Các căn bệnh xảy ra ở tâm thất được xem là gây nhiều nguy hiểm đến sức khỏe con người. Vậy tâm thất là gì và bất thường có thể xảy ra ở bộ phận này bao gồm những hiện tượng gì? Bài viết sau sẽ cung cấp thông tin chi tiết.
Bạn đang đọc: Tâm thất là gì? Các vấn đề sức khỏe thường gặp ở tâm thất
Trên thực tế, có không ít trường hợp người bệnh gặp phải các vấn đề sức khỏe ở tâm thất. Tuy nhiên, việc chưa hiểu đúng và đầy đủ về cấu tạo, chức năng ở bộ phận này khiến cho nhiều người hoang mang trong cách giữ gìn, chăm sóc và điều trị bệnh. Dưới đây là lý giải của về băn khoăn tâm thất là gì cũng như các thông tin hữu ích xoay quanh vấn đề này.
Contents
Tâm thất là gì?
Tâm thất là thuật ngữ y học dùng để chỉ một trong hai buồng dưới của tim, thu nhận và đẩy máu từ tâm nhĩ ra ngoại vi và phổi. Tâm thất có 2 bộ phận là tâm thất phải và tâm thất trái. Cụ thể về chức năng của 2 bộ phận này như sau:
Tâm thất trái nằm ở phần dưới cùng bên trái của tim và bên dưới tâm nhĩ trái, cách nhau bởi van hai lá. Nó nhận máu từ tâm nhĩ trái và bơm vào hệ thống tuần hoàn qua động mạch chủ. Khi tim co bóp, máu sẽ chảy ngược vào tâm nhĩ trái, tiếp đó qua van hai lá rồi đi vào tâm thất trái. Máu được bơm qua van động mạch chủ vào động mạch chủ rồi đi về các bộ phận của cơ thể.
Tâm thất phải là khoang nằm ở bên trong tim, nhận máu từ tâm nhĩ phải và bơm vào phổi qua động mạch phổi. Nó nằm ở phía dưới bên phải của tim, bên dưới tâm nhĩ phải và kề bên với tâm thất trái. Khi máu khử oxy chảy vào tâm nhĩ phải, nó đi qua van ba lá và vào tâm thất phải, sau đó bơm máu lên qua van phổi và động mạch phổi, sau đó đi đến phổi.
Những vấn đề sức khỏe thường gặp ở tâm thất
Vậy những vấn đề sức khỏe thường gặp ở tâm thất là gì? Các bất thường có thể gặp phải bao gồm:
Phì đại tâm thất
Đây là căn bệnh khá thường gặp ở tâm thất. Dấu hiệu của phì đại tâm thất thường là xảy ra tình trạng huyết áp cao không kiểm soát được, nguy hiểm hơn có thể gây đau tim và đột quỵ. Các triệu chứng của bệnh không tiến triển nhanh mà khá âm thầm. Trong giai đoạn đầu, bệnh chưa có dấu hiệu rõ ràng. Khi bệnh tiến triển có thể sẽ gặp các triệu chứng như: Khó thở, mệt mỏi, đau tức ngực, tim đập nhanh, mạnh hoặc thường xuyên chóng mặt, ngất xỉu.
Suy tim
Suy tim là tình trạng tim không thể bơm máu một cách bình thường, máu có thể chảy ngược trở lại hoặc gây tắc nghẽn. Bệnh này sẽ làm bàn chân, chân và mắt cá chân có khả năng sưng lên, thường được gọi là tình trạng phù. Ngoài ra, người bệnh có thể gặp một số triệu chứng như khó thở, mạch đập nhanh hoặc có cảm giác bị tắc mạch, ngực đau nhói, tăng cân từ chất lỏng dư thừa, mất vị giác, da lạnh, đổ nhiều mồ hôi, mệt mỏi…
Rối loạn nhịp tim phải
Nguyên nhân gây bệnh này thường là do cơ tâm thất phải được thay thế bằng mô mỡ và sẹo khiến cho tâm thất phải bị kéo giãn và co bóp kém, dẫn đến khả năng bơm máu của tim bị suy yếu. Bệnh này khá nguy hiểm vì có thể dẫn đến nhịp tim nhanh và các vấn đề nghiêm trọng khác như ngừng tim đột ngột hoặc tử vong.
Dị tật tim bẩm sinh
Dị tật tim bẩm sinh xảy ra khi động mạch chủ trồi lên từ tâm thất phải, vốn dĩ nó nằm ở tâm thất trái. Để điều trị hiệu quả tình trạng này, bác sĩ thường chỉ định giải pháp phẫu thuật. Thông thường, dị tật này thường được phát hiện trong siêu âm thai. Một số trường hợp dị tật bẩm sinh khác xuất hiện ngay sau khi sinh và có triệu chứng như môi, da, ngón tay và ngón chân hơi xanh, khó thở, cân nặng thấp, tức ngực, nhịp tim bất thường…
Tìm hiểu thêm: Vận động trong điều trị – Chiến sĩ mới trên mặt trận chống ung thư
Bí quyết duy trì sức khỏe tim mạch
Để duy trì sức khỏe tim mạch nói chung và tâm thất nói riêng, các bác sĩ khuyến cáo người bệnh nên thực hiện các nguyên tắc sau đây:
- Kiểm soát căng thẳng: Khi căng thẳng, mệt mỏi, các cơ quan quan trọng sẽ cần lưu lượng máu lớn, buộc tim phải làm việc cường độ cao. Vì thế, nếu stress kéo dài sẽ làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề tim mạch như loạn nhịp tim, đau thắt ngực, bị hẹp mạch vành, thậm chí là đột quỵ…
- Tăng cường thực phẩm tốt cho tim mạch: Bạn nên bổ sung các loại thực phẩm như cá, rau lá xanh (đặc biệt là rau họ cải), các loại trái cây như táo, đu đủ, chuối, bơ… Ngoài ra, các loại hạt cũng là thực phẩm bạn nên tăng cường bổ sung.
- Hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ: Ăn nhiều thực phẩm dầu mỡ sẽ làm tăng lượng mỡ trong máu, dẫn đến nguy cơ mắc bệnh mạch vành, khiến cơ tim phải hoạt động nhiều hơn, lâu dần có thể gây suy tim. Do đó thay vì ăn các thực phẩm chiên, nướng, bạn nên ăn các món luộc, hấp để giảm lượng dầu mỡ nạp vào cơ thể.
- Duy trì cân nặng hợp lý: Thừa cân sẽ gây rối loạn lipid máu, tăng nguy cơ mắc các bệnh ảnh hưởng đến tim mạch như tiểu đường, cao huyết áp… Hơn nữa, tình trạng thừa cân cũng khiến quá trình xơ vữa động mạch xảy ra nhanh hơn, hình thành các mảng bám gây hẹp và tắc động mạch, gây đau tim, suy tim, thậm chí là đột quỵ.
- Tập luyện thể dục thể thao an toàn: Tập thể dục thường xuyên sẽ giúp máu lưu thông tốt, điều hòa huyết áp và nhịp tim, từ đó giúp cải thiện hiệu quả chức năng tim mạch.
- Chăm sóc chất lượng giấc ngủ: Ngủ đủ giấc là giải pháp hiệu quả góp phần bảo vệ trái tim, giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
- Tầm soát sức khỏe tim mạch định kỳ: Việc tầm soát tim mạch định kỳ sẽ giúp phát hiện sớm các nguy cơ như cao huyết áp, rối loạn nhịp tim, rối loạn lipid máu… để có hướng điều trị kịp thời. Phát hiện sớm sẽ giúp bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả hơn, tránh bệnh có những diễn tiến nặng.
>>>>>Xem thêm: Chống xuất tinh sớm bằng kem đánh răng liệu có hiệu quả?
Như vậy, với các thông tin trên đây, Kenshin đã giúp bạn hiểu rõ hơn tâm thất là gì cũng như những bất thường có thể gặp phải ở bộ phận này. Tim mạch nói chung và tâm thất nói riêng hoạt động không ngừng nghỉ trong suốt cuộc đời nhằm duy trì sự sống. Do đó, bạn nên có sự quan tâm đúng mức đến tim mạch và thăm khám sớm, kịp thời ngay khi thấy có dấu hiệu bất thường ở bộ phận này.
Xem thêm:
- Tìm hiểu chi tiết nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị rung thất
- Giải mã về hệ thống đường dẫn truyền trong tim
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể