Có nên rửa tai bằng oxy già hay không?

Oxy già hiện nay đang là một loại dung dịch y tế khá phổ biến và có thể dễ dàng mua được tại nhiều nhà thuốc trên toàn quốc. Có nhiều công dụng làm sạch và mẹo vặt trong cuộc sống, oxy già còn thường được dùng để làm sạch, vệ sinh, rửa tai. Vậy có nên rửa tai bằng oxy già hay không? Hãy cùng tìm câu trả lời ngay sau đây nhé.

Bạn đang đọc: Có nên rửa tai bằng oxy già hay không?

Tuy có nhiều công dụng đến vậy nhưng việc quá lạm dụng oxy già chắc chắn sẽ gây ra những hậu quả khôn lường lên sức khỏe con người. Cần sử dụng oxy già hết sức cẩn trọng, ngay cả các mẹo làm sạch trong cuộc sống hàng ngày.

Dung dịch oxy già sát khuẩn là gì?

Nước oxy già dùng để sát khuẩn còn có tên khoa học là Hydrogen Peroxide. Tác dụng chính của oxy già là sát khuẩn, làm sạch vết thương, cầm máu, loại bỏ bụi bẩn, mảnh vỡ ra khỏi vết thương. Hiện nay, oxy già được sử dụng rộng rãi và đã có mắt trên mọi nhà thuốc trên toàn quốc, dễ dàng mua và sử dụng những khi cần thiết.

Ngoài những công dụng kể trên thì oxy già còn có thể tẩy uế, khử mùi, khử trùng hoặc kết hợp với một số loại dung dịch khác để làm sạch da, tay chân, niêm mạc, súc miệng, ngâm chân khử mùi hay rửa tai, làm sạch ráy tai,…

Có nên rửa tai bằng oxy già hay không 1

Oxy già được sử dụng rộng rãi hiện nay

Thông thường khi sử dụng oxy già để sát khuẩn cho vết thương, bạn sẽ thấy có hiện tượng các bọt bong bóng sủi lên liên tục thì không cần lo lắng vì đây là một hiện tượng vô cùng bình thường nhé. Các phân tử oxy được giải phóng sủi lên trên để đẩy hết những bụi bẩn hoặc mảnh vụn còn sót lại trong vết thương ra ngoài, làm sạch vết thương tốt hơn, tránh nhiễm trùng.

Oxy già có dùng để rửa tai được không?

Ngày nay, oxy già đang có tình trạng sử dụng vô tội vạ và không có sự tìm hiểu kỹ nên đã dẫn đến nhiều hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Theo các bác sĩ cho biết, oxy già thường được dùng để rửa tai, nhưng mà đối với trường hợp tai bị viêm nhiễm, mưng mủ thì mới cần đến oxy già.

Bởi vì vệ sinh tai bằng oxy già có khả năng phân tách những mủ đó ra khỏi chỗ viêm và đẩy mủ ra bên ngoài, làm sạch tai, sát khuẩn để mau lành hơn. Tuy nhiên nhiều người qua đây thấy là oxy già có thể dùng cho tai nên kể cả khi có một số triệu chứng như ngứa ngáy lỗ tai, ù tai,… cũng tự ý sử dụng oxy già để nhỏ vào tai với mục đích là làm sạch tai, giảm ngứa.

Tuy nhiên, việc làm này có thể để lại nhiều hậu quả khôn lường đối với tai của bạn vì oxy già có tính ăn mòn cao, nếu để oxy già tiếp xúc với niêm mạc tai lành lặn sẽ khiến niêm mạc bị tổn thương, mài mòn ống tai dẫn đến tình trạng hoại tử ống tai, bỏng ống tai,… vô cùng nguy hiểm. Chính vì vậy, việc rửa tai bằng oxy già nên có sự tham khảo ý kiến từ bác sĩ, không nên tự ý thực hiện tại nhà.

Cách lấy ráy tai bằng oxy già an toàn và hiệu quả

Theo các chuyên gia cho biết mỗi ngày có rất nhiều người phải nhập viện vì ngoáy ráy tai không đúng cách khiến cho tai bị tổn thương nghiêm trọng. Các bác sĩ cũng cho biết ráy tai là một chất dịch được tiết ra bởi một bộ phận đặc biệt và có khả năng tự đào thải mà không cần đến tác động của con người như ngoáy, chọc lấy ráy tai.

Tuy nhiên việc để ráy tai tự đào thải thường mất một khoảng thời gian khá dài, trong khi đó có thể gây ngứa và tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở trong tai.

Tìm hiểu thêm: Phẫu thuật tạo hình trong điều trị ung thư

Có nên rửa tai bằng oxy già hay không 2

Cách ngoáy tai thông thường khiến tai dễ tổn thương

Vì vậy mà nhiều người chọn các cách như ngoáy, chọc lấy ráy tai thường xuyên để “giải quyết” cơn ngứa lỗ tai mà không biết rằng việc làm này có thể để lại hậu quả khôn lường. Vậy tại sao bạn không thử áp dụng cách lấy ráy tai bằng oxy già do bác sĩ chuyên khoa chia sẻ để tránh làm tổn thương tai mà vẫn làm sạch tai rất tốt. Các bước gồm có:

  • Nhỏ 1 – 2 giọt dung dịch oxy già vào trong lỗ tai.
  • Để im khoảng 10 phút, lưu ý không nên để oxy già chảy ra bằng cách nghiêng đầu sang bên còn lại.
  • Sau khi thấy oxy già sủi bọt lép béo trong lỗ tai và đẩy hết phần ráy tai ra ngoài thì bạn dùng tăm bông sạch lau lại tai nhiều lần để làm sạch hết oxy già còn đọng lại và cả cặn của ráy tai.

Tác dụng của oxy già sẽ khiến những chất bẩn trong tai bị hóa lỏng và nổi dần lên trên theo bọt oxy, dễ dàng vệ sinh hơn bao giờ hết. Bạn lưu ý là phương pháp làm sạch này không áp dụng được cho người có tiền sử bệnh thủng màng nhĩ hay giải phẫu tai vì có thể khiến tai bị nhiễm trùng đấy nhé.

Một số trường hợp không nên dùng oxy già

Hiện nay xu hướng lạm dụng oxy già ngày càng tăng khiến hậu quả để lại không đáng có. Chính vì vậy mà bạn cần tham khảo, ghi nhớ một số trường hợp không nên sử dụng oxy già như:

  • Không dùng oxy già lên vết thương hở: Việc dùng oxy già để làm sạch, sát khuẩn cho vết thương hở không những gây ra đau đớn mà còn khiến các tế bào bị phá hủy nghiêm trọng, mất đi khả năng lành lại và làm vết thương thêm nghiêm trọng hơn, lâu lành hơn dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng cao hơn. Thay vào đó, bạn có thể dùng nước muối sinh lý hoặc dung dịch sát khuẩn khác phù hợp để sát trùng vết thương, sau đó dùng thuốc mỡ để làm dịu, mau lành hơn.
  • Da non: Trường hợp vết thương đang lành và đang lên da non, bạn tuyệt đối không nên để lớp da ấy tiếp xúc với oxy già vì oxy già có đặc tính ăn mòn cao, có thể làm lớp da non bị chết đi, để lại sẹo lâu dài, thậm chí nguy hiểm hơn là nhiễm trùng, lở loét.
  • Súc miệng thường xuyên: Nếu bạn dùng oxy già pha nước để súc miệng thường xuyên sẽ khiến niêm mạc, lợi và cả men răng bị tổn thương, ăn mòn. Nguy hiểm hơn là nếu nuốt phải sẽ khiến cơ thể bị ngộ độc, tốt nhất nên để oxy già tránh xa tầm tay trẻ em, không cho trẻ dùng oxy già để súc miệng, gây nguy hiểm với sức khỏe và tính mạng của trẻ.

Có nên rửa tai bằng oxy già hay không 3

>>>>>Xem thêm: Nguyên nhân và cách điều trị suy giảm nhận thức sau đột quỵ

Tuyệt đối không dùng oxy già lên vết thương hở

Oxy già được sử dụng rộng rãi với nhiều mục đích đa dạng khác nhau. Tuy dùng với mục đích gì thì bạn cũng không nên lạm dụng loại dung dịch này quá nhiều để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân và mọi người trong gia đình nhé.

Hồng Nhung

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *