Hạ natri máu là tình trạng nồng độ natri huyết thanh giảm nhỏ hơn 136 mEq/L (
Bạn đang đọc: Tìm hiểu phác đồ điều trị hạ natri máu Bộ Y tế
Hạ natri máu là tình trạng hay gặp ở khoa hồi sức cấp cứu. Nồng độ natri trong máu hạ thấp gây nên tình trạng giảm áp lực thẩm thấu ngoài tế bào, dẫn đến thừa nước trong tế bào. Dựa trên chẩn đoán, bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị hạ natri máu Bộ Y tế ban hành. Hãy cùng Kenshin tìm hiểu về phác đồ điều trị ở bài viết dưới đây nhé.
Contents
Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh hạ natri máu
Hạ natri máu phản ánh tổng lượng nước của cơ thể nhiều hơn so với tổng lượng natri. Khi natri hạ xuống dưới 136 mmol/L sẽ được xem là hạ natri máu. Nguyên nhân bệnh hạ natri máu thường gặp như: Sử dụng lợi tiểu, tiêu chảy, suy tim, bệnh thận – gan, hội chứng bài tiết ADH không thích hợp (SIADH).
Triệu chứng của bệnh thường có mối tương quan với tốc độ hạ natri. Theo đó, mức độ nhẹ dao động từ 130 – 135 mmol/L, mức độ trung bình dao động từ 125 – 129 mmol/L, mức độ nặng
Các triệu chứng lâm sàng của hạ natri máu không đặc hiệu, cần phụ thuộc vào mức độ và tốc độ giảm nồng độ natri trong máu. Với các trường hợp giảm nồng độ natri cấp, người bệnh có các dấu hiệu như: Sợ nước, chán ăn, buồn nôn, mệt mỏi, đau đầu, mê sảng, rối loạn ý thức…
Với những bệnh nhân bị hạ natri máu mạn tính (thời gian hình thành kéo dài) các triệu chứng hầu như là không có hoặc nhẹ. Bên cạnh đó, các triệu chứng của rối loạn nước kèm theo có giá trị để chẩn đoán nguyên nhân như: Tăng thể tích nước ngoài tế bào (cổ chướng, phù), mất nước ngoài tế bào (da khô, nhăn nheo, giảm cân).
Phác đồ điều trị hạ natri máu Bộ Y tế
Đối với các bệnh nhân chẩn đoán hạ natri máu, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị theo phác đồ điều trị hạ natri máu Bộ Y tế ban hành.
Chẩn đoán, xác định nguyên nhân
Trước khi thực hiện điều trị theo phác đồ điều trị hạ natri máu Bộ Y tế ban hành, bác sĩ sẽ thực hiện các xét nghiệm và chẩn đoán như:
- Chẩn đoán xác định dựa vào xét nghiệm nồng độ natri máu: Khi natri trong máu
- Thực hiện các chẩn đoán để phân biệt hạ natri máu “giả” trong các trường hợp: Tăng lipid máu, tăng protein máu.
- Thực hiện các xét nghiệm để chẩn đoán nguyên nhân bao gồm: Xét nghiệm Hematocrit, protein máu để xác định tăng hay giảm thể tích ngoài tế bào; Natri liệu để xác định tình trạng mất natri qua thận hay ngoài thận; áp lực thẩm thấu huyết tương, áp lực thẩm thấu niệu.
- Chẩn đoán dựa theo mức độ: Hạ natri máu nặng khi natri máu 48 giờ.
Tìm hiểu thêm: Những thông tin chia sẻ chi tiết về viêm lộ tuyến tử cung khi mang thai ở phụ nữ
Phác đồ điều trị hạ natri máu Bộ Y tế chi tiết
Hạ natri máu có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh, vì vậy đòi hỏi cần chẩn đoán nhanh và điều trị đúng cách. Người bệnh cần được theo dõi chặt chẽ trong quá trình điều trị và thực hiện xét nghiệm điện giải 3 – 6 giờ/lần.
Hướng dẫn tốc độ điều chỉnh natri và nồng độ huyết thanh:
- Không tăng quá 8 mEq/L (8 mmol/L) trong 24 giờ đầu chữa trị.
- Điều chỉnh không nhanh hơn 0,5 mEq/L/giờ (0,5 mmol/L/giờ). Riêng đối với trường hợp điều trị hạ natri máu nặng tốc độ có thể lên tới 2 mEq/L/giờ (2 mmol/L/giờ).
Đối với bệnh nhân giảm thể tích và chức năng tuyến thượng thận bình thường có thể dùng dung dịch muối 0,9%. Trường hợp natri huyết thanh
Đối với bệnh nhân tăng thể tích máu, natri giữ ở thận và pha loãng cần hạn chế nước kết hợp với điều trị bệnh nền. Với bệnh nhân suy tim có thể điều chỉnh hạ natri dai dẳng bằng cách ức chế men chuyển kết hợp với lợi tiểu quai. Ở những bệnh nhân khác, có thể sử dụng lợi tiểu quai với liều tăng dần, thỉnh thoảng kết hợp với muối 0,9%.
Đối với bệnh nhân bình thường, cần điều trị hạ natri máu theo nguyên nhân.
- Hạ natri máu do suy giáp, suy thượng thận có thể điều trị lợi tiểu hoặc hormone.
- Hạ natri máu do SIADH có thể điều trị bằng cách cho thêm lợi tiểu quai kết hợp với dung dịch muối 0,9%.
- Khi bệnh nền không thể điều trị như ung thư di căn, bệnh nhân không thể hạn chế nhiều nước được thì có thể sử dụng Demeclocycline.
>>>>>Xem thêm: Túi giãn tĩnh mạch bìu là gì? Nguyên nhân và phương pháp điều trị
Bài viết trên là những thông tin về hạ natri máu và phác đồ điều trị hạ natri máu Bộ Y tế mà Kenshin muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng bài viết này sẽ mang lại cho bạn những thông tin hữu ích về hạ natri máu.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể