Kết quả của việc thở oxy áp suất cao hay tình trạng dư thừa oxy trong các mô cơ thể khiến cơ thể ngộ độc oxy liều cao. Tùy thuộc vào loại tiếp xúc mà cơ thể bị ảnh hưởng khác nhau. Nhiễm độc hệ thần kinh trung ương do tiếp xúc ngắn hạn với oxy áp suất cao.
Bạn đang đọc: Ngộ độc oxy liều cao là gì? Có nguy hiểm không? Phòng tránh như thế nào?
Các triệu chứng có thể bao gồm mất phương hướng, khó thở và các vấn đề về thị lực. Tiếp xúc lâu dài với oxy ở áp suất cao có thể dẫn đến tổn thương oxy hóa đối ở màng tế bào. Ngộ độc tính oxy được quản lý bằng cách giảm tiếp xúc với nồng độ cao của oxy.
Contents
Oxy liều cao là gì?
Oxy liều cao là liệu pháp là phương pháp cung cấp oxy bổ sung cho cơ thể trên mức bình thường để điều chỉnh tình trạng thiếu oxy và cung cấp đủ oxy cho các tế bào cơ thể hoạt động. Oxy tinh khiết được chứa trong bình ở dạng nén hoặc hóa lỏng, từ đó sẽ có hệ thống cung cấp oxy cho bệnh nhân.
Nếu bệnh nhân tự thở được (không cần thở máy), oxy sau khi được tạo ẩm và được cung cấp qua hai hệ thống là oxy dòng cao và hệ thống oxy dòng thấp. Khi bệnh nhân được thở máy, lượng oxy cần thiết được máy thở cung cấp phải phù hợp với nhu cầu của bệnh nhân. Oxy cũng có thể được cung cấp bởi một hệ thống tim phổi nhân tạo bên ngoài cơ thể.
Oxy liều cao là liệu pháp sử dụng oxy tinh khiết trong bình ở dạng nén hoặc hóa lỏng
Ngộ độc oxy liều cao là gì?
Không khí con người hít thở có nồng độ oxy khoảng 20%. Nồng độ oxy này kích thích các trung tâm hô hấp trong tủy sống và não. Còn khi tiếp xúc với nồng độ cao ức chế các trung tâm nói trên sẽ làm ngừng thở.
Ví dụ, ở một người bị bệnh phổi mãn tính, cơ thể đã quen với việc thiếu oxy và chính tình trạng này luôn kích thích phản xạ thở, khi hít thở nồng độ oxy cao, cơ thể sẽ mất đi sự kích thích này và bệnh nhân không thể thở được do đó những bệnh nhân này cần được thở oxy nồng độ không quá 40%. Các gốc tự do oxy, hiện diện trong nồng độ oxy cao, là nguyên nhân của những thay đổi bệnh lý ở phổi:
- Ức chế các enzym bảo vệ tế bào phổi, nó có thể gây chết các tế bào này.
- Suy giảm chức năng của đại thực bào phế nang, khiến chúng thải ra chất độc, làm tổn thương tế bào biểu mô phế nang và nội mô mao mạch.
- Kích thích sự phát triển của các tế bào gây xơ phổi.
Biểu hiện lâm sàng khi hít oxy áp suất cao:
- Loạn sản phế nang cấp tính: Là hậu quả cuối cùng của hội chứng suy hô hấp cấp tính ở trẻ sơ sinh xảy ra khi trẻ nhận được quá nhiều oxy sau khi sinh.
- Viêm phế quản: Xảy ra sau 6 giờ hít oxy 90 – 95%.
- Xẹp phổi: Xảy ra năm sau 6-24 giờ thở oxy 90 – 95%.
Nếu bạn hít thở một lượng oxy nồng độ cao trong 48 giờ, các tế bào nội mô của động mạch phổi sẽ bị tổn thương. Nếu tiếp tục thở, tổn thương sẽ nặng hơn, gây phù nề, xâm nhập vào các tế bào viêm, tạo màng trong cản trở hô hấp, chảy máu trong phế nang.
Lưu ý: Một số loại thuốc có thể làm tăng tác hại của nồng độ oxy cao, chẳng hạn như kháng sinh nitrofurantoin, bleomycin,…
Tìm hiểu thêm: Nhọt ống tai ngoài ở trẻ sơ sinh: Bố mẹ không nên xem thường
Nếu sử dụng oxy hàm lượng cao trong thời gian dài dễ dẫn đến ngộ độc oxy liều caoThở oxy liều cao có nguy hiểm không?
Trên thực tế, thở oxy không an toàn như mọi người vẫn nghĩ. Oxy cũng gây ra nhiều tác dụng không mong muốn, nhất là khi hít phải ở nồng độ cao và trong thời gian dài. Hít thở quá nhiều oxy sẽ gây ức chế hệ thần kinh trung ương, làm chậm nhịp thở, giảm thông khí, gây tăng CO2 máu, điều này nên tránh ở bệnh nhân bệnh mắc bệnh phổi tắc nghẽn (COPD). Nồng độ oxy quá cao sẽ tạo ra gốc oxy hóa học gây ảnh hưởng cho màng phế nang, mao mạch, gây tổn thương cho phổi.
Việc thở oxy 100% kéo dài có thể dẫn đến xẹp phổi do oxy đã thay thế hết nitơ trong phế nang, nitơ có vai trò ngăn chặn tình trạng xẹp phổi. Nếu oxy thay thế toàn bộ nitơ trong máu khiến phế nang xẹp xuống. Việc hít nhiều oxy kéo dài gây mệt mỏi, nhức đầu, chóng mặt, ù tai.
Thở oxy làm giảm hoạt động của vi nhung mao đường thở, giảm hoạt động của bạch cầu, làm khô niêm mạc miệng, mũi họng và phế quản nếu không được làm ẩm tốt, dễ mắc bệnh viêm phổi. Vi khuẩn cũng có thể lây sang người bệnh qua hệ thống bình chứa, máy tạo ẩm.
Lưu ý khi điều trị bằng liệu pháp oxy
Khi sử dụng liệu pháp oxy để phòng cháy cần chú ý các điều sau:
- Không hút thuốc trong phòng có oxy đang được sử dụng.
- Lắp đặt thiết bị phát hiện khói.
- Chỉ lưu trữ oxy ở nơi thông thoáng.
Ngoài ra, bạn cần lưu ý một số điều sau cho từng đối tượng sau:
Trẻ sinh non
Nồng độ oxy nếu không kiểm soát tốt thì PaO2 dễ tăng lên, điều này sẽ làm tổn thương động mạch võng mạc và gây xơ hóa võng mạc hoặc dẫn đến mù lòa.
Bệnh nhân COPD
Ở những người khỏe mạnh, hô hấp được kích thích bởi sự gia tăng nồng độ CO2 trong máu. Khi nồng độ CO2 tăng cao, trung tâm hô hấp của hành não được kích thích làm nhịp thở nhanh hơn. Người COPD đã quen với nồng độ CO2, khi nồng độ oxy trong máu giảm sẽ gây ra hiện tượng hô hấp. Do đó, khi cơ thể hấp thụ một lượng oxy nồng độ cao sẽ làm giảm kích thích hô hấp.
>>>>>Xem thêm: Dưa bở bao nhiêu calo? Cách ăn dưa bở để giữ dáng, đẹp da
Với đối tượng tắc nghẽn phổi mãn tính cần chú ý khi sử dụng oxy liều caoNgười già
Bài tiết từ phổi giảm và CO2 tích tụ trong cơ thể. Nếu lúc này được truyền oxy vào cơ thể sẽ tăng cao oxy và giảm nhịp độ hô hấp do trung tâm hô hấp bị kích thích. Điều này sẽ làm tăng nồng độ CO2, dẫn đến ngộ độc CO2 và nghiêm trọng hơn là tử vong.
Mỗi phương pháp điều trị đều có mặt hạn chế và liệu pháp oxy cũng không ngoại lệ. Để giảm thiểu tình trạng ngộ độc oxy liều cao hay tác dụng phụ do thở oxy, trước hết cần theo dõi liều lượng và thời gian thở oxy của bệnh nhân. Đặt mức oxy thấp nhất mà vẫn phải đáp ứng đủ oxy cho bệnh nhân. Thường xuyên kiểm cháy, nổ trong phòng lưu trữ và sử dụng oxy.
Cao Hiếu
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể