Những nốt mụn xấu xí trên mặt luôn là nỗi phiền toái của hầu hết mọi người, không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe làn da mà còn khiến người bị mụn cảm thấy kém tự tin hơn với vẻ bề ngoài của mình. Không ít người chọn cách nặn mụn để giải thoát khỏi tình trạng khó chịu này, tuy nhiên, không phải loại mụn nào cũng có thể nặn và ai cũng biết cách nặn mụn đúng.
Bạn đang đọc: Loại mụn nào có thể nặn? Cách nặn mụn không để lại thâm sẹo
Muốn nặn mụn mà không để lại thâm sẹo, bạn cần phải chọn đúng loại mụn, vào đúng thời điểm và thực hiện các bước nặn mụn đúng chuẩn theo quy trình. Hãy cùng Kenshin tìm hiểu điều này trong bài viết dưới đây nhé!
Contents
Loại mụn nào có thể nặn được?
Mụn chỉ là tên gọi chung cho nhiều loại mụn khác nhau như mụn trứng cá, mụn đầu đen, mụn bọc, mụn ẩn,… Chúng ta cần nặn mụn để loại trừ tận gốc chúng nhưng không phải loại mụn nào cũng có thể nặn được. Bạn cần canh đúng thời điểm và chọn đúng loại mụn để ngăn ngừa nguy cơ để lại thâm sau khi nặn.
Loại mụn được nặn
Không ít người mỗi khi nhận thấy có mụn moc trên da là bắt đầu nặn mà không quan tâm nó là loại mụn gì, đã đến lúc nặn được hay chưa. Điều này rất nguy hiểm vì có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng, sưng viêm hay để lại thâm sẹo trên da. Do vậy, trước khi nặn bất kỳ nốt mụn nào, bạn cần quan sát các dấu hiệu dưới đây để xác định có nên nặn hay không:
- Nốt mụn có kích thước nhỏ, không bị sưng hay viêm.
- Mụn già, cồi mụn khô, có thể quan sát thấy nhân mụn nổi lên rõ ràng.
Chỉ khi các nốt mụn trên da bạn có các dấu hiệu kể trên thì bạn mới có thể tiến hành nặn chúng.
Mụn già, có kích thước nhỏ và có cồi mụn khô thì có thể nặn được
Loại mụn không được nặng
Bên cạnh những loại mụn nặn được, vẫn có những loại mụn bạn không được phép nặn để tránh gây biến chứng trên da:
- Mụn đang sưng đỏ: Nếu như các nốt mụn đang có hiện tượng sưng đỏ, bạn tuyệt đối không được nặn chúng, thậm chí hạn chế tối đa việc nặn các nốt mụn khác trên da. Vì chỉ cần vùng da sưng viêm này bị trầy xước một chút cũng rất dễ dẫn đến nhiễm trùng và gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng hơn.
- Mụn bọc, mụn viêm: Những nốt mụn bọc, mụn viêm thường chứa một lượng dịch mủ, vi khuẩn bên trong. Nếu như nặn mụn, các tác nhân này có thể lan ra các vùng da lân cận, gây nhiễm trùng cũng như khiến mụn hình thành nhiều hơn.
- Mụn không đầu: Trong trường hợp xuất hiện mụn không đầu hay còn gọi là mụn ẩn, việc nặn mụn sẽ phải cần đến các công cụ trích mụn. Do đó, nếu không đủ khéo léo, rất có thể bạn sẽ làm làn da của mình bị tổn thương, gây sẹo trên da. Bên cạnh yếu tố thẩm mỹ thì tự ý nặn mụn ẩn tại nhà cũng không đảm bảo về vệ sinh, nguy cơ bị nhiễm trùng là khá cao.
Với những loại mụn này, bạn nên có những biện pháp chữa trị thay thế khác như sử dụng kem hoặc thuốc để kích thích cồi mụn trồi lên hoặc khiến mụn từ từ xẹp xuống. Không nên nặn mụn theo thói quen để tránh bị thâm, để lại sẹo sau khi nặn.
4 bước nặn mụn không để lại thâm sẹo
Bên cạnh việc chọn đúng loại mụn để nặn, biết cách nặn mụn đúng cũng vô cùng quan trọng. Thực hiện quy trình nặn mụn khoa học sẽ giúp da bạn không bị sưng đỏ hay để lại thâm sẹo sau này.
Vệ sinh tay và dụng cụ nặn mụn
Bước đầu tiên cũng là bước quan trọng nhất khi nặn mụn chính là làm sạch tay và dụng cụ nặn mụn. Điều này sẽ loại bỏ được vi khuẩn, bụi bẩn bám trên bề mặt da hay đồ nặn mụn, từ đó giảm nguy cơ khiến da bị nhiễm trùng, da sẽ không bị sưng viêm sau khi nặn xong.
Vệ sinh tay và dụng cụ nặn mụn để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn
Vệ sinh vùng da sắp nặn mụn sạch sẽ
Vệ sinh vùng da chuẩn bị tiến hành nặn mụn sẽ giúp bạn tránh được sự xâm nhập của các tác nhân gây hại trên bề mặt da vào sâu trong nốt mụn. Ngoài ra, làm sạch vùng da bị mụn cũng làm các nốt mụn rõ ràng hơn, hạn chế được việc nặn nhầm sang các nốt mụn đang bị sưng viêm khác trên da.
Tìm hiểu thêm: Vắc-xin TherVacB điều trị viêm gan B mãn tính bước vào thử nghiệm lâm sàng
Vệ sinh vùng da sắp nặn mụn sạch sẽ
Nặn đúng cách, nhẹ nhàng, cẩn thận
Bạn sử dụng cây nặn mụn đã được khử trùng hoặc dùng trực tiếp tay để ấn một lực vừa đủ vào xung quanh hạt mụn cần loại bỏ cho đến khi nhân mụn bắt đầu trồi lên và dùng thêm chút lực nữa để nhân mụn ra hết.
Dùng nhíp gắp cồi mụn ra
Sau khi đã nặn được cồi mụn trồi ra khỏi ổ mụn, bạn có thể lấy nhíp để gắp cồi mụn trên da. Hãy gắp thật kỹ, đảm bảo không còn nhân mụn sót lại trên da. Nếu nhân mụn vẫn còn, chúng sẽ tiếp tục hình thành mụn sau này và thậm chí có thể ẩn sâu hơn dưới da, gây khó khăn cho các lần nặn mụn tiếp theo.
Dùng bông y tế để thấm máu
Bước cuối cùng sau khi đã hoàn toàn loại bỏ được nhân mụn, bạn dùng bông y tế để lau đi máu, dịch mủ tồn đọng ở nốt mụn hoặc xung quanh vùng da mụn. Việc làm này sẽ giúp bạn hạn chế được nguy cơ da bị sưng tấy và tránh cho mụn lây lan sang vùng da bên cạnh.
Lưu ý vì da đang bị mụn nên sẽ nhạy cảm hơn rất nhiều. Do đó khi tiến hành nặn mụn, bạn cần chọn những loại bông y tế đảm bảo chất lượng, dịu nhẹ để không làm tổn thương da cũng như hạn chế nguy cơ vi khuẩn xâm nhập. Bông y tế Quick Nurse được làm từ 100% cotton đạt chuẩn an toàn cho người dùng, mịn màng, mềm mại và hoàn toàn không gây kích ứng da. Bông được quấn theo từng lớp nên rất thuận tiện khi cắt ra để sử dụng.
>>>>>Xem thêm: Dị ứng mực xăm là thế nào? Cách nhận biết và điều trị da bị dị ứng sau khi xăm
Bông y tế Quick Nurse mềm mại và không gây kích ứng da
Không phải loại mụn nào cũng có thể nặn và không phải ai cũng biết phương pháp nặn mụn đúng cách. Trên đây là những điều cần lưu ý khi nặn mụn nhằm tránh nhiễm trùng da hay để lại thâm sẹo. Chúc các bạn thực hiện thành công!
Hoàng Trang
Nguồn tổng hợp
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể