Góc hỏi đáp: Bệnh nấm ống tai có nguy hiểm không?

Nấm ống tai có nguy hiểm không? Bệnh nấm ống tai tác động đến sức khoẻ như thế nào? Đây là những thắc mắc thường thấy ở bệnh nhân mắc phải bệnh lý này.

Bạn đang đọc: Góc hỏi đáp: Bệnh nấm ống tai có nguy hiểm không?

Nấm ống tai là bệnh lý hay gặp ở cả trẻ nhỏ và người trưởng thành. Căn bệnh này nghe có vẻ đơn giản nhưng thật chất nếu không điều trị kịp thời sẽ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Người mắc bệnh này thường đặt ra câu hỏi rằng: Nấm ống tai có nguy hiểm không? Để trả lời chính xác câu hỏi này, hãy cùng Kenshin tìm hiểu bài viết sau đây.

Tổng quan về bệnh nấm ống tai

Nấm ống tai là tình trạng nhiễm vi nấm ở vị trí ống tai (có thể bị ở ống tai ngoài hoặc ống tai trong). Bệnh lý này rất dễ mắc ở vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm như Việt Nam. Một số người sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh nấm ống tai có thể kể đến như:

Đối tượng dễ mắc bệnh

Người hay bơi lội tại các sông ngòi, kênh rạch hoặc bơi tại các bể bơi công cộng. Những người này tiếp xúc với nước bẩn, khiến nước vào tai nhưng không được vệ sinh sạch và làm khô sau đó. Từ đó các loại nấm sinh trưởng và phát triển nhanh trong ống tai gây nên viêm nhiễm.

Người thường xuyên đi lấy ráy tai ở các tiệm gội đầu, cắt tóc bên ngoài. Các công cụ lấy ráy tai tại các cửa tiệm không đảm bảo vệ sinh, từ đó làm lây lan mầm bệnh từ tai người bị nấm này sang tai người khác.

Góc hỏi đáp: Bệnh nấm ống tai có nguy hiểm không? 1 Lấy ráy tai ở tiệm cắt gội bên ngoài tăng nguy cơ mắc bệnh nấm ống tai

Phụ nữ mắc bệnh nấm âm đạo không điều trị triệt để cũng có thể mắc thêm bệnh nấm ở tai. Bởi vi khuẩn gây nấm ở âm đạo vẫn còn sống sót và từ đó lây lan ra các vùng khác trong đó có tai là bộ phận phù hợp.

Người có hệ miễn dịch suy yếu cũng có nguy cơ mắc nấm tai. Con người thường phải tiếp xúc với nấm mỗi ngày tuy nhiên chúng thường không gây ra bệnh bởi sức khỏe cơ thể chúng ta đang tốt. Người suy giảm hệ miễn dịch như bệnh nhân đái tháo đường, bệnh nhân buộc phải dùng thuốc kháng viêm lâu ngày thì dễ mắc bệnh hơn. Các vi nấm sẽ tấn công dễ dàng với những người có hệ miễn dịch yếu này.

Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh nấm ống tai là tình trạng nhiễm trùng gây ra bởi vi nấm. Việc vệ sinh tai không sạch sẽ tạo điều kiện để nấm ống tai phát triển mạnh. Có hai loại nấm thường gây ra bệnh này là nấm Aspergillus và nấm Candida.

  • Nấm do Candida: Quan sát thấy nhiều mảnh vụn màu trắng, thấy rõ nhất dưới kính hiển vi.
  • Nấm do Aspergillus: Quan sát thấy nhiều nút ẩm có màu trắng, lấm tấm những hạt màu đen ở trên bề mặt.

Nấm ống tai có nguy hiểm không?

Tìm hiểu thêm: Có nên hút mũi cho trẻ sơ sinh không?

Góc hỏi đáp: Bệnh nấm ống tai có nguy hiểm không? 2 Nấm ống tai có nguy hiểm không là thắc mắc của nhiều người bệnh

Theo chuyên gia nhận định, nấm ống tai không phải là bệnh lý nguy hiểm đến tính mạng. Nhưng nếu không kịp thời thăm khám thì bệnh sẽ diễn biến nặng hơn và kéo theo nhiều biến chứng gây tổn thương nặng đến tai, mũi, họng. Những diễn biến tình trạng bệnh nấm tai từ nhẹ đến nặng có thể kể đến như sau:

Đối với nấm ống tai thông thường

Giai đoạn mới phát bệnh: Bệnh nhân cảm thấy ngứa ở ống tai ngoài, khi khám tai với đèn thấy da ống tai bị ửng đỏ.

Giai đoạn xâm nhập: Vẫn có cảm giác ngứa ở người mắc, nhưng ngứa dữ dội hơn và nhìn kỹ vào tai sẽ thấy được sợi nấm.

Giai đoạn bệnh phát triển: Xuất hiện triệu chứng ù tai, nhức tai kèm theo chảy dịch vàng ở tai. Ống tai khi soi kỹ sẽ bắt đầu hiện lên các mảng trắng, có nhớt mủ.

Giai đoạn bệnh nặng: Ống tai đã bị nhiễm nấm, nhiễm khuẩn. Hạch trước tai to và đau. Tình trạng viêm nhiễm có thể gây thủng màng nhĩ.

Đối với viêm nấm tai cấp

Người bệnh bị nhức tai dữ dội kèm theo chảy dịch vàng nhiều ra phía ngoài tai, ngứa tai và có cảm giác như tai bị bịt lại. Khi ép bình tai vào ống tai, bệnh nhân thường đau điếng.

Khi khám tai bằng ống soi tai có thể phát hiện ống tai ngoài chứa một khối ẩm ướt màu trắng, vàng hoặc đen. Sau khi lấy nhẹ nhàng khối này ra, phần da ở dưới ống tai bị xung huyết rất đau, chạm nhẹ dễ chảy máu.

Bệnh này có thể gây xung huyết màng nhĩ, màng nhĩ bị viêm hạt. Nặng hơn sẽ khiến màng nhĩ bị thủng và bệnh nhân nghe kém.

Góc hỏi đáp: Bệnh nấm ống tai có nguy hiểm không? 3

>>>>>Xem thêm: Đo InBody cơ thể thế nào?

Viêm nấm tai cấp gây đau nhức tai dữ dội ở người bệnh

Đối với nấm ống tai ngoài ác tính

Đây là loại viêm nấm kèm theo nhiễm trùng hoại tử, rất nguy hiểm. Bệnh này có thể lan dần vào xương chũm và đến sàn sọ. Nấm gây bệnh là loại Aspergillus. Bệnh này hay gặp ở người suy giảm hệ miễn dịch. Bệnh nhân sẽ bị nhức tai rất sớm kèm theo liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên, nặng hơn là hoại tử sàn sọ.

Vậy có thể thấy, ban đầu nấm ống tai chỉ gây ra những khó chịu về tai như ngứa, đau nhức. Nhưng nếu không điều trị kịp thời thì bệnh sẽ nặng hơn dẫn đến mất thính giác hoặc ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể như vùng cổ, vùng xương chụm và cả đáy sọ.

Phòng và chữa trị nấm ống tai

Sau khi giải đáp được thắc mắc nấm ống tai có nguy hiểm không, giờ đây bạn cần nắm bắt cách chữa trị cũng như phòng tránh căn bệnh này.

Cách chữa trị

Với bệnh nhân mắc nấm ống tai và được đưa đi điều trị kịp thời thì họ sẽ được can thiệp chữa trị theo cách sau:

  • Lấy sạch nấm để làm sạch tai: Bác sĩ sẽ lấy sạch nấm ra khỏi ống tai người bệnh và rửa tai với dung dịch cồn boric 3%. Tiếp tục lau tai với cồn boric trong thời gian từ 1 đến 2 tuần.
  • Nếu tình trạng bệnh mức độ nặng hơn, bác sĩ sẽ kê toa cho bệnh nhân để vừa điều trị với thuốc chống nấm tại chỗ vừa uống thuốc kháng nấm. Bác sĩ có thể cho thêm thuốc giảm đau như Paracetamol nếu người mắc bệnh đau nhức tai nhiều.
  • Trong lúc điều trị, người bệnh nấm ống tai phải giữ gìn tai luôn khô ráo, tránh lọt nước vào tai. Bệnh nhân không nên bơi lội và không tự ý ngoáy tai trong giai đoạn này.

Cách phòng bệnh

  • Hạn chế tiếp xúc, bơi lội ở nơi có nước bẩn.
  • Sau khi tắm xong, lau khô tai.
  • Không để nước lọt vào tai trong lúc tắm hoặc bơi lội.
  • Không dùng chung dụng cụ ngoáy tai với mọi người trong gia đình.
  • Hạn chế lấy ráy tai ở các tiệm bên ngoài.
  • Tránh trầy xước da bên trong tai.
  • Nếu có triệu chứng ngứa hay nhức tai, lập tức đến gặp bác sĩ để được thăm khám.

Nấm ống tai có nguy hiểm không là thắc mắc của nhiều người. Bạn cần tìm hiểu thông tin kỹ lưỡng và vệ sinh tai sạch sẽ để ngăn nguy cơ nhiễm nấm ống tai. Phòng bệnh luôn luôn tốt hơn chữa bệnh, hãy tự giác tuân thủ các quy tắc chống nấm ống tai để bảo vệ sức khỏe bản thân.

Bảo Thanh

Nguồn: Tổng Hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *