Warfarin là hợp chất được sử dụng phổ biến trong y học và cả trong nông nghiệp với nhiều ưu điểm nổi trội. Tuy nhiên, đây cũng là một thành phần hóa học có thể đe dọa đến sức khỏe của con người, một trong số đó là gây ngộ độc warfarin.
Bạn đang đọc: Warfarin là gì? Giải pháp khắc phục và phòng ngừa ngộ độc warfarin
Warfarin là hợp chất được sử dụng phổ biến trong y học và cả trong nông nghiệp với nhiều ưu điểm nổi trội. Tuy nhiên, đây cũng là một thành phần hóa học có thể đe dọa đến sức khỏe của con người, một trong số đó là gây ngộ độc warfarin. Vậy thực hư của việc này là như thế nào? Cùng Kenshin tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Contents
Warfarin là gì?
Warfarin được biết đến là chất chống đông máu kháng vitamin K sử dụng rất nhiều trong y học hiện đại. Ngoài ra, warfarin cũng được sử dụng rất nhiều trong nông nghiệp, đặc biệt là với tác dụng diệt chuột. Do vậy, warfarin còn được gọi với cái tên khác là thuốc diệt chuột.
Warfarin là chất chống đông máu kháng vitamin K được sử dụng nhiều tỏng y học
Loại thuốc này với liều từ 10 – 20ml/1 lần không gây ra tình trạng ngộ độc ngay lập tức. Tuy nhiên, nếu sử dụng warfarin với liều thấp (chỉ 1 – 2mg/ngày) trong một khoảng thời gian dài có thể gây ra chứng rối loạn đông máu hoặc chảy máu quá nhiều.
Với việc được sử dụng rộng rãi như hiện nay, nguy cơ ngộ độc warfarin là rất cao bởi việc sử dụng không đúng cách hoặc không may uống nhầm. Liều lượng có thể gây tử vong thấp nhất là 6.67mg/kg. Do vậy, khi dùng cần hết sức thận trọng.
Ngộ độc Warfarin
Nguyên nhân gây nên tình trạng ngộ độc warfarin đó là do sử dụng quá liều hoặc sử dụng liên tục trong một thời gian dài. Khi không may uống warfarin, trong 1 -2 ngày đầu bệnh nhân sẽ ít hoặc không xuất hiện các biểu hiện lâm sàng. Tình trạng xuất huyết sẽ chỉ xảy ra sau đó khoảng 2 – 3 ngày.
Ngộ độc hợp chất này có thể xảy ra ở nhiều cấp độ khác nhau
- Nếu chảy máu: Gây chảy máu chân răng, chảy máu cam, chảy máu kết mạc mắt, chảy máu não hay chảy máu bên trong nội tạng.
- Một số triệu chứng thường gặp: Ý thức lơ mơ, đau đầu, rối loạn vận động, đau bụng hay tiêu chảy, buồn nôn.
Tìm hiểu thêm: Giảm ho, tiêu đờm hiệu quả với siro bổ phế Nam Hà XC
Đau bụng, tiêu chảy là những dấu hiệu của ngộ độc warfarin- Ở cấp độ nặng hơn có thể gây: Tiêu cơ vân, suy hô hấp, co giật thậm chí hôn mê sâu.
- Nếu được phát hiện và chẩn đoán muộn có thể xảy ra các biến chứng chảy máu ở phổi, hệ tiêu hóa, hệ tiết niệu, não….lúc này, việc cấp cứu và chữa trị trở nên vô cùng khó khăn.
Ngộ độc warfarin là tình trạng nguy hiểm đến sức khỏe. Do vậy, hãy tránh xa loại hóa chất này để không xảy ra những sự cố đáng tiếc.
Điều trị ngộ độc warfarin
Trong trường hợp phát hiện có người uống phải hóa chất diệt chuột hoặc ngộ độc với warfarin cần đưa ngày đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt. Hiện nay có 2 biện pháp có thể áp dụng để xử lý tình trạng này:
Sử dụng than hoạt tính chữa ngộ độc warfarin
Biện pháp này sẽ có tác dụng hiệu quả cho những trường hợp mới uống warfarin trong vòng 6 tiếng hoặc ngộ độc ở mức độ rất nhẹ, khi đó, các bác sĩ sẽ tiến hành cấp cứu rồi cho người bệnh uống than hoạt tính. Đây là cách thức an toàn, hiệu quả nhằm loại bỏ độc tính trong người bệnh nhân.
Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ tiến hành rửa dạ dày thải độc cho bệnh nhân nếu cần thiết. Sau khi đã được xử lý cơ bản, bệnh nhân sẽ tiếp tục được theo dõi tại viện ít nhất là 72 giờ, sau đó bác sĩ sẽ kiểm tra lại và quyết định xem có nên cho xuất viện hay không.
Trường hợp bệnh nhân có dấu hiệu chuyển biến nặng hơn, các bác sĩ buộc phải tiến hành nhiều biện pháp khác.
Trường hợp ngộ độc nặng
Khi đã xác định chính xác bệnh nhân bị ngộ độc, bác sĩ sẽ là người trực tiếp quyết định việc chữa như thế nào và thời gian bao lâu thì hoàn tất.
Trường hợp này, thông thường sẽ được chỉ định điều trị bằng antidote (chất giải độc đặc hiệu), cụ thể:
Sử dụng vitamin K1 khi có rối loạn đông máu:
- Liều lượng: Trẻ em tối thiểu 0,25mg/kg, người lớn tối thiểu 20mg/lần, sử dụng khoảng 3-4 lần/ngày cách đều cho đến khi INR trở về mức bình thường.
- Cách sử dụng: Có thể uống, tiêm dưới da, sau đó sẽ tiến hành xét nghiệm INR sau mỗi 12 – 24g.
- Lưu ý: Không sử dụng vitamin K1 để điều trị dự phòng khi chưa có dấu hiệu của chứng rối loạn đông máu.
Huyết tương tươi đông lạnh:
- Khi có rối loạn đông máu PT
- Trên thực tế, việc điều trị chỉ có hiệu quả với các trường hợp được phát hiện sớm, tốt nhất là trong vòng 6 giờ kể từ lúc chất độc phát tác. Nếu phát hiện quá muộn, hiệu quả điều trị thường sẽ rất thấp.
Biện pháp phòng tránh ngộ độc warfarin
Để phòng tránh ngộ độc các hóa chất diệt chuột warfarin, người dân cần:
- Thứ nhất: Hạn chế tối đa việc diệt chuột bằng bả hay bằng các loại thuốc có tác dụng tương tự.
- Thứ hai: Khi mua hóa chất diệt chuột, chỉ mua ở quầy chuyên kinh doanh hóa chất bảo vệ thực vật hoặc ở các cơ sở uy tín. Chỉ mua những sản phẩm có đầy đủ thông tin và nguồn gốc rõ ràng.
- Thứ ba: Khi sử dụng hóa chất warfarin cần cách biệt hẳn so với nơi ở, tránh xa trẻ em cũng như các loại đồ ăn, thức uống trong gia đình. Sử dụng xong cần cất giữ cẩn thận.
>>>>>Xem thêm: Viên sữa ong chúa có tác dụng gì cho sức khỏe của bạn?
Sử dụng warfarin cần lưu ý cất giữ cẩn thận, tránh xa tầm tay trẻ em- Thứ tư: Tuyệt đối không dự trữ các hóa chất độc hại hoặc để lẫn lộn với các lọ thuốc khác trong gia đình. Việc này có thể khiến các thành viên khác uống nhầm và gây ngộ độc.
- Thứ năm: Với các cơ quan quản lý, cần quản lý chặt việc mua và bán các sản phẩm hóa chất diệt chuột, warfarin trên thị trường hiện nay.
Trên đây là những thông tin về tình trạng ngộ độc warfarin cùng với đó là những biện pháp khắc phục và phòng tránh tình trạng này hiệu quả. Để đảm bảo an toàn cho chính mình và những người xung quanh, hãy thật sự thận trọng khi sử dụng liều lượng warfarin.
Quỳnh Hương
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể