Các phương pháp chữa mắt lác hiệu quả

Theo Viện mắt Trung ương, nước ta có khoảng 2 triệu người mắt bị lác. Tình trạng này hiện đang có xu hướng tăng lên, đặc biệt là ở trẻ em, thông thường các gia đình thường đưa con đi chữa mắt lác rất muộn. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển và sinh hoạt đời sống hàng ngày.

Bạn đang đọc: Các phương pháp chữa mắt lác hiệu quả

Mắt lác gây nên nhiều tình huống khó xử trong đời sống và sinh hoạt của người bệnh. Chính vì thế phương pháp điều trị bệnh luôn là mối quan tâm hàng đầu. Vậy có những phương pháp chữa mắt lác nào và lựa chọn các phương pháp như thế nào để phù hợp nhất? Các bạn hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của Kenshin nhé.

Mắt lác là gì?

Mắt lác (mắt lé) là sự lệch trục của mắt và gây ra hiện tượng hai mắt không cùng nhìn thẳng về một hướng. Một mắt nhìn về phía trước trong khi mắt còn lại nhìn theo các hướng khác: Nhìn lên trên, xuống dưới, nhìn sang trái, sang phải. Mắt lệch vào trong gọi là lác trong, lệch ra ngoài gọi là lác ngoài, lệch lên trên gọi là lác trên, lệch xuống dưới gọi là lác dưới.

Các phương pháp chữa mắt lác 1 Tình trạng mắt lác xuất hiện ở nhiều lứa tuổi khác nhau

Cơ chế gây lác mắt

Mỗi mắt có 6 cơ vận nhãn để điều chỉnh nhãn cầu bao gồm 4 cơ thẳng: Cơ thẳng trên, cơ thẳng dưới, cơ thẳng trong, cơ thẳng ngoài và 2 cơ chéo: Cơ chéo lớn, cơ chéo bé. Các cơ này phối hợp nhịp nhàng giúp mắt di chuyển linh hoạt về các hướng khác nhau.

Bình thường khi hai mắt nhìn vào một điểm, hình ảnh thu được tại tế bào que ở võng mạc sẽ được dẫn truyền qua dây thần kinh thị giác đến trung ương. Tại đây hình ảnh từ hai mắt tổng hợp lại thành một. Khi mắt bị lác, hai mắt sẽ truyền đến não bộ hai hình ảnh khác nhau.

Ở trẻ em sẽ có xu hướng loại bỏ hình ảnh mắt lệch để nhìn rõ còn người lớn thì không loại bỏ được hình ảnh của mắt lệch dẫn tới hiện tượng nhìn đôi.

Nguyên nhân gây mắt lác

Khi có bất cứ tác nhân nào ảnh hưởng đến 6 cơ vận nhãn thì đều có nguy cơ gây ra lác mắt.

  • Dị tật bẩm sinh về não, biến bị trên nhiễm sắc thể số 18, đẻ non.
  • Nhiễm khuẩn, virus như nhiễm Rubella từ mẹ khi mang thai.
  • Liệt một trong số các cơ vận nhãn bẩm sinh hoặc mắc phải.
  • Ung thư võng mạc mắt.
  • Các tật khúc xạ như cận thị, viễn thị nặng.
  • Các bệnh về mắt như đục thủy tinh thể, bệnh đáy mắt, bất đồng khúc xạ…
  • Trẻ bị chấn thương não.
  • Biến chứng của tiểu đường, cường giáp, basedow…
  • Chấn thương ảnh hưởng tới mắt và các vùng xung quanh.
  • Các phẫu thuật ở mắt.

Mắt lác có nguy hiểm không?

Mắt lác rất dễ phát hiện khi bản thân tự soi gương hay tiếp xúc với mọi người xung quanh. Mắt bị lác sẽ gây khó khăn cho sức khỏe mắt và đời sống hàng ngày.

  • Mỏi mắt, khô mắt, khó tập trung.
  • Khả năng nhìn và phán đoán không chính xác. Người bị mắt lác thường xuyên bị vấp ngã, va chạm với với các vật xung quanh, lái xe không vững, không kịp phản ứng với các vấn đề xảy ra trong cuộc sống.
  • Đầu có xu hướng nghiêng về bên mắt lác do mắt bị mờ.
  • Hiện tượng nhìn đôi gây choáng váng, đau đầu.
  • Trẻ em trong giai đoạn phát triển: Lác làm cho mắt kém phát triển, nhược thị, mất khả năng nhìn bằng hai mắt, dễ gây ra các tật về mắt như cận thị, loạn thị.
  • Mắt lác ảnh hưởng tới yếu tố thẩm mỹ, vấn đề giao tiếp trong cuộc sống. Người bị mắt lác thường tự tin, nhút nhát và không năng động.
  • Ngoài ra mắt lác ở người lớn cũng là dấu hiệu cảnh báo cho các vấn đề ở hệ thần kinh vận động.

Các phương pháp chữa mắt lác 2 Hiện tượng nhìn đôi ở người mắt lác

Các phương pháp chữa mắt lác

Mắt lác gây ra rất nhiều tác hại và biến chứng nguy hiểm, nhất là trẻ em. Tuy nhiên đa số mọi người đều nghĩ mắt lác chỉ gây ra vấn đề thẩm mỹ mà không sớm đưa trẻ đi khám. Thực tế có tới 70% trẻ mắt lác có kèm theo tật khúc xạ.

Phát hiện và chữa trị đúng cách để bảo toàn sức khỏe hai mắt đồng thời ngăn chặn nguy cơ mất thị lực thực hoàn toàn. Bệnh cạnh đó chữa mắt lác cũng phục vụ mục đích thẩm mỹ, giúp người mắc phải tự tin, năng động hơn. Tùy vào lứa tuổi và tình trạng bệnh ta có thể chọn các phương pháp phù hợp.

Sử dụng kính phù hợp để chữa mắt lác

Đây là khâu đầu tiên trong điều trị mắt lác ở mức độ nhẹ. Mỗi vấn đề của mắt cần sử dụng các loại kính khác nhau nhằm làm hình ảnh nhìn rõ nét, điều phối nhịp nhàng thị giác 2 mắt.

  • Viễn thị: Dựa vào tuổi bệnh nhân ta có những mức độ điều chỉnh kính khác nhau. Trẻ em dưới 2 tuổi không bị lác, viễn thị 4D thì mới cần chỉnh kính. Nếu viễn thị kèm lác trong thì cần chỉnh kính cho cả trường hợp viễn thị 2D.
  • Loạn thị: Những người loạn thị 1D trở lên đều cần phải chỉnh kính.
  • Cận thị: Trẻ dưới 2 tuổi nếu cận thị từ 5D trở lên cần phải chỉnh kính. Trẻ em 2 – 4 tuổi mức độ cận thị cần chỉnh kính là 3D. Với các trẻ lớn hơn, độ cận thị cần chỉnh phải thấp hơn để trẻ đọc và viết được chữ ở lớp học.

Tìm hiểu thêm: Lưu ý đến một số tác dụng phụ của thuốc Haloperidol

Các phương pháp chữa mắt lác 3 Chỉnh kính phù hợp với tình trạng mắt để cải thiện tình trạng mắt lác

Điều trị nhược thị

Một vài phương pháp điều trị nhược thị ở giai đoạn sớm mang lại kết quả tốt như:

Phương pháp bịt mắt

Bịt mắt là một phương pháp dễ thực hiện nhưng mang lại hiệu quả cao với trẻ nếu luyện tập thường xuyên. Dụng cụ cần dùng là băng dính, tấm vải sẫm màu hoặc mẩu giấy. Một vài kiểu bịt mắt là:

Bịt mắt lành: Bịt bên mắt lành và để lại mắt bị lác. Khi đó mắt bị lác sẽ phải hoạt động và điều tiết từ đó phục hồi thị lực. Thời gian thực hiện từ 4 đến 6 ngày một tuần.

Bịt mắt lác: Nếu có nhược thị kèm định thị trung tâm, có thể thực hiện bịt bên mắt bị lác liên tục trong nhiều tuần. Trong quá trình đó bắt đầu tập luyện chỉnh thị.

Bịt mắt luân phiên: Mỗi ngày bịt một bên mắt và luân phiên nhau để cân bằng.

Bịt mắt từng lúc: Mỗi ngày bịt mắt bên lành trong một khoảng thời gian kết hợp luyện bên mắt lác.

Điều chỉnh thị

Phương pháp này áp dụng cho trẻ em trên 6 tuổi trở lên. Người bệnh bịt mắt không bị lác sau đó tập nhìn bảng, tô vẽ hoặc xâu hạt. Bên cạnh đó cũng có thể sử dụng các loại máy để hỗ trợ.

Điều trị bằng thuốc

Các trường hợp lác mà không thể đeo kính có thể sử dụng các thuốc co đồng tử như: Pilocarpin 4%, ecothiopate iodide. Sau khi sử dụng một thời gian có hiệu quả có thể giảm liều dùng và không nên sử dụng trong thời gian dài.

Các phương pháp chữa mắt lác 4

>>>>>Xem thêm: REVIEW: Sữa Nutren Junior Nestlé Health Science hỗ trợ trẻ hấp thu dinh dưỡng

Bịt mắt để điều chỉnh nhược thị là một trong những cách chữa mắt lác an toàn

Chữa mắt lác bằng cách phẫu thuật

Khi mắt lác ở mức độ nặng, sử dụng các phương pháp trên đều không cải thiện thì bác sĩ mới khuyên mổ mắt. Với trẻ em việc mổ mắt các sớm càng tốt, giúp mắt trẻ phát triển được như bình thường.

Trước khi phẫu thuật bệnh nhân cần được khám xét cẩn thận để đánh giá mức độ và đưa ra cách thức tiến hành. Phẫu thuật chữa mắt lác ít khi gây chảy máu nhiều và diễn ra từ 1 – 2 tiếng. Quy trình mổ mắt được diễn ra như sau:

Với trẻ em sẽ được gây mê toàn thân, người lớn thì có thể gây mê tại chỗ. Bệnh nhân phải nhịn ăn 8 tiếng trước khi mổ. Bác sĩ sẽ mở mi mắt và cố định vành mi sau đó mổ một đường nhỏ trên kết mạc để tiếp cận cơ mắt. Các kĩ thuật được sử dụng trong mổ mắt là:

  • Kỹ thuật làm yếu cơ mắt như cắt cơ (cắt đứt hoàn toàn cơ), cố định cơ sau xích đạo (khâu cố định thân cơ với củng mạc sau xích đạo), lùi cơ (lùi chỗ bám của cơ về sau, thường kết hợp với cố định cơ sau xích đạo).
  • Kỹ thuật kéo căng cơ như: Gấp cơ (gấp một đoạn cơ để giảm chiều dài cơ, thường dùng cho cơ chéo lớn), cắt một đoạn cơ và khâu lại chỗ bám cũ (thường dùng với cơ thẳng), chuyển chỗ bám cơ ra phía trước giúp tăng tác dụng của cơ trước đó đã bị lùi.
  • Phẫu thuật sợi chỉ có khả năng điều chỉnh: Đầu cơ sẽ không được khâu liền vào củng mạc mà dùng sợi chỉ dài và thắt nút cố định. Nút thắt này có thể điều chỉnh được linh hoạt. Kỹ thuật này thường sử dụng trong những trường hợp khó, tiên lượng không tốt.

Sau phẫu thuật bệnh nhân có thể được dùng giảm đau, kháng sinh, thay băng gạc thường xuyên. Bệnh nhân cũng được kiểm tra đánh giá mức độ phục hồi và kết quả cuộc phẫu thuật. Bên cạnh đó sau phẫu thuật bệnh nhân vẫn cần phải luyện tập mắt thường xuyên để mắt hoạt động linh hoạt.

Các ca phẫu thuật mắt lác thường diễn ra với tỉ lệ thành công cao, ít rủi ro. Tuy nhiên có những cuộc phẫu thuật dù thành công nhưng bệnh nhân vẫn phải mổ lại để điều chỉnh.

Mắt lác là một tình trạng rất phổ biến, gây nhiều tác hại và biến chứng quan trọng đặc biệt là trẻ em. Cần phải phát hiện sớm, kiểm tra và lựa chọn phương pháp chữa mắt lác phù hợp. Mong bài viết trên đây giúp bạn có nhiều kiến thức về chữa mắt lác. Chúc bạn luôn giữ gìn sức khỏe, có đôi mắt tốt và đừng quên theo dõi các trang web của Kenshin để cập nhật những thông tin về sức khỏe mới nhất nhé.

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *