Bài thuốc chữa viêm tai giữa bằng thuốc đông y nào hiệu quả nhất?

Chữa viêm tai giữa bằng thuốc đông y được xem là một trong những phương pháp điều trị bệnh hiệu quả. Vậy thực hiện phương pháp chữa viêm tai giữa này như thế nào? Đọc bài viết sau để hiểu thêm về nó.

Bạn đang đọc: Bài thuốc chữa viêm tai giữa bằng thuốc đông y nào hiệu quả nhất?

Viêm tai giữa là bệnh viêm nhiễm một phần hoặc toàn bộ tai giữa. Biểu hiện bằng tình trạng viêm tai, chảy mủ liên tục, nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến viêm tai xương chũm hoặc các biến chứng nguy hiểm khác. Theo đông y, nguyên nhân là do nhiệt độc. Dưới đây là một số bài thuốc đông y trị viêm tai giữa bạn có thể tham khảo.

Chữa viêm tai giữa bằng thuốc đông y

Chữa viêm tai giữa bằng Đông y do thể thận hư

Người già bị viêm tai giữa thường do thận hư, âm hư khiến thính lực suy giảm nên dùng các vị thuốc có tác dụng thanh nhiệt, bổ thận. Trường hợp này phải dùng bài thuốc như sau:

Chuẩn bị: Đan bì, tri mẫu, hoàng bá, trạch tả, thổ phục linh, sơn thù du mỗi vị 8g, thục địa 12g và hoài sơn 16g.

Cách thực hiện: Sắc thuốc với 750ml nước, nấu cho đến khi cạn một nửa. Chia ra dùng 3 lần trong ngày. Để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất nên sử dụng thuốc 30 phút sau bữa ăn. Nếu trong thời gian sử dụng thuốc mà người bệnh có các biểu hiện như hoa mắt, buồn nôn, chóng mặt và đau bụng thì ngừng uống và cần đến cơ sở y tế để được thăm khám và có giải pháp điều trị bệnh an toàn và hiệu quả hơn.

Bài thuốc chữa viêm tai giữa bằng thuốc đông y nào hiệu quả nhất? 1 Chữa viêm tai giữa bằng thuốc đông y

Bài thuốc Sài hồ trị viêm tai giữa

Người bệnh có các biểu hiện như sốt, ù tai, nhức đầu, chảy mủ vàng, mủ có mùi hôi thì nên dùng bài thuốc sau:

Chuẩn bị: Sài hồ, hoàng cầm, long đờm thảo, ngưu bàng tử, chi tử mỗi vị 12g, bạc hà 6g và kim ngân hoa 20g.

Cách thực hiện: Đun sôi các vị thuốc với 5 bát nước, sau đó chia nước thuốc thành 3 lần uống trong ngày và uống trong khoảng 10 ngày sẽ thấy các triệu chứng của bệnh viêm tai giữa thuyên giảm.

Tỳ hư thấp nhiệt gây viêm tai giữa

Tỳ hư thấp nhiệt có thể sử dụng bằng bài thuốc đông y sau:

Chuẩn bị: Hoài sơn 12g, bạch linh, cốc ma, bạch biến đậu, bạch thược, hoàng liên mỗi vị 8g, thuyền thoái 4g và trạch tả 12g.

Cách thực hiện: Sắc các vị thuốc trên với 5 bát nước, sắc đến khi còn một nửa thì tắt bếp. Chia nước uống trong ngày, dùng hằng ngày sẽ nhanh chóng làm thuyên giảm các triệu chứng của bệnh viêm tai như chảy mủ, đau tai, viêm nhiễm,…

Cách chữa viêm tai giữa hoàng bá và quy bản

Trong trường hợp bị viêm tai giữa, nghe kém, chảy mủ tai có màu vàng, có khi lẫn máu thì nên dùng bài thuốc sau:

Chuẩn bị: Thục địa, hoàng bá, quy bá mỗi vị 16g và tri mẫu 12g.

Cách thực hiện: Đun các vị thuốc đã chuẩn bị với 3 bát nước trên lửa nhỏ trong khoảng thời gian 30 phút. Mỗi ngày dùng 1 thang thuốc và nên kiên trì sử dụng trong khoảng thời gian nhất định.

Tìm hiểu thêm: 10 lợi ích của sữa nghệ không phải ai cũng biết

Bài thuốc chữa viêm tai giữa bằng thuốc đông y nào hiệu quả nhất? 2 Khi có dịch mủ vàng chảy ra từ tai có thể nghi ngờ bị viêm tai giữa

Chữa viêm tai giữa bằng bài thuốc Long đởm thảo

Bệnh nhân có các triệu chứng của bệnh như cảm lạnh, đau họng, chảy mủ tai hoặc sốt nhẹ. Để điều trị dứt điểm tình trạng viêm tai giữa, bạn có thể dùng bài thuốc như sau:

Chuẩn bị: Long đởm thảo, mộc thông, liên kiều, hoàng cầm, sa tiền tử, sinh địa, trạch tả mỗi vị 12g, chi tử, đương quy mỗi loại 8g. kim ngân hoa 16g và 4g cam thảo cùng một số vị thuốc bổ dưỡng khác.

Cách thực hiện: Lấy các vị thuốc đã chuẩn bị sắc với 500ml nước trong khoảng 30 phút. Mỗi ngày dùng 1 thang, kiên trì sử dụng hằng ngày các triệu chứng viêm sẽ giảm dần và khỏi hẳn.

Lưu ý: Những người tiêu chảy và phụ nữ có thai không nên dùng bài thuốc này.

Điều trị viêm tai giữa bằng bài thuốc thể trung khí bất túc

Trung khí bất túc khiến cho quá trình vận chuyển và lưu thông máu bị cản trở. Lâu ngày không điều trị, thính lực bị trì trệ do dịch loãng. Biểu hiện là tai chảy nhiều mủ kèm theo chất dịch loãng, đau nhói, ăn không tiêu, táo bón, cơ thể mệt mỏi, mạch chậm. Để phòng và chữa bệnh, có thể áp dụng cách điều trị viêm tai giữa bằng bài thuốc đông y sau đây:

Chuẩn bị: Biến đậu 5g, cát cánh 6g, hoàng liên, hoàng bá 12g, ý dĩ, sa nhân, cam thảo, phục linh mỗi vị 10g và đương quy 16g.

Cách thực hiện: Sắc thuốc với 1 lít nước trong 30 – 45 phút ở lửa nhỏ. Dùng nước thuốc khi còn nóng để có hiệu quả tốt nhất. Mỗi ngày dùng 1 thang, có hiệu quả tốt trong vòng 14 ngày.

Chữa viêm tai giữa thể can kinh thấp nhiệt

Viêm tai giữa thể can kinh thấp nhiệt là tình trạng viêm mãn tính, tai thường chảy mủ, dịch vàng có mùi hôi, đau nhức liên tục.

Chuẩn bị: Trạch tả, cam thảo mỗi vị 10g, kim ngân hoa, xương bồ, mộc thông sài hồ mỗi vị 8g và ngưu bàng tử 12g.

Cách thực hiện: Sắc thuốc với 500ml nước, khi cạn còn lại 1 nửa thì chia ra dùng 2 – 3 lần/ ngày để giảm nhanh triệu chứng, phục hồi hư tổn niêm mạc tai và tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Bài thuốc bột trị viêm tai giữa

Với bệnh viêm tai giữa ở giai đoạn mãn tính, người bệnh có thể kết hợp sử dụng các loại thuốc dạng bột để hỗ trợ điều trị. Bột có tác dụng hút mủ ra ngoài và chống sưng tấy mủ. Cách dùng như sau:

Dùng băng phiến 0,6g, hoàng liên 16g, hàn the 1,2g. Lấy các vị thuốc tán nhuyễn thành bột, sau đó rắc một ít bột vào tai. Chú ý, không nên dùng quá nhiều bột sẽ dẫn đến tình trạng bí tắc, mủ viêm nhiễm không thoát ra được. Mỗi ngày chỉ nên dùng 1 lần, kiên trì sử dụng cho đến khi bệnh khỏi hẳn.

Lưu ý: Trước khi bôi bột thuốc, người bệnh nên vệ sinh tai bằng dung dịch nước muối sinh lý hoặc dung dịch vệ sinh chuyên dụng.

Bài thuốc chữa viêm tai giữa bằng thuốc đông y nào hiệu quả nhất? 3

>>>>>Xem thêm: Dạy bé 2 tuổi những gì? Những điều cha mẹ cần biết

Các bài thuốc đông y có chữa viêm tai giữa được không?

Chữa viêm tai giữa bằng thuốc đông y có ưu điểm là an toàn và hiệu quả cao so với các phương pháp điều trị khác. Nên đây là một trong những lựa chọn đầu tiên bạn nên hướng đến khi bị viêm tai giữa.

Cao Hiếu

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *