Nấm candida ở khoang miệng là một bệnh nhiễm trùng do nấm ở miệng, nấm sống trong khoang miệng phát triển quá mức và gây ra các tổn thương màu trắng. Và chế độ ăn uống khi có nấm candida ở khoang miệng cũng cần cẩn thận. Hãy cùng Kenshin tìm hiểu nên ăn gì và kiêng gì khi có nấm candida ở khoang miệng qua bài viết dưới đây nhé!
Bạn đang đọc: Nên ăn và kiêng gì khi có nấm candida ở khoang miệng?
Bên trong khoang miệng thường có nhiều vi sinh vật tự nhiên của cơ thể con người. Trong đó, chiếm phần lớn là các vi khuẩn, nhưng cũng có một số loại nấm miệng như Candida albicans, nguyên nhân chính gây bệnh nấm candida ở khoang miệng, đặc biệt là trẻ em và người lớn tuổi.
Contents
Nấm candida ở khoang miệng là gì?
Nấm candida ở khoang miệng là việc nấm candida albicans tích tụ trong niêm mạc miệng. Mặc dù vi sinh vật này thường sống trong khoang miệng, nhưng đôi khi chúng có thể phát triển quá mức và gây ra các tổn thương màu trắng.
Nấm candida ở khoang miệng thường gặp ở người suy giảm miễn dịch
Nấm candida thường gặp ở những người có hệ miễn dịch suy giảm. Tuy nhiên thì bất kỳ ai cũng đều có thể gặp tình trạng này. Đó là một vấn đề nhỏ nếu bạn có sức đề kháng tốt, nhưng nếu bạn có hệ thống miễn dịch kém do thể trạng sức khỏe hoặc do thuốc, các triệu chứng có thể khó kiểm soát và nghiêm trọng hơn. Một số nguyên nhân có nguy cơ bị nấm candida ở khoang miệng:
- Khả năng miễn dịch suy yếu: Nấm miệng dễ xảy ra ở trẻ sơ sinh và người lớn tuổi do khả năng miễn dịch kém.
- Bệnh tiểu đường: Nếu bị tiểu đường mà không được điều trị hoặc không được kiểm soát tốt, nước bọt của bạn có thể chứa một lượng lớn đường, thúc đẩy sự phát triển của nấm candida.
- Thuốc men: Các loại thuốc ức chế miễn dịch như prednisone, corticosteroid dạng hít hoặc thuốc kháng sinh làm rối loạn sự cân bằng tự nhiên của vi sinh vật trong cơ thể. Việc này có thể làm tăng nguy cơ bị nấm candida.
- Các tình trạng răng miệng khác: Mang răng giả, đặc biệt là răng giả hàm trên, hoặc gặp tình trạng khô miệng có thể làm tăng nguy cơ bị nấm candida ở khoang miệng.
Biểu hiện nấm candida ở khoang miệng
Bệnh nhiễm nấm có thể để lại nhiều biến chứng cho người bệnh, nhất là người già, sức khỏe kém. Do đó, việc nhận biết các triệu chứng nhiễm candida ở khoang miệng là điều cần thiết. Các biểu hiện nấm candida ở khoang miệng thường gặp:
- Tổn thương màu trắng trên lưỡi, bên trong má, cổ họng, amidan và vòm miệng.
- Đỏ và đau nhức có thể gây ăn uống gặp khó khăn.
- Chảy máu nếu tổn thương bị va chạm và xây xát.
- Mất vị giác.
- Khô miệng có cảm giác như bông.
Biểu hiện thường gặp khi có nấm candida ở khoang miệng là tổn thương màu trắng
Kiêng gì khi có nấm candida ở khoang miệng?
Có khá nhiều thực phẩm nên kiêng khi có nấm candida ở khoang miệng. Mặc dù, sau khi đã đến gặp bác sĩ để được dùng thuốc chống nấm điều trị tình trạng này, tuy nhiên bạn nên thay đổi chế độ ăn uống để việc điều trị được hiệu quả tối đa và giúp ngăn ngừa sự tái phát.
Theo các nghiên cứu, bạn nên hạn chế thực phẩm chứa đường vì chúng có thể thúc đẩy sản sinh nấm candida và khiến cho việc loại bỏ nhiễm trùng trở nên khó khăn hơn. Một chế độ ăn uống không cân bằng gồm carbohydrate, đường tinh luyện và các sản phẩm từ sữa có nhiều lactose có thể thúc đẩy sự phát triển của nấm candida.
Vậy, nên kiêng gì để tốt cho người có nấm candida ở khoang miệng? Sau đây là các thực phẩm cần tránh trong chế độ ăn kiêng điều trị nấm candida:
- Đồ ngọt nhiều đường, chẳng hạn như bánh quy, kẹo, bánh ngọt.
- Sữa, pho mát và các sản phẩm từ sữa khác có nhiều lactose.
- Các loại ngũ cốc có chứa gluten, bao gồm lúa mì, bánh mì trắng và bất kỳ sản phẩm nào có chứa gluten (vì gluten có thể thúc đẩy chứng viêm ở những người không dung nạp, dị ứng).
- Một số loại thịt đã qua chế biến và cá nuôi trong trang trại.
- Các loại rau giàu tinh bột, chẳng hạn như khoai tây, ngô, đậu.
- Các chất thay thế đường, chẳng hạn như mật ong, mật đường, si-rô cây phong, si-rô ngô và aspartame.
- Các loại gia vị chẳng hạn như nước sốt thịt nướng, nước tương, tương cà và sốt mayonnaise, vì chúng thường chứa thêm đường.
- Các sản phẩm thay thế bơ như bơ thực vật và dầu đậu nành vì hàm lượng chất béo bão hòa và hydro hóa cao của chúng.
- Hạn chế một số đồ uống như cà phê và trà có chứa caffeine, đồ uống có đường và rượu.
Tìm hiểu thêm: Nấm miệng có đau không? Nguyên nhân và cách điều trị nấm miệng
Nên kiêng ăn các thực phẩm nhiều đường để giảm sự phát triển của nấm candidaĂn gì khi có nấm candida ở khoang miệng?
Trong chế độ ăn uống khi có nấm candida ở khoang miệng, bạn nên ăn các protein nạc, chất béo lành mạnh, rau không chứa tinh bột và men vi sinh. Tác dụng của chúng là giúp giảm thiểu viêm nhiễm và ngăn sự phát triển của nấm.
Bên cạnh đó, theo các đánh giá, những người bị nhiễm nấm candida mãn tính thường bị thiếu các chất dinh dưỡng như các axit béo thiết yếu, vitamin A, vitamin B6 và axit folic. Ngoài ra, còn có thể thiếu kẽm, magiê và selen.
Nếu muốn tình trạng nấm candida ở khoang miệng được cải thiện thì bạn nên thử kết hợp các loại thực phẩm sau đây vào chế độ ăn uống của mình:
- Thực phẩm lên men, sữa chua giúp chống nấm và bổ sung lợi khuẩn. Tốt nhất là sữa chua tươi và tự làm. Ngoài ra có thể thêm dưa bắp cải, kim chi.
- Tỏi và hành tây có đặc tính chống nấm tự nhiên giúp loại bỏ các tế bào nấm.
- Các protein nạc như thịt gà, cá và trứng.
- Các loại rau không chứa tinh bột như bông cải xanh, cải xoăn, rau xà lách, cà chua và bí xanh nhằm bổ sung các loại vitamin và khoáng chất cần thiết.
- Chất béo tốt cho sức khỏe, bao gồm bơ, dầu dừa, dầu ô liu nguyên chất và dầu hạt lanh.
- Trái cây ít đường như quả mọng, cam quýt, ô liu nhưng ở mức độ vừa phải.
- Các loại ngũ cốc không chứa gluten như hạnh nhân, dừa và cám yến mạch.
- Trà thảo mộc và đồ uống không chứa caffein.
>>>>>Xem thêm: Ngộ độc sắt là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
Chế độ ăn nhiều rau xanh và thực phẩm sạch giúp ngăn ngừa nấm candidaNếu bạn có xu hướng xuất hiện nấm candida ở khoang miệng, hãy tuân theo một chế độ ăn uống lành mạnh, có lợi cho sức khỏe sẽ rất hữu ích. Mặc dù các chế độ ăn kiêng này không phải là một phương pháp điều trị mang lại kết quả tốt. Tuy nhiên, đây là một biện pháp phòng ngừa, hoặc điều trị cùng với thuốc tạo hiệu quả cao.
Tóm lại, nấm candida ở khoang miệng là tình trạng thường gặp ở những người có hệ miễn dịch kém. Để có được sức khỏe tốt hơn, bạn nên thực hiện chế độ ăn uống phù hợp, nên tránh các thực phẩm thúc đẩy sự phát triển của nấm candida. Qua bài viết này, Kenshin hi vọng mang lại những thông tin hữu ích cho bạn về vấn đề nấm candida ở khoang miệng.
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể