Bột giặt là sản phẩm làm sạch và chăm sóc quần áo không thể thiếu trong mỗi gia đình Việt. Tuy nhiên, trên thực tế, có rất nhiều trường hợp bị dị ứng với sản phẩm này. Cùng Kenshin tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách xử trí khi bị dị ứng bột giặt nhé.
Bạn đang đọc: Dị ứng bột giặt: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách khắc phục
Dị ứng bột giặt là tình trạng khá phổ biến với tỷ lệ người gặp phải tình trạng này khá cao. Vậy nguyên nhân dẫn đến dị ứng bột giặt là gì? Dấu hiệu nhận biết ra sao? Cách xử trí khi bị dị ứng bột giặt như thế nào? Câu trả lời sẽ được Kenshin bật mí ngay sau đây nhé.
Contents
Nguyên nhân gây dị ứng bột giặt
Dị ứng bột giặt hay còn gọi là viêm da do tiếp xúc – đây là một loại viêm da gây ra bởi một phản ứng với chất gây dị ứng, cụ thể là bột giặt.
Trên thực tế, có rất nhiều nguyên nhân khiến bạn bị dị ứng bột giặt, trong đó phải kể đến như:
Thành phần trong bột giặt gây kích ứng
Các thành phần trong bột giặt có thể khiến bạn bị kích ứng khi tiếp xúc. Cụ thể:
- Chất tạo mùi hương: Các chất tạo mùi có trong bột giặt được đánh giá là một trong những nguyên nhân gây dị ứng. Limonene và linalool là hai thành phần tạo mùi thường được thêm vào bột giặt giúp tạo hương thơm cho quần áo sau khi giặt xong.
- Chất bảo quản: Paraben là một trong những chất bảo quản được thêm vào bột giặt nhiều nhất. Đây đang là chất bị truyền thông chỉ trích khá nhiều bởi chất này có khả năng gây rối loạn nội tiết của cơ thể. Do vậy, nhiều hãng bột giặt và nước xả vải đã cho ra đời các sản phẩm không chứa chất paraben.
- Chất hoạt động bề mặt là một thành phần không thể thiếu trong bột giặt. Sự có mặt của chất này giúp đánh bay vết bẩn song các nghiên cứu lại cho thấy các hoạt chất này có thể gây ra phản ứng dị ứng.
- Chất ổn định: Một số chất ổn định có mặt trong bột giặt như oxit polyalkyl và ethylene oxide được chứng minh là có thể gây kích ứng mắt hoặc viêm da tiếp xúc.
- Ngoài ra, trong bột giặt còn có 2 chất có thể thâm nhập qua da vào máu gây dị ứng da và rối loạn nội tiết đó là EDTA và photphat.
Quần áo sau khi giặt còn sót bột giặt và hóa chất
Ở những người có làn da nhạy cảm, khi tiếp xúc với quần áo còn sót lại bột giặt hoặc hoá chất sau khi giặt có thể gặp phải tình trạng kích ứng và dị ứng.
Trường hợp này thường xảy ra khi bạn dùng quá nhiều bột giặt để giặt hoặc khi giặt quá nhiều quần áo cùng một lúc khiến cho bột giặt không hoà tan hoàn toàn mà bám lại trên quần áo.
Sử dụng bột giặt kém chất lượng
Việc sử dụng các loại bột giặt không rõ nguồn gốc, trôi nổi trên thị trường cũng có thể là nguyên nhân khiến làn da của bạn bị kích ứng. Lý do là vì những sản phẩm bột giặt này có chất lượng kém, chứa các thành phần và chất bảo quản ảnh hưởng xấu đến làn da.
Dấu hiệu nhận biết dị ứng bột giặt
Dị ứng bột giặt không phải là một tình trạng hiếm gặp. Đối với những người bị dị ứng bột giặt, khi tiếp xúc với chất gây dị ứng là bột giặt, da sẽ bị kích ứng với một vài triệu chứng như ngứa, phát ban đỏ, sưng tấy, bong tróc da và nổi mụn nước li ti… Các biểu hiện này có thể chỉ giới hạn ở những vùng da nhạy cảm như bẹn và nách, song cũng có những trường hợp lan ra khắp cơ thể.
Bên cạnh những triệu chứng thường gặp trên, người bị dị ứng bột giặt có thể gặp phải một số triệu chứng kèm theo như hắt hơi, sổ mũi, ngứa mắt, nhất là khi tiếp xúc với bột giặt có mùi hương nồng. Ngoài ra, một số triệu chứng nghiêm trọng hơn mà người bị dị ứng bột giặt có thể gặp phải bao gồm sốt, phát ban trên mặt hoặc phát ban lan rộng.
Trên thực tế, dị ứng bột giặt có thể xảy ra ngay sau lần sử dụng đầu tiên, trong vài giờ sau đó hoặc cũng có thể phát sinh triệu chứng ngay cả khi đã sử dụng loại bột giặt này nhiều lần.
Nếu gặp phải các triệu chứng nêu trên ngay sau khi đổi loại bột giặt mới thì rất có thể sản phẩm bột giặt mới này không phù hợp và đang gây kích ứng da.
Cách chữa dị ứng bột giặt
Dị ứng bột giặt ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe cũng như cuộc sống của người mắc. Chính vì thế, việc tìm hiểu cách khắc phục tình trạng dị ứng bột giặt là cần thiết. Một câu hỏi đặt ra, dị ứng bột giặt phải làm sao?
- Điều quan trọng bạn cần làm đầu tiên đó là hạn chế tối đa việc tiếp xúc với các loại bột giặt gây kích ứng.
- Gãi, cào hay chà xát có thể gây ra những vết trầy xước từ đó làm tăng nguy cơ nhiễm trùng da. Chính vì thế, khi bị dị ứng, bạn nên tránh những hành động này.
- Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị dị ứng để tránh nhiễm khuẩn.
- Sử dụng các loại thuốc mỡ hoặc kem bôi để làm dịu da, giảm sưng và cải thiện tình trạng dị ứng da. Một số loại thuốc bôi có thể kể đến như mỡ Gentamicin, mỡ Phenergan hoặc Cortebios…
- Ngoài ra, bạn có thể sử dụng thuốc chứa corticoid, song chỉ nên sử dụng loại thuốc này trong thời gian ngắn (dưới 2 tuần). Khi cần ngừng thuốc bạn tuyệt đối không nên ngừng ngay lập tức mà cần giảm từ từ rồi sau đó mới ngừng hẳn.
- Thêm vào đó, nếu có nhiễm trùng, bác sĩ có thể chỉ định bạn dùng thuốc kháng sinh.
- Một lưu ý nhỏ, tất cả các loại thuốc trước khi dùng, bạn nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ.
- Cùng với việc điều trị bằng thuốc bôi, bạn cũng nên lựa chọn sử dụng những loại bột giặt dịu nhẹ, không mùi, có chiết xuất từ thiên nhiên.
- Tắm bằng bột yến mạch: Bột yến mạch có chứa các hoạt chất dưỡng ẩm và chống viêm có tác dụng làm dịu da, cấp ẩm, ngăn ngừa sự mất nước đồng thời hạn chế kích ứng da.
Tìm hiểu thêm: 5 mẹo nhỏ trị tàn nhang bằng giấm táo cực hiệu quả: Thử ngay nhé!
Những điều cần lưu ý khi sử dụng bột giặt
Để tránh tình trạng dị ứng xảy ra, khi sử dụng bột giặt, ban cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Không giặt quá nhiều quần áo cùng một lúc đồng thời không sử dụng quá nhiều bột giặt bởi bột giặt không hoà tan và quần áo không được xả sạch hoàn toàn khiến cho bột giặt bám trên quần áo sẽ rất dễ khiến bạn bị dị ứng.
- Không ngâm quần áo quá lâu trong bột giặt bởi hành động này sẽ khiến cho các hóa chất tẩy rửa ngấm sâu vào từng lớp quần áo.
- Chọn mua và sử dụng các loại bột giặt phù hợp: Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều các sản phẩm bột giặt để bạn tha hồ lựa chọn. Song các chuyên gia khuyến cáo bạn nên chọn mua các sản phẩm giặt xả dịu nhẹ, có chiết xuất từ thiên nhiên và không mùi.
- Ngoài ra, ngay sau khi giặt xong, bạn nên phơi quần áo ngay. Việc ủ quần áo quá lâu trong máy giặt có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi phát triển và gây dị ứng.
>>>>>Xem thêm: Đau bụng dưới rốn có sao không?
Trên đây là những thông tin cơ bản về tình trạng dị ứng bột giặt. Hy vọng, qua bài viết này, bạn đọc sẽ hiểu hơn về nguyên nhân, triệu chứng nhận biết, cách khắc phục dị ứng bột giặt cũng như những điều cần lưu ý khi sử dụng bột giặt để ngừa dị ứng. Mong rằng bạn sẽ luôn có những trải nghiệm tuyệt vời khi đến với Kenshin.
Xem thêm:
- Cách xử trí tình trạng dị ứng Ibuprofen và đối tượng chống chỉ định dùng Ibuprofen
-
Dị ứng mùi hương: Triệu chứng, điều trị và phương pháp phòng ngừa
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể