Viêm sụn vành tai có nguy hiểm không? Có phòng ngừa và điều trị được không?

Nếu bị sưng và đau vành tai do bấm khuyên, chấn thương hoặc các nguyên nhân khác thì đây có thể là dấu hiệu của bệnh viêm sụn vành tai. Vậy viêm sụn vành tai có nguy hiểm không? Nên điều trị như thế nào để không ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chức năng của thính giác?

Bạn đang đọc: Viêm sụn vành tai có nguy hiểm không? Có phòng ngừa và điều trị được không?

Viêm sụn vành tai là một bệnh viêm tai ngoài thường gặp. Do nhiều nguyên nhân khác nhau khiến tai bị đau, chảy mủ, thậm chí thay đổi cấu trúc tai. Vậy làm thế nào để nhận biết bệnh này và có biện pháp điều trị kịp thời?

Viêm sụn vành tai là gì?

Nhiễm trùng mô bao quanh và sụn bên ngoài được gọi là viêm sụn vành tai ngoài. Viêm sụn vành tai chỉ là tình trạng viêm nhiễm ở bên ngoài tai không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gây tổn thương lâu dài. Vết thương nếu không được điều trị sẽ ảnh hưởng đến yếu tố thẩm mỹ. Ngoài ra, viêm vành tai ngoài có thể dẫn đến hoại tử ống thính giác do dịch mủ bị nhiễm trùng, làm rối loạn quá trình nuôi dưỡng sụn ở vành tai. Bệnh nhân bị viêm vành tai thường có những dấu hiệu dễ nhận thấy sau:

  • Ngứa trong ống tai, sau đó tai có cảm giác nóng hơn, vài ngày sau bạn có cảm giác nóng rát và đau dữ dội.
  • Tai không thể nghe rõ như trước, thỉnh thoảng bạn bị ù tai. Đặc biệt khi kéo hoặc gập vành tai, người bệnh cảm thấy đau dữ dội, vành tai sưng đỏ, chảy mủ vàng hoặc xanh, đôi khi kèm theo máu, xung quanh vành tai sưng tấy.
  • Nếu không được điều trị nhanh chóng vị trí viêm sụn vành tai có thể hình thành sẹo ảnh hưởng đến thẩm mỹ của tai, thậm chí thay đổi cấu trúc của tai, gây mất thính giác.
  • Đôi khi người bệnh sẽ bị sốt do nhiễm trùng tai, ngoài ra còn có thể gặp một số dấu hiệu ít xuất hiện hơn như chóng mặt, chảy mủ tai, giảm khả năng giữ thăng bằng cơ thể.

Viêm sụn vành tai có nguy hiểm không? Có phòng ngừa và điều trị được không? 1 Nhiễm trùng mô bao quanh và sụn bên ngoài được gọi là viêm sụn vành tai

Nguyên nhân hình thành viêm sụn vành tai

Vi khuẩn trực khuẩn mủ xanh thường là nguyên nhân gây ra bệnh viêm sụn vành tai ngoài. Trực khuẩn mủ xanh gây nhiễm trùng, sưng đỏ, có mủ xanh hoặc vàng, có thể lẫn máu. Ngoài ra, những trường hợp sau cũng có thể gây viêm sụn vành tai:

  • Bệnh nhân vừa phẫu thuật tai.
  • Vị trí xỏ lỗ tai.
  • Khi vận động thể thao với lực cao, dễ bị chấn thương hoặc trầy xước vành tai, tạo điều kiện cho vi khuẩn, côn trùng tấn công và xâm nhập.
  • Chấn thương một bên đầu.

Tìm hiểu thêm: Các bước tiến hành nội soi phế quản dưới gây mê

Viêm sụn vành tai có nguy hiểm không? Có phòng ngừa và điều trị được không? 2 Viêm sụn vành tai có nguy hiểm không khi để lại khá nhiều biến chứng cho người bệnh?

Viêm sụn vành tai có nguy hiểm không?

Khi bị viêm sụn vành tai nhưng không điều trị sớm có thể làm biến dạng vành tai, gây mất thẩm mỹ. Vi khuẩn có thể lây lan qua đường máu gây nhiễm trùng toàn thân. Đây là biến chứng nguy hiểm có thể đe dọa đến tính mạng. Vì vậy nếu bạn nghi ngờ mắc bệnh nên đi khám để được điều trị sớm.

Điều trị viêm sụn vành tai

Điều trị viêm sụn tai chủ yếu sử dụng các loại thuốc kháng sinh khác nhau để chấm dứt tình trạng nhiễm trùng. Sau khi thăm khám và kiểm tra tình trạng thực tế của người bệnh, bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.

Phương pháp điều trị viêm sụn vành tai phổ biến nhất là sử dụng thuốc kháng sinh, cụ thể là thuốc Levofloxacin. Tuy nhiên, để vết viêm nhanh lành hơn, bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh kết hợp thêm một số loại thuốc kháng sinh khác. Có thể là sử dụng kháng sinh đường tĩnh mạch hoặc đường uống.

Nếu tai bệnh nhân có mủ, bác sĩ sẽ chỉ định tiểu phẫu để dẫn lưu dịch tiết ra bên ngoài. Tại vị trí viêm sụn vành tai, bác sĩ sẽ rạch và để ống dẫn lưu ra ngoài. Sau khi phẫu thuật, bác sĩ sẽ kê thêm thuốc kháng sinh để chống viêm.

Ở những bệnh nhân bị viêm sụn vành tai tự miễn, các loại thuốc steroid như prednisone được kê đơn để ức chế phản ứng miễn dịch và ngăn chặn tấn công vào sụn vành tai cũng như các bộ phận khác của cơ thể.

Bác sĩ sẽ tư vấn về phẫu thuật thẩm mỹ nếu hình dạng tai viêm bị biến dạng.

Thời gian phục hồi sau điều trị phụ thuộc nhiều vào từng bệnh nhân có tuân thủ chăm sóc hay không. Tốt nhất là bệnh nhân nên điều trị càng sớm càng tốt để tránh các biến chứng lâu dài và khó khăn trong điều trị.

Viêm sụn vành tai có nguy hiểm không? Có phòng ngừa và điều trị được không? 3

>>>>>Xem thêm: Tẩy trắng răng được bao lâu? Cách giữ màu răng trắng sáng sau khi tẩy trắng

Sử dụng thuốc kháng sinh là phương pháp điều trị viêm sụn vành tai phổ biến

Có thể phòng ngừa viêm sụn vành tai không?

Không phải lúc nào cũng có thể ngăn ngừa được bệnh viêm sụn vành tai. Đặc biệt là khi nó được gây ra bởi chấn thương. Mặc dù không thể ngăn ngừa chấn thương tai, bạn vẫn có thể giữ cho vùng bị thương sạch sẽ và hạn chế nhiễm trùng.

Theo đó, bạn có thể ngăn ngừa căn bệnh này bằng cách hạn chế tối đa việc xỏ lỗ tai trên vành tai. Tuy nhiên, nếu bạn quyết định xỏ ở những vùng da này, bạn nên đến các địa chỉ xỏ khuyên uy tín để đảm bảo an toàn, rửa bằng nước muối sinh lý hằng ngày để tránh bị nhiễm trùng. Trong trường hợp bị nhiễm trùng, bạn nên đi khám và dùng thuốc kháng sinh do bác sĩ chỉ định tránh để bệnh tiến triển.

Qua bài viết trên chắc bạn đã hiểu rõ viêm sụn vành tai có nguy hiểm không? Với các biến chứng nguy hiểm mà căn bệnh có thể để lại, các bạn trẻ nên lưu ý khi muốn xỏ khuyên tai, đặc biệt là bấm khuyên ở những vị trí sụn tai hay bấm nhiều lỗ cần lựa chọn cơ sở có chứng chỉ chuyên môn, đảm bảo vệ sinh an toàn, dụng cụ được tiệt trùng sạch sẽ. Hy vọng bài viết trên đã đem lại nhiều thông tin hữu ích cho các bạn đọc.

Cao Hiếu

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *