Torch là gì? Một số bệnh nhiễm trùng có liên quan đến Torch

Torch là thuật ngữ có liên quan đến sức khỏe sinh sản, đặc biệt là sức khoẻ của thai nhi. Theo các chuyên gia, dù ở giai đoạn nào, trước hay khi mang thai, việc hiểu được Torch là gì là vô cùng cần thiết, đặc biệt là với những chị em đang có ý định mang thai.

Bạn đang đọc: Torch là gì? Một số bệnh nhiễm trùng có liên quan đến Torch

Thực tế cho thấy, sẽ rất khó để bạn có thể trả lời được câu hỏi Torch là gì nếu bạn không phải là người trong ngành y. Để hiểu rõ hơn về Torch và giải đáp được câu hỏi này, hãy cùng Kenshin tìm hiểu ngay bài viết dưới đây nhé.

Torch là gì?

Torch là gì? Torch là thuật ngữ chỉ các tác nhân gây ra bệnh nhiễm trùng có thể lây truyền từ thai phụ sang thai nhi từ đó dẫn đến dị tật bẩm sinh thường gặp ở thai nhi hoặc các biến chứng sản khoa nguy hiểm, chẳng hạn như sảy thai.

Torch là viết tắt của các tác nhân cụ thể như sau:

  • T: Toxoplasma;
  • O: Other (bao gồm treponema pallidum, viêm gan B, Coxackie virus, HPV, HIV, varicella zoster…).
  • R: Rubella;
  • C: Cytomegalovirus (CMV);
  • H: Herpes simplex virus (HSV).

Một số nhiễm trùng gây ra bởi vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng nêu trên có thể trở thành bệnh mạn tính. Hầu hết các trường hợp đều không thể hiện triệu chứng ở người trưởng thành song nếu thai phụ có nhiễm trùng tiên phát những bệnh thuộc Torch thì nguy cơ thai nhi mắc bệnh là rất cao và thai nhi có thể bị tổn thương nghiêm trọng bởi ảnh hưởng của căn bệnh này.

Torch là gì? Một số bệnh nhiễm trùng có liên quan đến Torch 1

Bác sĩ giải thích cho mẹ biết Torch là gì

Các bệnh nhiễm trùng liên quan đến Torch

Torch là gì? Như đã trình bày phía trên, Torch là thuật ngữ chỉ nhóm tác nhân gây bệnh nhiễm trùng có thể lây truyền từ mẹ sang con. Vậy đâu là các bệnh nhiễm trùng liên quan đến Torch?

Toxoplasma Gondii

Toxoplasma Gondii là sinh vật đơn bào, ký sinh chủ yếu trên mèo. Ngoài ra, loại sinh vật đơn bào này còn có thể được tìm thấy trong thực phẩm, rau sống hoặc nguồn nước ô nhiễm…

Khi bị nhiễm Toxoplasma Gondii, người bệnh sẽ có một số biểu hiện trên da như ngứa, nổi mày đay, da trở nên thô ráp, sẩn… Các biểu hiện này có rất nhiều mức độ khác nhau từ nhẹ đến nặng, thậm chí có thể gây rối loạn chức năng và nghiêm trọng hơn là dẫn đến tử vong.

Việc chẩn đoán Toxoplasma Gondii được thực hiện dựa trên sự phát hiện trong huyết thanh có tồn tại các kháng thể Toxoplasma Gondii IgG và IgM.

Hiện nay, vẫn chưa có vaccine đặc hiệu để phòng ngừa Toxoplasma Gondii, song phụ nữ mang thai cần tránh ăn thịt mèo, tránh tiếp xúc với phân mèo, tránh ăn rau sống…

Rubella Virus

Rubella virus là tác nhân chính gây bệnh Rubella hay bệnh sởi Đức. Trong 3 tháng đầu thai kỳ, nếu thai phụ không may nhiễm Rubella nguyên phát thì khả năng lây nhiễm virus cho thai nhi lên đến 90%. Bệnh nhiễm Rubella khá phổ biến ở Việt Nam. Khi thai phụ nhiễm Rubella nguyên phát ở 3 tháng đầu thai kỳ, khả năng lây nhiễm virus cho thai nhi là 90%. Khi mắc hội chứng Rubella bẩm sinh, trẻ có thẻ có một số vấn đề như đục thuỷ tinh thể, điếc, đầu nhỏ, gan lách to, vàng da, chậm phát triển tâm thần…

Diễn biến của bệnh Rubella bao gồm:

  • Giai đoạn ủ bệnh: Virus tăng sinh ở họng và trong máu, thường kéo dài khoảng 2 – 3 tuần. Đây là giai đoạn lây bệnh.
  • Giai đoạn phát ban: Ở giai đoạn này, kháng thể Rubella IgM và IgG xuất hiện trong huyết thanh, virus bị biến mất nhanh.
  • Giai đoạn hồi phục: IgM tăng cao trong khoảng 1 – 2 tuần sau đó giảm dần và biến mất hoàn toàn sau 1 – 2 tháng. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, IgG sẽ tiếp tục tăng trong 1 – 2 tháng và tồn tại suốt đời.

Hiện nay, đã có vaccine đặc hiệu giúp phòng ngừa bệnh Rubella.

Torch là gì? Một số bệnh nhiễm trùng có liên quan đến Torch 2

Rubella là một trong những bệnh nhiễm trùng có liên quan đến Torch

Cytomegalovirus (CMV)

Virus Cytomegalo là một DNA virus, thuộc nhóm Herpesviridae, có thể gây bệnh ở mọi lứa tuổi gây ra những bất thường bẩm sinh đến các rối loạn bệnh lý, đặc biệt ở những đối tượng bị suy giảm miễn dịch.

Khi nhiễm CMV, người bệnh thường không có triệu chứng rõ rệt, có thể có đau họng, sốt kéo dài và tăng bạch cầu đơn nhân… Ở phụ nữ mang thai, nhiễm CMV nguyên phát có thể lây truyền sang con và trẻ lúc này có thể có một số triệu chứng như thiếu cân, đầu nhỏ, gan lách to, vàng da, xuất hiện ban, thậm chí đe dọa đến tính mạng của trẻ. Một số biến chứng muộn trẻ có thể gặp phải như giảm thị lực, giảm thính giác, chậm phát triển trí tuệ.

CMV có thể lây truyền qua dịch cơ thể, qua máu và các sản phẩm của máu hoặc ghép cơ quan, qua đường tình dục. Ngoài ra, CMV có thể lây truyền từ mẹ sang con qua nhau thai và sữa mẹ.

Việc chẩn đoán CMV được thực hiện dựa trên sự xuất hiện các kháng thể CMV IgM và IgG trong huyết thanh. Tính đến thời điểm hiện tại, bệnh nhiễm trùng CMV vẫn chưa có vaccine đặc hiệu.

Herpes simplex virus (HSV)

Virus HSV có cấu trúc một sợi đôi DNA lớn, mã hoá cho hơn 100 gen. Tính đến thời điểm hiện tại, các nhà khoa học đã xác định được khoảng 100 loại virus Herpes, trong đó hai loại chủ yếu gây bệnh ở người đó là HSV 1 và HSV 2. Bệnh HSV lây truyền do dịch tiết của các vết loét, dịch đường sinh dục, nước bọt từ người mang mầm bệnh có và chưa có triệu chứng.

Biểu hiện của bệnh HSV ở miệng và mặt 80% nếu tác nhân gây bệnh là HSV 1 và 20% nếu tác nhân gây bệnh là HSV 2. Trái lại, biểu hiện của bệnh HSV ở cơ quan sinh dục là 20% nếu tác nhân gây bệnh là HSV 1 và 80% nếu tác nhân gây bệnh là HSV 2.

HSV thường lây truyền từ thai phụ sang thai nhi trong quá trình sinh nở, có thể dẫn đến tình trạng viêm giác mạc, viêm da, viêm não, viêm phổi, thậm chí gây sảy thai hoặc tử vong ở trẻ sơ sinh.

Để chẩn đoán nhiễm trùng HSV, các bác sĩ sẽ dựa trên sự tồn tại của các kháng thể HSV IgM và IgG trong huyết thanh. Hiện nay, vẫn chưa có vaccine đặc hiệu phòng ngừa bệnh gây ra bởi HSV.

Tìm hiểu thêm: Cao răng là gì? Phân độ cao răng, cách loại bỏ và phòng ngừa cao răng

Torch là gì? Một số bệnh nhiễm trùng có liên quan đến Torch 3
Virus Herpes simplex có thể lây truyền từ mẹ sang con và gây bệnh HSV bẩm sinh

Một số bệnh nhiễm trùng khác

Ngoài 4 bệnh nhiễm trùng nêu trên, Torch còn bao gồm một số bệnh nhiễm trùng khác như:

Giang mai

Giang mai là một trong những căn bệnh lây truyền qua đường tình dục nguy hiểm nhất, gây ra bởi xoắn khuẩn giang mai (Treponema pallidum). Bên cạnh đường tình dục, xoắn khuẩn giang mai còn có thể lây truyền từ thai phụ sang thai nhi thông qua dây rốn.

Khi nhiễm bệnh giang mai, ban đầu, người bệnh sẽ có các tổn thương trên da và niêm mạc, sau đó lan rộng vào các tạng phủ như tổ chức dưới da, thần kinh, tim mạch và xương.

Coxsackievirus

Coxsackievirus là loại virus có cấu trúc RNA. Thông qua nhau thai, loại virus này sẽ lây truyền từ thai phụ sang thai nhi và gây dị tật bẩm sinh. Trong trường hợp thai phụ bị nhiễm loại virus này vào tháng cuối của thai kỳ thì có thể dẫn đến tình trạng sảy thai, thai chết lưu, trẻ sinh ra có thể bị tử vong do viêm màng não hoặc viêm cơ tim.

Viêm gan B

Viêm gan B là bệnh truyền nhiễm gây ra bởi virus viêm gan B (HBV), có thể lây truyền từ mẹ sang con. Trong trường hợp trẻ sơ sinh bị nhiễm HBV cấp tính, trẻ sẽ phải đối mặt với nhiều triệu chứng nghiêm trọng, thậm chí là đe dọa đến tính mạng.

Torch là gì? Một số bệnh nhiễm trùng có liên quan đến Torch 4

Mẹ bầu cần chủ động tiêm vaccine để phòng bệnh viêm gan B

HIV/AIDS

Virus HIV có cấu trúc RNA, có thể gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS), khiến cho hệ miễn dịch của cơ thể bị suy yếu và hậu quả là làm tăng nguy cơ nhiễm trùng cơ hội, thậm chí là tử vong. Virus HIV có thể lây truyền từ mẹ sang con, dẫn đến sinh non, trẻ sinh ra nhẹ cân, có nguy cơ tử vong cao trong 5 năm đầu đời do nhiễm khuẩn…

Varicella zoster virus

Varicella zoster virus là tác nhân chính gây bệnh thủy đậu. Tuy là bệnh lành tính song trong một số trường hợp thủy đậu có thể dẫn đến một loạt các hậu quả như viêm màng não, viêm não, nhiễm khuẩn huyết và nghiêm trọng nhất là gây tử vong. Thai phụ mắc bệnh thủy đậu nguyên phát sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến thai nhi tùy từng giai đoạn cụ thể. Trẻ dễ bị mắc bệnh thủy đậu trong trường hợp mẹ nhiễm căn bệnh này trong 5 ngày trước sinh và 2 ngày sau sinh. Tỷ lệ tử vong của trẻ lúc này lên đến 25 – 30%.

Làm sao để phòng ngừa các bệnh nhiễm trùng liên quan đến Torch?

Có thể thấy rằng, các bệnh nhiễm trùng liên quan đến Torch ảnh hưởng không nhỏ đến thai kỳ và em bé khi chào đời. Vậy làm sao để phòng ngừa các bệnh nhiễm trùng liên quan đến Torch?

Theo dõi sức khỏe định kỳ

Trên thực tế, các bệnh nhiễm trùng liên quan đến Torch thường ít có biểu hiện cụ thể và dễ bị nhầm lẫn với triệu chứng của bệnh cảm cúm phát ban thông thường.

Chính vì thế, các chuyên gia thường khuyến cáo mẹ bầu nên làm xét nghiệm Torch và tiêm phòng đầy đủ các bệnh đã có vaccine phòng bệnh đồng thời tuân thủ theo đúng thời điểm mang thai sau khi sử dụng vaccine theo hướng dẫn của bác sĩ.

Làm xét nghiệm Torch

Xét nghiệm Torch được thực hiện chủ yếu thông qua việc áp dụng kỹ thuật miễn dịch hóa phát quang. Sau khi xét nghiệm, các kỹ thuật viên xét nghiệm sẽ tiến hành phân tích và đưa ra các chỉ số về bệnh.

Dựa trên việc phát hiện kháng thể đặc hiệu trong huyết thanh, kết quả cho ra bởi xét nghiệm Torch sẽ giúp xác định tình trạng miễn dịch của thai phụ đồng thời xác định nhiễm trùng Torch là nhiễm trùng trước đây hay nhiễm trùng cấp trong thai kỳ. Vậy xét nghiệm Torch thường được thực hiện khi nào?

Các xét nghiệm Torch thường được chỉ định chủ yếu ở 3 tháng đầu thai kỳ đối với những chị em đang mang thai còn những chị em đang có dự định mang thai thì nên làm xét nghiệm Torch trước đó.

Torch là gì? Một số bệnh nhiễm trùng có liên quan đến Torch 5

>>>>>Xem thêm: Dây thanh quản là gì? Dây thanh quản nằm ở đâu?

Mẹ bầu nên làm xét nghiệm Torch để tầm soát các bệnh nhiễm trùng liên quan đến Torch

Duy trì lối sống lành mạnh

Ngoài việc thăm khám sức khỏe định kỳ và làm các xét nghiệm Torch, mẹ bầu cần chú ý duy trì lối sống lành mạnh: Giữ tinh thần thoải mái và ổn định, có chế độ dinh dưỡng khoa học, đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng và đặc biệt là đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, Ngoài ra, mẹ bầu cũng cần đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, thường xuyên rửa tay sau khi tiếp xúc bên ngoài…

Trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản xoay quanh chủ đề Torch là gì và các bệnh nhiễm trùng liên quan đến Torch. Hy vọng, với những chia sẻ trên đây, bạn đọc sẽ có cái nhìn rõ hơn về chủ đề này. Cảm ơn bạn đã luôn dõi theo kênh sức khỏe của Kenshin.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *