ trong mắt.
  • Tiếp xúc với tia cực tím (UV) quá lâu.
  • Bị thiếu vitamin A.
  • Bị rối loạn mí mắt hoặc tình trạng hệ thống miễn dịch gây khô mắt.

Yếu tố có thể làm tăng nguy cơ viêm giác mạc

Kính áp tròng: Đeo kính áp tròng, đặc biệt là đeo kính khi ngủ sẽ làm tăng nguy cơ mắc cả viêm giác mạc nhiễm trùng và không nhiễm trùng. Rủi ro thường bắt nguồn từ việc đeo chúng lâu hơn khuyến nghị, khử trùng không đúng cách hoặc đeo kính áp tròng khi bơi. Viêm giác mạc phổ biến hơn ở những người đeo kính áp tròng trong thời gian dài hoặc đeo kính áp tròng liên tục so với những người đeo kính áp tròng hàng ngày và tháo chúng ra ngoài vào ban đêm.

Giảm khả năng miễn dịch: Nếu hệ thống miễn dịch của bạn bị suy yếu do bệnh tật hoặc thuốc men, bạn có nguy cơ cao bị viêm giác mạc.

Corticosteroid: Sử dụng thuốc nhỏ mắt corticosteroid để điều trị rối loạn về mắt có thể làm tăng nguy cơ phát triển viêm giác mạc truyền nhiễm hoặc làm cho tình trạng viêm giác mạc hiện tại trở nên trầm trọng hơn.

Chấn thương mắt: Nếu một trong các giác mạc của bạn đã bị tổn thương do chấn thương trong quá khứ, bạn có thể dễ bị viêm giác mạc hơn.

Từ đây có thể nói, xác định được nguyên nhân gây viêm giác mạc sẽ giúp chúng ta giải đáp được “Viêm giác mạc dùng thuốc gì?”.

Viêm giác mạc dùng thuốc gì?

Nguyên nhân gây viêm giác mạc rất đa dạng. Do đó, việc viêm giác mạc dùng thuốc gì để điều trị thay đổi tuỳ theo chẩn đoán.

Tìm hiểu thêm: Co cứng sau đột quỵ có nguy hiểm không? Cách khắc phục

Viêm giác mạc dùng thuốc gì? 3
Viêm giác mạc dùng thuốc gì còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và tình trạng bệnh nhân

Đối với viêm giác mạc nhiễm trùng

Tuỳ theo nguyên nhân nhiễm trùng thì thuốc sẽ có thuốc điều trị khác nhau.

Viêm giác mạc do vi khuẩn

Lúc này, kết mạc của bạn sẽ cương tụ, giác mạc thì có đốm trắng có mủ, có phản ứng thể mi, trong tiền phòng sẽ xuất hiện mủ hoặc không.

Thông thường khi nhiễm khuẩn, thuốc kháng sinh sẽ được chỉ định. Thuốc kháng sinh là một nhóm thuốc được sử dụng để điều trị các bệnh do vi khuẩn gây ra. Chúng hoạt động bằng cách tiêu diệt hoặc ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn.

Tuỳ vào trường hợp nặng nhẹ, bác sĩ sẽ cho bạn dùng thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc mỡ tra mắt hoặc kết hợp với thuốc uống.

Một số loại kháng sinh thường dùng trong viêm giác mạc do vi khuẩn là gentamycin, moxifloxacin, tobramycin, ceftriaxon,…

Viêm giác mạc dùng thuốc gì? 5

Bác sĩ có thể cho bạn dùng thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc mỡ tra mắt

Viêm giác mạc do nấm

Triệu chứng thường là giảm thị lực và đau nhức. Nếu tình trạng viêm giác mạc vẫn dai dẳng sau khi điều trị kháng sinh từ 3 ngày đến 1 tuần mà không cải thiện, rất có khả năng là viêm giác mạc do nấm.

Và tất nhiên, thuốc kháng nấm sẽ được bác sĩ chỉ định. Ketoconazol, natamycin, itraconazole là một trong những loại kháng nấm thường được chỉ định cho viêm giác mạc do nấm. Thông thường sẽ được chỉ định dạng thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc uống.

Viêm giác mạc do virus

Như đã giới thiệu ở trên, Zona và Herpes simplex có thể gây viêm giác mạc. Do đó, viêm giác mạc dùng thuốc gì còn phụ thuộc vào loại virus mà bạn mắc phải.

  • Do virus Zona: Các triệu chứng có thể là giảm cảm giác giác mạc, viêm biểu mô có hình cành cây, có tình trạng loét nhu mô và thủng giác mạc, viêm màng bồ đào phối hợp kết hợp viêm giác mạc nhu mô, gây tăng nhãn áp và teo mống mắt quanh khu vực viêm. Thông thường, thuốc kháng virus Zona như acyclovir, idoxuridin, triherpine sẽ được chỉ định dưới dạng uống hoặc nhỏ mắt. Nếu bệnh có xảy ra tình trạng bội nhiễm sẽ phối hợp với kháng sinh nhỏ hoặc uống.
  • Do Herpes simplex: Viêm giác mạc do Herpes simplex có thể có dạng hình chấm, hình sợi, hình dĩa hoặc hình bản đồ. Với cảm giác giác mạc giảm và giảm thị lực. Thuốc nhỏ mắt như idoxuridin, triherpine hoặc thuốc mỡ tra mắt zovirax sẽ thường được bác sĩ chỉ định. Tuy nhiên, đối với viêm giác mạc do Herpes simplex, không được dùng corticoid. Bệnh hay tái phát và tự khỏi trong 3 tuần nên có thể uống acyclovir. Dạng tái phát thường là viêm giác mạc hình dĩa.

Đối với viêm giác mạc không nhiễm trùng

Trường hợp nhẹ, bạn nên sử dụng nước mắt nhân tạo. Nếu trở nặng thì nên dùng băng để che mắt và dùng thuốc chống viêm mắt như methylprednisolon, prednisolon,…

Viêm giác mạc dùng thuốc gì? 4

>>>>>Xem thêm: Bạn đã biết về lợi ích và tác hại của whey protein chưa?

Bác sĩ có thể kê đơn nước mắt nhân tạo cho trường hợp viêm giác mạc không nhiễm trùng

Như vậy, chúng ta đã giải đáp được “Viêm giác mạc dùng thuốc gì?”. Tuy nhiên, đây chỉ là những loại thuốc bạn có thể tham khảo. Liều lượng sẽ được bác sĩ kê đơn phụ thuộc vào từng loại thuốc cũng như tình trạng nặng nhẹ của viêm giác mạc. Do đó, khi có bất kỳ dấu hiệu nào của viêm giác mạc, bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa mắt để được khám và chẩn đoán chính xác, cũng như có hướng điều trị tốt nhất.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *