Vắc-xin điều trị viêm gan B mãn tính bước vào thử nghiệm lâm sàng, đây là dấu hiệu đáng mừng cho những bệnh nhân đang mắc phải căn bệnh viêm gan B mãn tính, bởi TherVacB là một loại vắc-xin điều trị. Không giống như vắc-xin dự phòng nhằm ngăn ngừa bệnh tật, vắc-xin trị liệu nhằm mục đích chữa khỏi một căn bệnh hiện có, chẳng hạn như nhiễm trùng mãn tính.
Bạn đang đọc: Vắc-xin TherVacB điều trị viêm gan B mãn tính bước vào thử nghiệm lâm sàng
Viêm gan B mãn tính là bệnh phát triển khi virus viêm gan B tồn tại trong cơ thể hơn 6 tháng. Thống kê cho thấy khoảng 5-10% người trưởng thành có nguy cơ mắc các bệnh mãn tính sau khi nhiễm HBV. Hầu hết các trường hợp viêm gan B mãn tính là kết quả của viêm gan B cấp tính, nhưng trong nhiều trường hợp, bệnh không có triệu chứng lâm sàng và khi phát hiện ra bệnh thì bệnh đã ở giai đoạn muộn. Nên việc điều trị bệnh sẽ rất khó khăn, chính vì thế vắc-xin điều trị viêm gan B mãn tính bước vào thử nghiệm lâm sàng là một tín hiệu đáng mừng.
Viêm gan B mãn tính nguy hiểm như thế nào?
Viêm gan B mãn tính xuất hiện khi cơ thể nhiễm virus viêm gan B (HBV) không được loại bỏ khỏi cơ thể sau 6 tháng. Nhiễm HBV dai dẳng làm hệ thống miễn dịch không thể tiêu diệt hoàn toàn virus. Bệnh tiến triển rất âm thầm, triệu chứng không đặc hiệu rất khó nhận biết. Đúng hơn, những triệu chứng này tương tự như triệu chứng của bệnh viêm gan B cấp tính. Vì chủ quan nên người bệnh đi khám thì bệnh đã ở giai đoạn cuối.
Nếu viêm gan B mãn tính không được nhận biết và điều trị kịp thời có thể làm tăng nguy cơ xơ gan, suy gan, ung thư gan, có thể dẫn đến tử vong. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) ước tính có hơn 800.000 người sống ở Hoa Kỳ và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính có khoảng 296 triệu người mắc bệnh viêm gan B mãn tính (năm 2019).
Xét nghiệm máu là cách duy nhất để chẩn đoán bệnh viêm gan B và giúp bác sĩ định lượng nồng độ virus viêm gan B trong cơ thể. Bệnh nhân có thể tìm kiếm các dấu hiệu liên quan đến viêm gan, chẳng hạn như mệt mỏi, chán ăn, đau bụng, vàng da, vàng mắt và ngứa. Trong một số trường hợp, virus hoạt động và tấn công trực tiếp vào gan, gây ra tình trạng gan to, xơ gan và men gan tăng cao.
Hiện nay các phương pháp điều trị bao gồm thuốc kháng virus giúp giảm tải lượng virus và viêm gan nhưng không chữa trị dứt điểm. Vì vậy, nhu cầu cấp thiết phải có biện pháp chữa trị và vắc-xin điều trị viêm gan B mãn tính bước vào thử nghiệm lâm sàng là tín hiệu đáng mừng cho công cuộc điều trị căn bệnh này.
Vắc-xin TherVacB bước vào thử nghiệm lâm sàng
Ngày 25/01/2024, sau khi thử nghiệm rộng rãi tiền lâm sàng thì vắc-xin TherVacB điều trị viêm gan B mãn tính lần đầu tiên được bước vào thử nghiệm lâm sàng ở người. Với sự tài trợ của Trung tâm Y tế Đại học Hamburg-Eppendorf với điều phối viên là Giáo sư Tiến sĩ Marylyn Addo, Khoa Bệnh truyền nhiễm và Y học Nhiệt đới tại Bệnh viện Đại học LMU Munich chịu trách nhiệm. Đây là kết quả của một thời gian dài nghiên cứu, nhiều giai đoạn để có thể đánh giá tính an toàn và khả năng miễn dịch của TherVacB ở 24 người tham gia khỏe mạnh từ 18 đến 65 tuổi. Đồng thời, việc chuẩn bị đang được tiến hành để đăng ký thử nghiệm giai đoạn 1b/2a trên bệnh nhân đầu tiên nhằm đánh giá tính an toàn và hiệu quả ở bệnh nhân viêm gan B mãn tính. Nghiên cứu này dự kiến sẽ diễn ra ở Đức, Ý, Tây Ban Nha, Anh, và Tanzania và được Liên minh Châu Âu tài trợ.
Tìm hiểu thêm: Đau nách nhưng không nổi hạch là vì sao? Cách xử lý tình trạng này thế nào?
TherVacB là một loại vắc-xin điều trị. Không giống như vắc-xin dự phòng nhằm ngăn ngừa bệnh tật, vắc-xin trị liệu sẽ chữa khỏi một căn bệnh hiện có. Cơ chế hoạt động của vắc-xin trị liệu sẽ được tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể để chống lại bệnh tật. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng virus viêm gan B ngăn chặn tính hiệu quả của một số tế bào miễn dịch của cơ thể. Dựa trên những khám phá này, các nhà khoa học tại Helmholtz Munich, phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu Nhiễm trùng Đức và Sáng kiến Chứng minh Khái niệm của Hiệp hội Helmholtz và Fraunhofer-Gesellschaft, đã phát triển một phương pháp trị liệu mới để kích hoạt các tế bào miễn dịch này bằng liệu pháp điều trị tiêm chủng để điều trị nhiễm HBV mạn tính.
Cách phòng bệnh viêm gan B
Để phòng ngừa viêm gan B mãn tính một cách tích cực và hiệu quả, bệnh nhân nên:
- Tiêm vắc-xin: Cách hiệu quả nhất để ngăn ngừa viêm gan B mãn tính là tiêm vắc-xin phòng bệnh viêm gan B. Nên tiêm chủng tích cực cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người mắc bệnh mãn tính và những người không có kháng thể kháng HBV.
- Tránh lây nhiễm thông qua đồ dùng chung: Không dùng chung các vật dụng cá nhân như kim tiêm, bàn chải đánh răng, bấm móng tay, dao cạo râu,… với người khác.
- Chung thủy: Có mối quan hệ tình dục chung thủy một vợ một chồng, nếu đối phương bị viêm gan B, chúng ta nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa an toàn khi quan hệ tình dục.
- Tránh tiếp xúc trực tiếp với người bệnh: Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người nhiễm viêm gan B, đặc biệt tránh tiếp xúc với máu hoặc dịch tiết của người bệnh trong mọi trường hợp.
- Hạn chế rượu bia, thuốc lá: Để hạn chế làm tổn thương gan chúng ta nên tránh lạm dụng các chất kích thích như rượu, thuốc lá vì chúng rất có hại cho sức khỏe.
- Thường xuyên kiểm tra sức khỏe: Khám sức khỏe định kỳ 2 lần/năm để theo dõi sức khỏe gan, đường mật và phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường liên quan đến viêm gan B.
- Sống lành mạnh: Duy trì lối sống lành mạnh và chế độ ăn uống khoa học để tăng cường sức khỏe.
>>>>>Xem thêm: Dấu hiệu Babinski là gì? Cách khám và chẩn đoán dấu hiệu Babinski
Trên đây là những thông tin mà chúng tôi chia sẻ đến bạn về vắc-xin TherVacB điều trị viêm gan B mãn tính bước vào thử nghiệm lâm sàng. Khi một người mắc bệnh viêm gan B mãn tính sẽ là một gánh nặng lớn không chỉ cho người bệnh mà còn cho gia đình và xã hội. Nếu nghi ngờ mắc bệnh viêm gan B hoặc phát hiện mắc bệnh viêm gan B thì hãy đến ngay cơ sở y tế uy tín để xét nghiệm, chẩn đoán và điều trị phù hợp.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể