Thuốc vận mạch trong điều trị sốc và những điều cần biết

Thuốc vận mạch trong điều trị sốc thường được dùng cho những bệnh nhân bị hạ huyết áp sau khi được truyền dịch đầy đủ. Thuốc vận mạch là nhóm thuốc hàng đầu trong điều trị sốc có nguy cơ tử vong cao. Trong bài viết dưới đây, Kenshin sẽ cung cấp những thông tin về nhóm thuốc vận mạch này.

Bạn đang đọc: Thuốc vận mạch trong điều trị sốc và những điều cần biết

Sốc là tình trạng máu tưới đến các mô không đủ dẫn đến oxy và các chất dinh dưỡng thiếu trầm trọng cho hoạt động của cơ thể, đe dọa tính mạng của người bệnh. Thuốc vận mạch trong điều trị sốc luôn được cân nhắc sử dụng hợp lý.

Tổng quan về thuốc vận mạch

Thuốc vận mạch (thuốc co mạch) được dùng khi người bệnh có tình trạng sốc giãn mạch, chủ yếu là sốc nhiễm khuẩn, đồng thời cũng có thể sử dụng trong điều trị sốc tim, sốc thần kinh, sốc giãn mạch sau phẫu thuật,… Tác dụng chính tăng sức co bóp cơ tim trong tình trạng rối loạn chức năng cơ tim làm ảnh hưởng đến hệ tuần hoàn. Thuốc vận mạch còn được chỉ định nếu cần tăng cường cung cấp máu đến ngoại vi.

Thông thường, thuốc vận mạch sẽ được dùng khi bệnh nhân sốc, bị hạ huyết áp trước đó đã thực hiện các phương pháp cấp cứu, truyền dịch đầy đủ cho bệnh nhân. Nên cần được cân nhắc sử dụng các loại thuốc vận mạch phù hợp. Đối với trường hợp cung lượng tim người bệnh thấp thì cần cân nhắc sử dụng thuốc vận mạch có chức năng tăng co bóp như Dobutamine.

Thuốc vận mạch trong điều trị sốc và những điều cần biết -1

Thuốc vận mạch trong điều trị sốc được sử dụng sau khi truyền dịch cho bệnh nhân

Các loại thuốc vận mạch trong điều trị sốc

Hiện nay, có khá nhiều loại thuốc vận mạch trong điều trị sốc có hiệu quả. Tùy theo cơ chế tác dụng của từng loại thuốc mà bác sĩ đưa ra chỉ định thích hợp.

Norepinephrine

Với cơ chế tác động lên thụ thể α1 và β1 nên tác dụng làm co mạch ở mức độ mạnh, cung lượng tim tăng nhẹ, tăng huyết áp của bệnh nhân và làm chậm nhịp tim. Norepinephrine thường được sử dụng trong trường hợp sốc nhiễm trùng. Liều sử dụng của bệnh nhân sẽ được bác sĩ cân nhắc vì nồng độ thuốc tăng, mức độ co mạch cũng tăng theo, cần cân nhắc cẩn trọng trong chỉ định liều cho bệnh nhân.

Epinephrine

Với cơ chế tác động lên thụ thể α1, β1 và β2. Trong đó, tác động lên thụ thể α1 là mạnh nhất, nên epinephrine (hay adrenaline) tác dụng chủ yếu là tăng cung lượng tim và giảm sức cản của mạch ngoại biên. Cơ chế tăng huyết áp của epinephrine bao gồm:

  • Kích thích trực tiếp tim, tăng co bóp tâm thất.
  • Tăng tần số tim.
  • Co mạch máu, đặc biệt là: Mao mạch da, thận, niêm mạc và các tĩnh mạch.

Dopamine

Dopamine là thuốc khá độc đáo trong nhóm thuốc vận mạch, nếu ở liều thấp thì có tác dụng tác động lên dopaminergic, nếu ở liều cao dopamine kích thích α và β giao cảm. Điều này chỉ chính xác nếu người bệnh có sinh lý tim mạch bình thường. Việc sử dụng dopamine được đánh giá là thứ yếu, chỉ dùng trong những trường hợp đặc biệt vì nguy cơ bất lợi có thể xảy ra khi sử dụng dopamine.

Tìm hiểu thêm: 10 lợi ích của sữa nghệ không phải ai cũng biết

Thuốc vận mạch trong điều trị sốc và những điều cần biết -2
Dopamine được xếp vào nhóm thuốc thứ yếu trong điều trị sốc

Dobutamine

Dobutamine kích thích mạnh cả β1 và β2, ái lực yếu hơn khi gắn kết với thụ thể α1. Tác động lên thụ thể β làm tăng thể tích nhát bóp và cung lượng tim, tăng tần số tim, nhưng ảnh hưởng đến huyết áp không nhất quán. Nếu ở liều thấp dưới 5 µg/kg/phút, dobutamine có tác dụng hạ huyết áp. Nhưng nếu nâng liều lên 15 µg/kg/phút thì không ảnh hưởng đến kháng lực của mạch máu hệ thống. Liều cao hơn 15 µg/kg/phút thì dobutamine có tác dụng co mạch.

Phenylephrine

Phenylephrine cũng được dùng trong điều trị sốc nhiễm trùng nhưng tác dụng của phenylephrine chủ yếu là lên thụ thể alpha 1. Phenylephrine không có tác dụng mạnh như norepinephrine nhưng cũng có tác dụng tăng huyết áp, co mạch máu hiệu quả.

Vasopressin

Là nhóm thuốc vận mạch tác dụng lên thụ thể V1 trên cơ trơn mạch máu, từ đó làm tăng co mạch ngoại vi. Cần lưu ý vasopressin không được dùng với liều cao vì có khả năng gây thiếu máu cục bộ. Vasopressin được dùng để kích thích lợi niệu và thường dùng khi tráng trị sốc nhiễm trùng.

Sử dụng thuốc vận mạch để điều trị sốc

Mục tiêu sử dụng thuốc vận mạch trong điều trị sốc là để đưa người bệnh về trạng thái:

  • Ổn định hô hấp, cân bằng cung và cầu về oxy.
  • Cải thiện tưới máu ngoại vi, cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho các mô, cơ quan toàn cơ thể.
  • Đưa huyết áp trung bình về 65-70 mmHg.
  • Đạt độ bão hòa của oxy hemoglobin là 65-70%.
  • Cải thiện lactate trong máu và duy trì chức năng của một số cơ quan nhất định.

Thuốc vận mạch trong điều trị sốc và những điều cần biết -3

>>>>>Xem thêm: Phân độ suy tim theo NYHA gồm những mức độ nào?

Dùng thuốc vận mạch với mục đích nhanh chóng đưa người bệnh về trạng thái ổn định

Nhưng cần lưu ý, bước đầu tiên khi điều trị sốc không phải sử dụng thuốc vận mạch mà cần bồi hoàn thể tích lưu thông và xử trí, loại bỏ các nguyên nhân gây sốc.

Có khá nhiều loại thuốc vận mạch được sử dụng trong điều trị sốc. Lựa chọn loại thuốc vận mạch phù hợp cho người bệnh cũng rất quan trọng, cần xác định được mục tiêu điều trị cũng như nguyên nhân dẫn đến sốc ở người bệnh.

  • Nếu sốc tim: Cân nhắc lựa chọn dopamine, norepinephrine khi người bệnh hạ huyết áp nặng hơn.
  • Nếu sốc do thần kinh: Tiến hành hồi sức dịch truyền, nếu không đáp ứng, cân nhắc sử dụng thuốc co mạch với tác nhân kích thích α, β.
  • Nếu sốc do nhiễm khuẩn: Lựa chọn đầu tay là norepinephrine và dopamine.

Thuốc vận mạch trong điều trị sốc thường được các bác sĩ quyết định và đưa ra chỉ định loại thuốc, liều thuốc mỗi lần sử dụng. Dựa theo kinh nghiệm của các bác sĩ, người bệnh được sử dụng thuốc vận mạch phù hợp với tình trạng người bệnh.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *