Viêm sụn vành tai kiêng ăn gì? Nên ăn gì tốt cho sức khoẻ?

Viêm sụn vành tai ngoài là một vấn đề sức khỏe không hiếm gặp. Để ngăn ngừa tình trạng này cần có biện pháp chăm sóc và điều trị đúng cách. Trong đó chế độ ăn uống hằng ngày cũng ảnh hưởng đến quá trình điều trị. Vậy viêm sụn vành tai kiêng ăn gì? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây.

Bạn đang đọc: Viêm sụn vành tai kiêng ăn gì? Nên ăn gì tốt cho sức khoẻ?

Bạn có thể bị đau vành tai đột ngột kèm theo sưng, đỏ và thậm chí chảy dịch. Đây có thể là triệu chứng của bệnh nhiễm trùng sụn vành tai. Một tình trạng tưởng chừng như vô hại nhưng lại gây ra nhiều phiền toái cho người bị.

Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng đến viêm vành tai như thế nào?

Chế độ ăn uống đóng một vai trò quan trọng trong quá trình hồi phục sau khi bị viêm tai nói riêng và các bệnh khác nói chung. Chỉ cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học thì việc điều trị bệnh sẽ hiệu quả hơn.

Ngoài ra, bổ sung những thực phẩm lành mạnh hỗ trợ tăng sức đề kháng và giúp cơ thể luôn tràn đầy năng lượng. Nhiều người nghĩ rằng bệnh viêm vành tai ngoài không liên quan gì đến việc ăn uống. Nhưng đó là một ý kiến ​​sai lầm.

Trên thực tế, có những loại thức ăn, thực phẩm có thể khiến cho các phản ứng đau và viêm trầm trọng hơn. Tuy nhiên, cũng có những thực phẩm và món ăn có thể giúp giảm đau, tiêu viêm và loại bỏ mủ. Nếu tăng cường thực phẩm tốt cho sức khoẻ sẽ cải thiện được tình trạng của bệnh lý.

Viêm sụn vành tai kiêng ăn gì?

Thực phẩm khô cứng

Việc nhai liên tục có tác động nhất định vào vùng tai. Thức ăn khô, cứng cần nhiều lực hơn nhai. Lực tác động mạnh của hàm ảnh hưởng đến quá trình phục hồi của tai. Một số thực phẩm khô mà bạn nên hạn chế ăn khi bị viêm vành tai là hạt điều, đậu phộng, hoa quả sấy khô, bánh kẹo cứng, kẹo cao su.

Đồ ăn ngọt

Nếu cơ thể có thể dung nạp một lượng lớn đường sẽ kích thích tiết ra nhiều insulin hơn mức bình thường. Do đó, đây là yếu tố làm gia tăng các triệu chứng ù tai, đau tai và áp lực trong tai. Trong thời gian điều trị bệnh viêm tai cần hạn chế ăn uống đồ ngọt, bánh ngọt,…

Viêm sụn vành tai kiêng ăn gì? Nên ăn gì tốt cho sức khoẻ? 1 Hạn chế ăn đồ ngọt để không làm tăng triệu chứng viêm nhiễm

Đồ ăn nhiều dầu mỡ

Đồ ăn nhiều dầu mỡ là một trong loại thực phẩm mà người bị viêm sụn vành tai nên kiêng ăn. Không chỉ ảnh hưởng đến quá trình hồi phục sau khi bị viêm tai mà còn có tác động xấu đến sức khỏe. Các loại thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng đau tai nếu ăn quá nhiều. Thậm chí có thể kéo dài thời gian phát bệnh và gây ra những biến chứng nguy hiểm khôn lường.

Đồ ăn cay nóng

Độ cay sẽ kích thích và làm suy giảm thính lực, gây ù tai và điếc. Vì vậy, bạn cần giảm bớt các loại gia vị cay như ớt, tiêu, mù tạt, sa tế bằng cách điều chỉnh, cắt giảm những gia vị này trong quá trình nấu nướng hằng ngày. Ngoài ra, thức ăn mới nấu còn rất nóng có thể gây đau nhức tai ngoài. Tốt nhất nên để nguội hoặc ăn trong 10 – 15 phút sau khi nấu.

Chất kích thích

Thuốc lá, rượu, bia, cà phê,… là những chất kích thích không tốt cho sức khỏe, nhất là khi bạn bị viêm ngoài tai như viêm sụn vành tai. Nếu bạn không muốn cơn đau trầm trọng hơn, hãy ngưng sử dụng chúng. Theo thời gian, bạn sẽ nhận thấy hiệu quả chữa bệnh đáng kể đồng thời còn giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh khác.

Thực phẩm nên ăn

  • Quả mọng: Các loại quả như dâu tây, việt quất, phúc bồn tử,… có chứa anthocyanins, là chất chống oxy hóa có đặc tính chống viêm mạnh.
  • Cá: Những loại cá như cá trích, cá cơm, cá thu, cá hồi,… Cung cấp nhiều axit béo omega-3 chuỗi dài EPA và DHA để giảm protein phản ứng gây tăng tình trạng viêm nhiễm.
  • Các loại rau: Bông cải xanh, cải xoăn, cải mầm,… rất giàu sulforaphane. Đây là một chất chống oxy hóa chống lại triệu chứng viêm bằng cách giảm mức độ cytokine và NF-kB gây viêm.
  • Quả bơ: Ăn nửa quả bơ mỗi ngày giúp giảm các dấu hiệu viêm nhiễm trong cơ thể bạn.
  • Trà xanh: Chứa EGCG ngăn chặn tình trạng viêm bằng cách giảm sản xuất các cytokine gây viêm và ngăn chặn các cytokine làm hỏng axit béo trong tế bào.
  • Ớt chuông: Giàu vitamin C và quercetin, là những chất chống viêm mạnh.
  • Ngoài ra, còn có các loại thực phẩm chống viêm cần thiết trong chế độ ăn hằng ngày phải kể đến như nho, nấm, nghệ, dầu ô liu nguyên chất, sô cô la đen có hàm lượng cacao nhiều, cà chua,…

Tìm hiểu thêm: Dầu nền là gì? Các loại dầu nền phổ biến và tốt nhất hiện nay

Viêm sụn vành tai kiêng ăn gì? Nên ăn gì tốt cho sức khoẻ? 2 Bổ sung các loại trái cây, quả mọng để tăng cường sức khoẻ, giảm nhanh viêm nhiễm

Kết hợp với các biện pháp bảo vệ tai

Ngoài việc lưu ý viêm sụn vành tai nên ăn gì, không nên ăn gì bạn cũng cần biết một số cách chăm sóc sau để cải thiện tình trạng bệnh của mình:

  • Luôn làm sạch tai và đảm bảo tai luôn khô ráo. Trong thời gian này, không được để nước vào tai khi tắm hoặc bơi lội.
  • Dùng thuốc nhỏ tai và nước muối sinh lý để làm sạch tai và giảm sưng đau.
  • Tăng cường vitamin A, vitamin C thông qua một số loại thực phẩm như rau xanh, cà chua và trái cây như cam, bưởi, dâu tây,…
  • Bổ sung thực phẩm giàu kẽm để giảm sưng đỏ.
  • Nếu gặp các triệu chứng bất thường khác như sốt hoặc đau tai dữ dội, bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
  • Không gây áp lực lên tai như ngủ đè lên tai, đội mũ bảo hiểm quá chật, khi chơi thể thao nên mang mũ bảo hiểm tránh chấn thương.
  • Hạn chế đưa tay lên sờ trong và ngoài tai.

Viêm sụn vành tai kiêng ăn gì? Nên ăn gì tốt cho sức khoẻ? 3

>>>>>Xem thêm: Mẹo dạy bé học chữ cái nhanh thuộc, nhớ lâu

Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào liên quan đến tai bạn nên đi khám bác sĩ chuyên khoa

Tình trạng bệnh viêm sụn vành tai có cải thiện được hay không phần lớn phụ thuộc vào cách chăm sóc của bạn. Mong rằng những thông tin hữu ích trên đây sẽ giúp bạn biết được viêm sụn vành tai kiêng ăn gì và nên ăn gì. Những thông tin trên đây về bệnh viêm sụn vành tai chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế cho phác đồ điều trị cụ thể. Vì vậy, để được điều trị hiệu quả nhất, bạn nên đi khám bác sĩ chuyên khoa ngay khi thấy các dấu hiệu bất thường ở tai.

Cao Hiếu

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *