Xét nghiệm GPB là gì? Ý nghĩa của xét nghiệm GPB trong y học không phải ai cũng biết

Xét nghiệm GPB là gì? Đây chắc hẳn là câu hỏi mà rất nhiều người bệnh đặt ra khi trong bệnh án có xuất hiện từ viết tắt này. Trong bài viết sức khỏe hôm nay, Kenshin sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi này đồng thời bật mí cho bạn ý nghĩa của xét nghiệm GPB trong quá trình khám chữa bệnh.

Bạn đang đọc: Xét nghiệm GPB là gì? Ý nghĩa của xét nghiệm GPB trong y học không phải ai cũng biết

Trên thực tế, khi viết sổ khám bệnh hoặc bệnh án, các các sĩ thường sử dụng một số từ viết tắt. Nếu là người trong ngành, chắc chắn bạn có thể dễ dàng giải đáp được xét nghiệm GPB là gì song nếu là người ngoài ngành thì việc không hiểu ý nghĩa của từ viết tắt này là điều rất dễ hiểu.

Xét nghiệm GPB là gì?

GPB là gì? GPB là từ viết tắt mà các bác sĩ thường sử dụng để nói về giải phẫu bệnh. Giải phẫu bệnh là một chuyên ngành khoa học nghiên cứu các tổn thương đồng thời tìm hiểu mối liên quan mật thiết giữa các biến đổi về hình thái và các rối loạn chức năng trên các cơ quan cũng như bộ phận của cơ thể. Vậy xét nghiệm GPB là gì?

Xét nghiệm GPB hay chính là xét nghiệm giải phẫu bệnh. Đây là một trong những phương pháp giúp hỗ trợ chẩn đoán bệnh. Dựa trên những mẫu bệnh phẩm tế bào hoặc mô được lấy ra từ các cơ quan hay bộ phận trên cơ thể, qua quá trình xử lý thành tiêu bản, dưới kính hiển vi, các bác sĩ chuyên khoa giải phẫu bệnh sẽ phân tích.

Kết quả phân tích sẽ giúp các bác sĩ giải thích được bản chất của tổn thương từ đó lên phác đồ điều trị và tiên lượng bệnh cho từng trường hợp cụ thể. Nhờ đó, xét nghiệm giải phẫu bệnh được coi là tiêu chuẩn vàng giúp hỗ trợ chẩn đoán bệnh.

Trong y học, xét nghiệm giải phẫu bệnh được ứng dụng rộng rãi. Không chỉ giúp bác sĩ đưa ra chẩn đoán chính xác bản chất của tổn thương, xác định giai đoạn bệnh, tiên lượng bệnh, theo dõi người bệnh sau điều trị, xét nghiệm giải phẫu bệnh còn giúp sàng lọc và phát hiện sớm ung thư. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những người bệnh ung thư.

Xét nghiệm GPB là gì? Ý nghĩa của xét nghiệm GPB trong y học không phải ai cũng biết 1

Xét nghiệm GPB là gì?

Các loại xét nghiệm giải phẫu bệnh

Khi đi khám sức khỏe tổng quát, có chỉ định sinh thiết khi nội soi tiêu hoá, khi phát hiện tổn thương hoặc khối bất thường, khi điều trị ung bướu… bác sĩ thường chỉ định làm xét nghiệm xét nghiệm giải phẫu bệnh.

Như đã trình bày phía trên, xét nghiệm giải phẫu bệnh có ý nghĩa rất lớn trong chẩn đoán, điều trị và tiên lượng bệnh. Một câu hỏi đặt ra: Trong y khoa có những loại xét nghiệm giải phẫu bệnh nào?

Dưới đây là 4 loại xét nghiệm giải phẫu bệnh phổ biến, bạn đọc có thể tham khảo:

Xét nghiệm tế bào học

Xét nghiệm tế bào học là một trong những xét nghiệm không thể thiếu trong chẩn đoán các khối u.

Để thực hiện xét nghiệm này, các bác sĩ sẽ sử dụng kim và bơm tiêm chọc vào hạch hoặc khối u để lấy mẫu bệnh phẩm. Với những khối u nhỏ hoặc khó sờ thấy, các bác sĩ sẽ dựa trên sự hướng dẫn của siêu âm để chọc lấy mẫu bệnh phẩm.

Khi đã lấy được mẫu bệnh phẩm, kỹ thuật viên sẽ phết mẫu bệnh phẩm trên lam kính sau đó tiến hành cố định, nhuộm và đọc kết quả dưới sự hỗ trợ của kính hiển vi.

Ưu điểm của phương pháp này là nhanh và cho độ chính xác cao. Các chuyên gia cho biết, trong vòng 30 – 60 phút đã có thể đưa ra kết quả, độ nhạy của xét nghiệm lên đến 85 – 90% nếu chọc hút kim nhỏ, độ đặc hiệu cũng đạt 90%. Không dừng lại ở đó, xét nghiệm tế bào học còn rất đơn giản và dễ thực hiện, chi phí thấp nhờ vậy mà người bệnh tiết kiệm được chi phí khám chữa bệnh.

Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là chỉ mang tính định hướng chứ không phải chẩn đoán xác định. Thêm vào đó, kinh nghiệm và thao tác của kỹ thuật viên quyết định rất lớn đến kết quả cho ra.

Xét nghiệm GPB là gì? Ý nghĩa của xét nghiệm GPB trong y học không phải ai cũng biết 2

Xét nghiệm tế bào học là xét nghiệm giải phẫu bệnh được áp dụng phổ biến hiện nay

Xét nghiệm mô bệnh học

Xét nghiệm mô bệnh học là phương pháp xét nghiệm thực hiện trên mẫu mô sau sinh thiết kim, sinh thiết nội soi hoặc trong bệnh phẩm phẫu thuật.

Sau khi lấy được bệnh phẩm, bệnh phẩm sẽ được bảo quản trong môi trường formal 10% và chuyển về phòng xét nghiệm của khoa giải phẫu bệnh. Tại đây, mẫu bệnh phẩm sẽ được xử lý theo đúng quy trình xét nghiệm để đảm bảo kết quả cho ra có độ chính xác cao.

Khác với xét nghiệm tế bào học, xét nghiệm mô bệnh học không những giúp bác sĩ biết được đặc điểm chi tiết của tế bào mà còn giúp bác sĩ thấy được cấu trúc của mô được tạo ra bởi các tế bào. Trong mô ung thư, xét nghiệm mô bệnh học cung cấp cho bác sĩ thông tin về mức độ lan rộng của các tế bào u đồng thời gợi ý vị trí tồn tại của khối u nguyên phát. Kết quả giúp bác sĩ biết được bản chất của tổn thương, mức độ xâm nhập và độ mô học…

Tuy mang lại giá trị chẩn đoán chính xác cao song để có được mẫu bệnh phẩm hoàn chỉnh để có thể phân tích, xét nghiệm mô bệnh học đòi hỏi nhiều quy trình thực hiện. Chính vì thế, thường thì sau 3 ngày mới có kết quả.

Sinh thiết tức thì

Sinh thiết tức thì hay còn được gọi là sinh thiết cắt lạnh. Phương pháp này được thực hiện ngay trong các ca phẫu thuật để định hướng cho bác sĩ phẫu thuật hướng xử trí kịp thời, mang lại lợi ích cho người bệnh.

Để thực hiện sinh thiết tức thì, bác sĩ phẫu thuật sẽ lấy một phần hoặc toàn bộ mẫu bệnh phẩm hoặc khối u chuyển đến khoa giải phẫu bệnh. Lúc này kỹ thuật viên sẽ cắt bệnh phẩm trên máy cắt lạnh sau đó dùng làm tiêu bản. Dựa vào đó, kỹ thuật viên sẽ cho ra kết quả về bản chất của khối u là lành tính hay ác tính.

Sau khi nhận được kết quả, bác sĩ phẫu thuật sẽ đưa ra quyết định cắt bỏ khối u hay phải cắt khối u rộng hơn, nạo hạch và xử trí như một ca phẫu thuật ung thư.

Ưu điểm của kỹ thuật này là đưa ra kết quả nhanh chóng chỉ trong vòng 15 – 30 phút, phẫu thuật một lần dứt điểm, mang lại giá trị chẩn đoán cao và độ chính xác lên đến 92 – 99%.

Tìm hiểu thêm: Các tiêu chuẩn chẩn đoán viêm phổi

Xét nghiệm GPB là gì? Ý nghĩa của xét nghiệm GPB trong y học không phải ai cũng biết 3
Sinh thiết tức thì giúp bác sĩ định hướng hướng xử trí trong các cuộc phẫu thuật

Xét nghiệm hóa mô miễn dịch

Xét nghiệm hóa mô miễn dịch giúp hỗ trợ bác sĩ xác định được chính xác nguồn gốc của các khối u kém biệt hoá, nguồn gốc ung thư di căn hoặc phân biệt các loại u lympho ác tính… dựa trên các đặc điểm miễn dịch đặc trưng của tế bào ở các mô khác nhau kết hợp hoá chất với phản ứng miễn dịch.

Ngoài ra, xét nghiệm hoá mô miễn dịch còn là một liệu pháp nhắm trúng đích, giúp tiên lượng và định hướng trong điều trị ung thư.

Kết quả của xét nghiệm giải phẫu bệnh

Không chỉ có ý nghĩa trong khám chữa bệnh, kết quả xét nghiệm giải phẫu bệnh cũng rất quan trọng trong phân tích gen và một số công tác nghiên cứu khoa học. Do đó, độ chính xác của kết quả xét nghiệm giải phẫu bệnh là vô cùng quan trọng.

Tuy là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán bệnh song kết quả xét nghiệm giải phẫu bệnh không phải lúc nào cũng đúng 100% bởi kết quả này còn có thể bị ảnh hưởng bởi rất nhiều các yếu tố như quy trình lấy mẫu, bảo quản mẫu bệnh phẩm, thực hiện và phân tích mẫu bệnh phẩm… Chính vì thế, kết quả xét nghiệm chỉ được đảm bảo khi đảm bảo được chất lượng của mẫu bệnh phẩm.

Thông thường, kết quả của các loại xét nghiệm giải phẫu bệnh đều sẽ có đầy đủ các phần bao gồm:

  • Thông tin hành chính: Họ tên đầy đủ của người bệnh, ngày tháng năm sinh, thông tin liên hệ, hồ sơ bệnh án, sự mô tả sơ bộ về mẫu mô hoặc xét nghiệm mà người bệnh làm bao gồm mẫu bệnh là phần nào của cơ thể, được cắt bỏ hay được sinh thiết phẫu thuật.
  • Mô tả hình ảnh đại thể: Kích thước, màu sắc, hình dạng, trọng lượng và tính chất cảm quan ban đầu của mẫu mô.
  • Mô tả vi thể: Chuyên gia nghiên cứu bệnh học sẽ tiến hành cắt mô thành từng lớp mỏng sau đó dùng thuốc nhuộm phù hợp để có thể quan sát sự thay đổi của chúng dưới kính hiển vi. Từ kết quả này, các bác sĩ có thể đánh giá u lành tính hay u ác tính, khả năng lây lan hay còn gọi là di căn của các tế bào ung thư…

Xét nghiệm GPB là gì? Ý nghĩa của xét nghiệm GPB trong y học không phải ai cũng biết 4

>>>>>Xem thêm: 100g cá rán bao nhiêu calo?

Kết quả xét nghiệm giải phẫu bệnh có ý nghĩa rất lớn trong quá trình khám chữa bệnh

Trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản xoay quanh xét nghiệm giải phẫu bệnh mà Kenshin muốn gửi đến bạn đọc. Chắc hẳn, đến đây bạn đọc đã biết GPB là gì và xét nghiệm GPB là gì rồi phải không? Hãy tiếp tục theo dõi trang web của Kenshin mỗi ngày để không bỏ lỡ các kiến thức sức khỏe hữu ích bạn nhé.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *