Các cách trị viêm tai ngoài hiệu quả và phổ biến hiện nay

Viêm tai ngoài vốn là một bệnh lý tai – mũi – họng khá phổ biến ở mọi lứa tuổi. Mặc dù được đánh giá là căn bệnh đơn giản nhưng nếu không có cách trị viêm tai ngoài đúng cách, nó lại gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh.

Bạn đang đọc: Các cách trị viêm tai ngoài hiệu quả và phổ biến hiện nay

Viêm tai ngoài vốn là một bệnh lý tai – mũi – họng khá phổ biến ở mọi lứa tuổi. Vậy bệnh viêm tai ngoài là căn bệnh như thế nào? Nguyên nhân từ đâu mà lại dẫn đến bệnh lý này? Cách trị viêm tai ngoài phổ biến? Cùng chúng tôi theo dõi ngay bài viết dưới đây nhé.

Bệnh viêm tai ngoài là gì?

Đã có khá nhiều người nhầm lẫn bệnh viêm tai ngoài và viêm tai giữa. Bởi lẽ hai bệnh lý này đều có những triệu chứng tương tự nhau. Thực chất, viêm tai ngoài là tình trạng bị viêm nhiễm, nhiễm trùng xảy ra ở phần ống tai ngoài của tai. Bệnh này thường do vi khuẩn hoặc nấm gây ra. Khác với viêm tai giữa, bệnh viêm tai ngoài xuất hiện bệnh ở ngay ống tai ngoài, nơi vị trí dễ nhận biết, ở ngoài tai, nằm giữa vành tai và màng nhĩ của tai.

Chính vì vậy mà loại bệnh này thường được y học nhắc đến với tên gọi là bệnh viêm ống tai ngoài. Thông thường, khi bị bệnh, người bệnh sẽ chỉ ảnh hưởng đến một bên tai. Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp bệnh xảy ra ở cả hai bên tai.

Cách trị viêm tai ngoài Viêm tai ngoài là tình trạng tai bị viêm nhiễm do sự sinh sôi của vi khuẩn bên trong ống tai

Nguyên nhân dẫn đến viêm tai ngoài

Theo các chuyên gia cho rằng, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến ống tai ngoài bị viêm nhiễm. Nguyên nhân có thể do vi khuẩn, nấm cũng có nhiều trường hợp do tác động từ môi trường bên ngoài. Chung lại, viêm tai ngoài xuất hiện cho những nguyên nhân chính sau đây:

  • Vi khuẩn gây viêm nhiễm tích tụ trong tai.
  • Ống tai bị xước đã tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, nhất là khi để nước vào tai.
  • Sử dụng tai nghe không vệ sinh.
  • Do thời tiết nồm nóng, khi tắm rửa đã không lau sạch nước trong tai,… Từ đó, tạo điều kiện cho nấm và vi khuẩn phát triển.
  • Vệ sinh tai, lấy ráy tai sai cách. Có thể là do đưa dụng cụ lấy ráy tai vào quá sâu gây trầy xước trong tai, gãi tai quá nhiều
  • Ráy tai quá nhiều tạo nên một môi trường cho nấm, vi khuẩn phát triển.

Cách chữa viêm tai ngoài tại nhà Nguyên nhân dẫn đến bệnh lý viêm tai ngoài là do vi khuẩn gây ngứa và sưng tấy

Triệu chứng của bệnh viêm tai ngoài

Bệnh viêm tai ngoài có một số triệu chứng như:

  • Viêm tai ngoài đau nhức: Đây dấu hiệu dễ nhận biết nhất của bệnh, đặc biệt khi ấn hoặc tác động vào bên ngoài tai, dái tai. Thậm chí, có nhiều trường hợp thính lực bị ảnh hưởng như nghe không rõ, thậm chí mất thính lực tạm thời.
  • Viêm tai ngoài có mủ: Đây là triệu chứng khi bệnh đã trở nên phức tạp và tình trạng viêm nhiễm nặng hơn. Dịch này sẽ chảy từ trong tai ra, đôi lúc còn kèm với máu và mủ, có một mùi hôi tanh rất khó chịu.
  • Viêm tai ngoài khu trú: Mụn, nhọt xuất hiện trong ống tai, khiến người bệnh bị đau nhức tai dữ dội. Các mụn, nhọt này rất dễ vỡ. Khi mụn vỡ, dịch mủ sẽ chảy ra ngoài kèm với máu.
  • Viêm tai ngoài ác tính: Đây là triệu chứng bệnh đã trở nên nặng nhất và cũng nguy hiểm nhất. Các mô mềm trong tai gây hoại tử và lan rộng, có thể kéo lan đến cả nền sọ, dẫn tới các biến chứng như viêm màng não, áp xe não, liệt dây thần kinh, thậm chí gây tử vong.

Tìm hiểu thêm: Ăn hạt gấc có tác dụng gì? Cách sử dụng hạt gấc tốt cho sức khỏe

Cách trị viêm tai ngoài phổ biến hiện nay là gì Cách trị viêm tai ngoài phổ biến hiện nay là gì?

Các cách trị viêm tai ngoài hiệu quả hiện nay

Điều trị bằng phương pháp Tây y

Tây y là phương pháp điều trị phổ biến nhất, các bác sĩ sau khi thăm khám sẽ kê đơn thuốc bao gồm thuốc nhỏ tai, kháng sinh nhỏ tai, kháng sinh đường ống.

Các loại thuốc Tây y sẽ làm giảm nhanh các triệu chứng đau nhức, ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm, kháng khuẩn hiệu quả.

Với các trường hợp bệnh cấp tính, khi triệu chứng còn nhẹ, các bác sĩ sẽ chỉ định cho sử dụng thuốc nhỏ tai giảm đau có chứa corticosteroid, và thuốc kháng sinh khi bị viêm tai ngoài chảy mủ.

Điều trị bằng phương pháp Đông y

Phương pháp sử dụng thuốc Đông y vốn là các bài thuốc có nguồn gốc từ thiên nhiên như: Các thảo dược thiên nhiên vô cùng lành tính. Nhưng người bệnh lại cần nhiều công sức để đun sắc.

Một số bài thuốc Đông y chữa viêm tai ngoài hiệu quả có thể tham khảo:

Bài thuốc số 1

20g kim ngân hoa, 12g mỗi loại long đờm thảo, sài hồ, ngưu bàng tử, hoàng cầm, chi tử, 6g bạc hà đem sắc uống mỗi ngày 1 thang.

Bài thuốc số 2

12g mỗi loại long đờm thảo, sinh địa, hoàng cầm, xa tiền tử, trạch tả, mộc thông, 8g đương quy, 4g cam thảo uống mỗi ngày 1 thang.

Bài thuốc số 3

16g hoàng liên, 1.2g hàn the, 0.6g băng phiến, tất cả đem tán nghiền thành bột mịn và pha uống.

Điều trị bằng bài thuốc Nam

Trong dân gian, có rất nhiều bài thuốc Nam dùng để điều trị viêm tai ngoài đơn giản, đặc biệt là sử dụng các loại cây cỏ quanh nhà.

Cách 1: Sử dụng lá diếp cá. Phơi khô 20g lá diếp cá, sắc lá diếp cá cùng 10g táo đỏ. Chia thành 3 phần bằng nhau uống trong ngày.

Cách 2: Sử dụng sáp ong. Dùng tờ giấy bạc cuộn hở hai đầu, đặt sáp ong vào một đầu và đốt cháy. Đưa lại gần tai bị viêm và thổi nhẹ để khói toả sâu vào trong tai.

Cách 3: Dùng nước lá cây sống đời để nhỏ: 5 lá sống đời rửa sạch, giã lấy nước cốt để nhỏ trực tiếp vào tai mỗi lần 2 giọt. Cách làm này sẽ giúp giảm nhanh các triệu chứng sưng đỏ, tiêu độc, giảm đau, sạch mủ.

Các cách điều trị trên đây chỉ có tính chất tham khảo, không thực sự hiệu quả khi bệnh đã chuyển biến nặng. Vì vậy, cần thăm khám bác sĩ khi nhận thấy có bất thường ở tai hoặc bất cứ bộ phận nào trên cơ thể.

Điều trị viêm tai ngoài đúng cách để ngăn ngừa biến chứng

>>>>>Xem thêm: Trí thông minh cảm xúc (EQ) là gì? Rèn luyện trí tuệ cảm xúc như thế nào?

Điều trị viêm tai ngoài đúng cách để ngăn ngừa biến chứng

Trên đây là những cách trị viêm tai ngoài đơn giản, hiệu quả. Hy vọng, qua bài viết này, Kenshin sẽ cung cấp cho bạn những thông tin và kiến thức tốt nhất cho sức khỏe của bạn.

Cẩm Ly

Nguồn: Tổng hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *