Hội chứng ruột kích thích gây ra cho người bệnh cảm giác khó chịu và nó còn ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Nhiều người uống thuốc hoài cũng không hết. Vậy hội chứng ruột kích thích có chữa khỏi được không?
Bạn đang đọc: Hội chứng ruột kích thích có chữa khỏi được không?
Hội chứng ruột kích thích là bệnh lý rất thường gặp, đặc biệt ở Việt Nam rất nhiều người mắc phải. Đây là nỗi khổ “khó nói” của nhiều nhiều người vì thường xuyên phải chạy vào nhà vệ sinh. Kể cả việc ăn uống cũng phải nhịn nhiều món yêu thích vì sợ ăn vào sẽ bị “tào tháo đuổi”… Nguyên nhân của hội chứng ruột kích thích này do đâu? Cần làm gì để cải thiện triệu chứng? Hãy tìm hiểu thông tin trong bài viết dưới đây để có thêm những thông tin bổ ích nhé!
Contents
Hội chứng ruột kích thích là gì?
Hội chứng ruột kích thích hay còn gọi là viêm đại tràng co thắt là bệnh mãn tính liên quan đến sự rối loạn nhu động của ruột già. Người mắc hội chứng ruột kích thích thường có triệu chứng như đầy hơi, đau bụng, rối loạn chức năng đại tràng, táo bón, tiêu chảy… Điều đáng nói hiện tượng này sẽ tái đi tái lại ảnh hưởng đến đời sống của người bệnh. Dù vậy nhưng hội chứng ruột kích thích không gây ra bất cứ tổn thương hay thay đổi nào của mô ruột như Crohn hay viêm loét đại tràng.
Người bị hội chứng ruột kích thích có chữa khỏi được không?
Nguyên nhân gây hội chứng ruột kích thích vẫn còn chưa có giải thích nào được xác định rõ ràng. Có thể do nhiều tác nhân kết hợp gây ra sự rối loạn thần kinh ở đường tiêu hóa, sự co thắt bất thường ở khối cơ thành ruột, căng thẳng, nội tiết tố, thực phẩm…
Cơ chế gây ra hội chứng là sự rối loạn nhu động ruột. Khi các cơ vòng co bóp mạnh nhu động ruột tăng dẫn tới thức ăn trong ống tiêu hóa vận chuyển nhanh dẫn đến đầy hơi chướng bụng, tiêu chảy. Nếu khối cơ có bóp yếu nhu động ruột giảm dẫn tới táo bón do thức ăn đọng lại lâu khó tiêu.
Hội chứng ruột kích thích được chia thành bốn nhóm: Nhóm hay bị táo bón, nhóm hay bị tiêu chảy, nhóm kết hợp cả hai và nhóm không bị táo bón hoặc không bị tiêu chảy.
Nguyên nhân dẫn đến hội chứng ruột kích thích
Cho đến nay vẫn chưa xác định rõ được nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng hội chứng ruột kích thích. Một số yếu tố được cho là nguy cơ của tình trạng bệnh như dưới đây:
- Do yếu tố di truyền.
- Do ngộ độc thực phẩm hoặc dị ứng với thức ăn.
- Do ăn uống không đúng giờ, đúng bữa, ăn uống không khoa học và vận động mạnh sau khi ăn.
- Do tác dụng phụ của thuốc kháng sinh điều trị bệnh nào đó.
- Do có sự co thắt của ruột.
- Do ăn uống không vệ sinh bị nhiễm khuẩn đường tiêu hóa.
- Do sử dụng chất kích thích như rượu, bia, chất kích thích.
- Do căng thẳng thần kinh, lo âu quá độ, làm việc quá mức.
- Đối với phụ nữ có thai hoặc thời kỳ hành kinh cũng có thể xảy ra hiện tượng này.
Mọi lứa tuổi đều có thể mắc phải hội chứng ruột kích thích, ở nữ tỷ lệ mắc cao hơn nam giới gấp 2 lần. Hiện nay, tỷ lệ trẻ em ở tuổi vị thành niên mắc hội chứng này khá nhiều, nguyên nhân được cho là do áp lực từ việc học hành, gia đình và xã hội dẫn đến stress…
Biểu hiện của hội chứng ruột kích thích?
Người ta rất dễ bị nhầm biểu hiện của hội chứng ruột kích thích với với bệnh lý khác. Ở mỗi bệnh nhân các biểu hiện cũng khác nhau. Biểu hiện đau bụng âm ỉ, từng cơn hoặc đau toàn bộ vùng bụng là triệu chứng phổ biến ở bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích. Khi đi đại tiện xong có thể cơn đau giảm nhưng cơn đau vẫn không dứt.
Tìm hiểu thêm: Mày đay mãn tính có bầu được không? Mẹ và bé dễ gặp những nguy cơ gì?
Vẫn chưa có bằng chứng khoa học về nguyên nhân gây hội chứng ruột kích thíchCó bệnh nhân triệu chứng biểu hiện ở sự thay đổi thói quen đi ngoài như táo bón, phân cứng và nhỏ, đau khi đi đại tiện. Hoặc có thể phân lỏng, đi són và nhiều lần, tiêu chảy. Có hiện tượng xen kẽ giữa táo bón và tiêu chảy, cảm giác đi không hết phân cũng như mót đi ngoài sau khi ăn xong. Người bị hội chứng ruột kích thích thường bị đầy hơi chướng bụng do khí trong ruột được sản xuất nhiều hơn.
Do nhu động ruột ở người mắc hội chứng ruột kích thích hoạt động bất thường nên cảm giác muốn đi ngoài khẩn cấp. Người bệnh cũng có triệu chứng buồn nôn, ợ nóng, ợ hơi, mệt mỏi, tiểu nhiều…
Hội chứng ruột kích thích có chữa khỏi được không?
“Hội chứng ruột kích thích có chữa khỏi được không?” là câu hỏi được nhiều người quan tâm nhất.
Cho đến thời điểm này y học vẫn còn chưa biết chính xác do nguyên nhân nào dẫn tới hội chứng ruột kích thích. Vì chưa xác định được nguyên nhân cụ thể nên cũng chưa có phương pháp điều trị dứt điểm. Các phương pháp điều trị hiện tại chỉ có thể giúp bệnh nhân cải thiện triệu chứng, giảm nhẹ những phiền toái bớt ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
>>>>>Xem thêm: Mẹo chữa ù tai phải hiệu quả và dễ thực hiện
Việc điều trị hội chứng ruột kích thích chỉ làm giảm triệu chứngVì không có phương pháp điều trị dứt điểm nên nhiều người dùng các bài thuốc dân gian, thuốc đông y để giảm nhẹ triệu chứng. Người bệnh cũng nên có biện pháp sống chung với bệnh đồng thời tuân thủ lời khuyên của chuyên gia y tế. Cần xây dựng một lối sống lành mạnh, khoa học cũng như kiêng một số loại thực phẩm để giảm nhẹ triệu chứng hoặc ít nhất không làm cho tình trạng nặng thêm.
Lưu ý cho người đang mắc hội chứng ruột kích thích
Cách tốt nhất là nên tạo cho mình một thói quen ăn uống đúng giờ, không bỏ bữa. Tránh ăn những thực phẩm nhiều dầu mỡ và cay nóng. Các chất kích thích như rượu bia, cà phê, thuốc lá… tốt nhất không nên sử dụng.
Điều đặc biệt là phải ăn chín, uống sôi không ăn những thực phẩm sống hoặc tái.
Ưu tiên sử dụng các loại trái cây và rau tươi thay vì ăn đồ đông lạnh và đồ muối chua…
Luôn giữ cho tinh thần thoải mái, tránh những vấn đề căng thẳng lo âu, đó là một trong những nguyên nhân gây ra hội chứng ruột kích thích. Việc làm quá sức, căng thẳng dẫn tới stress cũng cần được giảm tải sắp xếp hợp lý. Luyện tập thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe cũng là cách đẩy lùi triệu chứng.
Như vậy bạn đã tìm được câu trả lời hội chứng ruột kích thích có khỏi được không rồi nhé. Hy vọng với những thông tin trong bài viết có thể giúp bạn có thêm nhiều cách để giảm nhẹ triệu chứng.
Tuệ Nhi
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể