Ngộ độc măng nguy hiểm cho sức khoẻ? Sơ chế như thế nào cho đúng cách?

Măng tươi là thực phẩm được nhiều người biết đến và được chế biến thành những món ăn hấp dẫn. Tuy nhiên không phải ai cũng thực sự biết cách chọn và chế biến măng. Do đó, điều quan trọng là phòng ngừa ngộ độc măng nhưng vẫn chế biến được món ăn ngon.

Bạn đang đọc: Ngộ độc măng nguy hiểm cho sức khoẻ? Sơ chế như thế nào cho đúng cách?

Măng là món ăn quen thuộc, bình dân và dễ ăn. Tuy nhiên, nếu không biết cách chế biến và loại bỏ độc tố thì khi chế biến, các chất độc hại trong măng sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe người dùng. Cùng xem trong măng có những độc tố gì và cách sử dụng măng an toàn tránh ngộ độc thực phẩm nhé.

Độc tố trong măng ảnh hưởng đến sức khoẻ

Chất độc gây ngộ độc trong măng là cyanide, là một gốc axit có hợp chất bao gồm muối hoặc axit. Trong măng tươi có hàm lượng cyanide rất cao, khoảng 230 mg/kg. Khi ăn nhiều măng tươi, dưới tác dụng của enzym tiêu hóa trong dạ dày, cyanide ngay lập tức chuyển hóa thành axit cyanhydric, là chất cực độc đối với cơ thể. Mỗi kg măng tươi có chứa 230 mg cyanide, có thể gây tử vong cho trẻ nhỏ ngay lập tức.

Bạn sẽ bị ngộ độc măng tươi nếu chưa ngâm, luộc hoặc uống nước luộc măng. Người suy dinh dưỡng và trẻ em bị nhiễm độc nặng hơn. Cyanide từ măng nhanh chóng được hấp thụ qua đường tiêu hóa vào máu rồi vào các cơ quan theo đường máu, các triệu chứng ngộ độc thường xuất hiện sau vài phút hoặc vài giờ tùy theo mức độ ngộ độc.

Không chỉ bị ngộ độc vì độc tố có trong măng mà có thể bị ngộ độc do người bán dùng thuốc nhuộm vàng cho măng. Đây là một loại hóa chất công nghiệp. Chất này không được phép dùng trong thực phẩm vì nó có hại cho sức khỏe, tiềm ẩn nguy cơ gây ung thư rất cao. Hoá chất màu vàng này gây hại cho gan, thận và xương.

Các triệu chứng khi ngộ độc măng:

  • Ngộ độc nhẹ có các biểu hiện như chóng mặt, nhức đầu, buồn nôn,…
  • Ngộ độc nặng với các triệu chứng như nhức đầu, nôn, khó thở, lú lẫn, tụt huyết áp, hôn mê, co giật,…
  • Ngộ độc nặng hơn nữa dẫn đến tim đập nhanh, ngừng hô hấp là nguyên nhân dẫn đến tử vong chỉ sau vài phút nếu không cấp cứu kịp thời.

Khi người ăn măng có các dấu hiệu trên, cần giúp nạn nhân hô hấp nhân tạo tránh ngừng thở và đưa ngay đến bệnh viện để được điều trị kịp thời.

Ngộ độc măng nguy hiểm cho sức khoẻ? Sơ chế như thế nào cho đúng cách? 1 Tuỳ thuộc vào mức độ nghiêm trọng mà ngộ độc măng có biểu hiện khác nhau

Cách loại bỏ độc tố trong măng

Tuy nhiên, vì những lý do trên mà loại bỏ măng ra khỏi thực đơn thì thật đáng tiếc. Vì măng cũng là thực phẩm cung cấp nhiều chất dinh dưỡng như chất xơ và chứa phytosterol, đây là chất có thể ngăn ngừa cholesterol xấu và cải thiện xơ vữa động mạch. Ngoài ra còn có các chất dinh dưỡng quan trọng như protein, carbohydrate, axit amin, khoáng chất,…

Để thưởng thức được món măng ngon, an toàn cần biết cách chọn, sơ chế măng đúng cách. Măng không tẩm hóa chất thường có màu hơi sậm hoặc vàng nhạt do chỉ ngâm muối. Còn măng ngâm hóa chất có màu trắng hoặc vàng sậm do được tẩm bột vàng, trông rất bắt mắt. Măng không ngâm hóa chất có mùi chua tự nhiên, không hăng.

Sơ chế măng là công đoạn quan trọng để loại bỏ các độc tố tự nhiên có trong măng. Rửa sạch măng và ngâm với nước muối hoặc nước vo gạo khoảng 30 đến 45 phút, sau đó luộc sơ qua ít nhất 2 – 3 lần trong 15 – 20 phút. Trong quá trình nấu, bạn cần mở vung để chất độc bay hơi. Dù là măng tươi hay măng khô, bạn cũng đừng quá vội vàng mà bỏ qua các bước loại bỏ độc tố. Đặc biệt với món măng ngâm, tốt nhất bạn nên tự làm để đảm bảo an toàn và sạch sẽ.

Tìm hiểu thêm: Một ngày không làm gì tốn bao nhiêu calo?

Ngộ độc măng nguy hiểm cho sức khoẻ? Sơ chế như thế nào cho đúng cách? 2 Để đảm bảo an toàn khi ăn măng cần sơ chế cẩn thận như ngâm nước muối và luộc nhiều lần

Những đối tượng không nên ăn măng

Người mắc bệnh thận: Nếu bạn mắc bệnh thận, cần đặc biệt chú ý đến chế độ ăn uống. Măng là thực phẩm giàu canxi nên không có lợi cho người thận yếu. Tốt nhất bạn nên cố gắng hạn chế món ăn này.

Người bị bệnh Gout: Người bị bệnh Gout nên luôn theo dõi chế độ ăn uống của mình để không làm tăng lượng axit uric trong máu và làm cho bệnh gút nặng hơn. Trong khi các loại thực phẩm như măng làm tăng tốc độ tổng hợp axit uric trong cơ thể, do đó những người bị bệnh gút không nên ăn.

Viêm loét dạ dày, tá tràng: Theo đông y, đây là loại thực phẩm có tính lạnh, khó tiêu hóa nên những người bị viêm loét dạ dày, tá tràng, viêm dạ dày, xơ gan nên bỏ qua món ăn này để tránh tình trạng bệnh nặng hơn.

Phụ nữ có thai: Măng chứa nhiều độc tố, nhất là glucozit, thành phần này tạo ra axit xyanhydric. Đã có nhiều mẹ bầu bị ngộ độc măng với các mức độ khác nhau như nôn mửa, đau bụng, nhức đầu,… Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi.

Trẻ em: Axit oxalic trong măng tươi ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ và sử dụng canxi, kẽm trong cơ thể. Vì vậy, trẻ em đang trong giai đoạn phát triển không nên ăn thực phẩm này để tránh các triệu chứng thiếu chất dẫn đến rối loạn tăng trưởng.

Người dùng Aspirin thường xuyên: Khi người dùng Aspirin ăn măng sẽ gây kích ứng đường tiêu hóa và làm tổn thương niêm mạc dạ dày.

Ngộ độc măng nguy hiểm cho sức khoẻ? Sơ chế như thế nào cho đúng cách? 3

>>>>>Xem thêm: Viên nghệ sữa ong chúa có tác dụng gì đối với sức khỏe?

Măng tuy cũng có nhiều chất dinh dưỡng nhưng tuỳ vào từng đối tượng mà có nên ăn măng hay không

Trên đây là bài viết gửi đến bạn một số thông tin về ngộ độc măng nguy hiểm cho sức khoẻ và cách sơ chế măng. Hy vọng qua bài viết này, các bạn đã biết cách loại bỏ độc tố khỏi măng để chế biến món ăn ngon cho bữa cơm gia đình.

Cao Hiếu

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *