Viêm tai xương chũm mạn tính thường xảy ra sau căn bệnh viêm tai giữa. Bệnh có thể xảy ra ở nhiều đối tượng với các mức độ khác nhau. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa hiểu rõ được đặc điểm của căn bệnh này nên đã khiến cho việc điều trị trở nên khó khăn.
Bạn đang đọc: Viêm tai xương chũm mạn tính: Triệu chứng, cách điều trị
Quá trình mắc bệnh viêm tai xương chũm có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu như bệnh nhân không kịp thời điều trị. Vậy viêm tai xương chũm mạn tính thường gây ra triệu chứng gì và cách khắc phục ra sao?
Contents
- 1 Thế nào là viêm tai xương chũm mạn tính?
- 2 Triệu chứng của viêm tai xương chũm
- 3 Phân biệt viêm tai xương chũm mạn tính và cấp tính
- 4 Biến chứng của bệnh viêm xương chũm mạn tính
- 5 Chẩn đoán viêm tai xương chũm mạn tính
- 6 Cách điều trị viêm tai xương chũm
- 7 Biện pháp phòng tránh viêm xương chũm mạn tính
Thế nào là viêm tai xương chũm mạn tính?
Viêm tai xương chũm mạn tính thường xảy ra khi vi khuẩn tấn công vào lớp thông bào xương chũm và niêm mạc hòn tai. Căn bệnh này thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi và đặc biệt phát triển mạnh mẽ ở những trẻ bị suy dinh dưỡng. So với những năm 1970 – 1980 thì hiện nay căn bệnh viêm xương chũm thường ít gặp hơn và chỉ chiếm khoảng 0,1% những ca cấp cứu về mũi họng.
Hình ảnh chụp khối viêm tai xương chũm
Triệu chứng của viêm tai xương chũm
Những triệu chứng của viêm tai xương chũm mạn tính thường có những điểm khá giống so với viêm tai mũi họng. Bệnh khi tiến triển sẽ gây ra các triệu chứng như sốt cao, nôn mửa, cứng gáy, co giật.
Tại vùng tai thì xuất hiện nhiều mủ, cơn đau tai gia tăng, lan xuống cổ và nửa bên kia đầu. Khi ấy, khả năng nghe của người bệnh cũng kém dần và màng nhĩ bị đỏ trở lại. Da ở trên bề mặt của xương chũm cũng bị đỏ, sưng, khi ấn vào thì có cảm giác đau nhức.
Phân biệt viêm tai xương chũm mạn tính và cấp tính
Viêm tai xương chũm được chia ra làm 2 thể chính là thể cấp tính và mạn tính.
- Viêm tai xương chũm cấp tính: Căn bệnh này thường xảy ra sau viêm tai giữa. Khi đó, lớp màng xương và niêm mạc bị phù nề, những nhóm tế bào khí và vách ngăn tế bào khí bị phá hủy tạo nên túi mủ lớn chứa đầy hạt viêm và phần xương bị hoại tử. Khi ấy, bệnh sẽ gây ra những triệu chứng như ù tai, thính lực giảm, chóng mặt nhẹ.
- Viêm xương chũm mạn tính: Đây là căn bệnh khá phổ biến và thường gặp ở nhiều lứa tuổi. Bệnh khiến cho chức năng nghe trở nên kém dần và làm giảm sức lao động. Những triệu chứng của bệnh thường khá giống so với viêm xương chũm ở mức độ cấp tính nhưng mức độ lại nặng hơn và kéo dài lâu hơn. Bệnh có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm như liệt dây thần kinh, viêm màng não, viêm tắc tĩnh mạch ở trong sọ.
Biến chứng của bệnh viêm xương chũm mạn tính
Viêm tai xương chũm nếu không được điều trị kịp thời thì sẽ gây ra nhiều biến chứng rất nguy hiểm. Một trong số đó chính là tình trạng viêm tai chũm hồi viêm. Đây chính là đợt cấp của viêm tai xương chũm mạn tính với rất nhiều các biến chứng đe dọa đến người bệnh như áp xe não, viêm màng não, viêm tĩnh mạch bên…
Tìm hiểu thêm: Ăn gì tốt cho bệnh đại tràng? Người bệnh đại tràng có cần kiêng gì không?
Viêm tai xương chũm có thể gây viêm màng não ở trẻ emChẩn đoán viêm tai xương chũm mạn tính
Khi mắc chứng viêm tai xương chũm mãn tính, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được thực hiện những phương pháp chẩn đoán. Theo đó, phương pháp cận lâm sàng có tác dụng hỗ trợ chẩn đoán bệnh đó là chụp X – quang. Bác sĩ sẽ dùng 2 phim là phim Schuller để có thể quan sát vùng xương chũm bị mờ đều, một số tế bào nhỏ ăn thông với nhau, vách ngăn của tế bào bị bào mòn. Chụp phim Chausse III có thể làm xuất hiện tiêu hủy xương con, làm rò ống bán khuyên ngoài và mất cựa ở sau trên nhĩ. Bên cạnh đó, phương pháp chụp cắt lớp tai cũng được áp dụng để chẩn đoán chính xác căn bệnh viêm tai xương chũm mạn tính.
Cách điều trị viêm tai xương chũm
Để có thể kết luận chính xác nhất về nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ thực hiện theo các bước khám như sau:
- Thực hiện nội soi tai mũi họng để có thể kiểm tra được mức độ và tình trạng viêm tai giữa.
- Thực hiện việc chụp phim X – quang để kiểm tra và đánh giá vách thông bào.
- Chụp CT xương thái dương để theo dõi hình ảnh đọng dịch và mất thông bào.
- Thực hiện xét nghiệm máu nhằm kiểm tra bạch cầu giảm hoặc tăng để có thể xác định được mức độ nhiễm khuẩn.
Sau khi có căn cứ để có thể xác nhận nhằm chẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp cho từng người bệnh. Với công nghệ y học hiện đại ngày này thì viêm tai xương chũm có thể được điều trị nội khoa bằng thuốc tiêm sau khi đã trích rạch mở rộng lỗ dẫn lưu tại màng nhĩ.
Ngoài phương pháp điều trị nội khoa thì bác sĩ có thể tiến hành thực hiện việc điều trị ngoại khoa tùy thuộc vào từng trường hợp. Trong đó điển hình nhất là phẫu thuật nhằm loại bỏ hoàn toàn phần xương chũm, làm sạch mô viêm và mở sào bào dẫn lưu mủ.
>>>>>Xem thêm: Cách nấu lá trinh nữ hoàng cung tươi để chữa bệnh
Phẫu thuật loại bỏ viêm tai xương chũm mạn tínhBiện pháp phòng tránh viêm xương chũm mạn tính
Để phòng ngừa căn bệnh viêm tai xương chũm gây ra những biến chứng nguy hiểm, bạn nên lưu ý đến các vấn đề sau:
- Cần phải vệ sinh tai đúng cách và sạch sẽ, không nên sử dụng bông tăm để ngoáy tai.
- Hạn chế tình trạng để tai bị viêm quá lâu bởi sẽ rất dễ gây ra nhiều hệ lụy khôn lường.
- Tránh để nước lọt vào trong tai, nhất là khi bơi lội.
- Cần theo dõi và kiểm tra tai mũi họng thường xuyên khi thăm khám sức khỏe định kỳ.
Trên đây là những thông tin liên quan đến viêm tai xương chũm mạn tính. Hy vọng bạn sẽ có được cho mình nguồn kiến thức bổ ích để hỗ trợ cho quá trình điều trị bệnh lý nhé.
Lê Hồng
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể