Nhiều người mẹ mang thai 20 tuần bị ra máu rất lo lắng về tình trạng của mình và bối rối không biết cách xử trí ra sao, nhất là đối với những mẹ mang thai lần đầu. Vì sự đa dạng về nguyên nhân và nhiều tình huống khác nhau, mỗi sản phụ đều nên trang bị cho mình những kiến thức cần thiết về chảy máu trong thai kỳ.
Bạn đang đọc: Nguyên nhân mang thai 20 tuần bị ra máu và cách xử trí
Chảy máu âm đạo khi mang thai có rất nhiều nguyên nhân, một số mẹ bầu rất lo lắng và quan tâm đến dấu hiệu trên nhưng cũng có những mẹ bầu không để ý và bỏ sót chúng. Chảy máu có thể xảy ra sớm hoặc muộn hơn trong thai kỳ, chảy máu trong thời kỳ đầu mang thai là hiện tượng phổ biến, trong nhiều trường hợp thường không báo hiệu một vấn đề lớn. Tuy nhiên, chảy máu càng về sau trong thai kỳ có thể nghiêm trọng hơn. Hãy cùng tìm hiểu về các nguyên nhân của sản phụ mang thai 20 tuần bị ra máu và cách xử trí qua bài viết sau.
Nguyên nhân dẫn đến mang thai 20 tuần bị ra máu
Chảy máu trong nửa sau của thai kỳ thường liên quan đến các tình trạng nghiêm trọng, vì vậy hãy đến các phòng khám hay bệnh viện để kiểm tra tình trạng trên ngay lập tức để nhận biết các triệu chứng và xử trí kịp thời.
Một số tình trạng nguy hiểm có thể gây mang thai 20 tuần bị ra máu là:
- Nhau thai tiền đạo: Khi nhau thai bao phủ toàn bộ hoặc một phần cổ tử cung của bạn. Trường hợp này hiếm gặp sau tuần thứ 20 của thai kỳ.
- Nhau bong non: Một tình trạng hiếm gặp khi nhau thai bong ra khỏi thành tử cung, có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi.
- Cổ tử cung yếu: Khi cổ tử cung mở (giãn) quá sớm và gây chuyển dạ sớm.
- Sảy thai: Mất thai sau tuần thứ 20, còn được gọi là thai chết lưu.
Đôi khi chảy máu không phải do bất kỳ tình trạng bệnh lý nào gây ra, tuy nhiên, tốt hơn hết bạn nên báo cho bác sĩ sản khoa của mình về bất kỳ tình trạng chảy máu nào để đảm bảo chắc chắn. Những lý do khác khiến bạn có thể bị chảy máu khi mang thai là:
- Quan hệ tình dục: Một số phụ nữ bị chảy máu nhẹ sau khi quan hệ tình dục do cổ tử cung của sản phụ trở nên mềm hơn khi mang thai.
- Khám vùng chậu hoặc siêu âm: Cổ tử cung của người mẹ có thể chảy máu như một phản ứng sau khi khám vùng chậu hoặc siêu âm qua ngã âm đạo vì nó rất nhạy cảm (do tăng hormone).
- Nhiễm trùng: Chlamydia, lậu và các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác (STDs) hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) có thể gây chảy máu nhẹ. Những bệnh nhiễm trùng này sẽ cần được điều trị để tránh các nguy cơ về sau.
Chảy máu khi mang thai có thể khác nhau ở mỗi người. Một số chi tiết bạn cần cung cấp cho bác sĩ để theo dõi tình trạng ra máu khi mang thai bao gồm:
- Màu sắc của máu: Máu chảy ra có thể có màu nâu, hồng hoặc đỏ tươi gợi ý các nguyên nhân khác nhau cũng như thời gian bắt đầu chảy máu.
- Máu đặc hay loãng như nước và có chứa cục máu đông không?
- Số lượng máu: Chỉ một vài giọt máu hay sản phụ cần sử dụng băng vệ sinh và lượng máu làm ướt bao nhiêu phần của miếng băng?
Tìm hiểu thêm: Cằm chẻ có di truyền không? Phẫu thuật cằm chẻ như thế nào?
Điều trị chảy máu âm đạo
Các xét nghiệm cần thực hiện khi gặp phải tình trạng chảy máu trong lúc mang thai là siêu âm và đánh giá, thăm khám để xác định nguyên nhân gây chảy máu. Các bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm máu hoặc nước tiểu và làm thêm các xét nghiệm hình ảnh học bổ sung như MRI (chụp cộng hưởng từ) nếu cần thiết.
Hầu hết thời gian và phương pháp chính của việc điều trị chảy máu là nghỉ ngơi. Điều quan trọng là người mẹ cần phải đến gặp bác sĩ để tìm ra nguyên nhân gây chảy máu. Một số lời khuyên dành cho bạn:
- Dành thời gian nghỉ ngơi, ngưng công việc hiện tại một thời gian.
- Hạn chế đi lại.
- Nghỉ ngơi tại giường.
- Không quan hệ tình dục.
- Không thụt rửa (không bao giờ làm điều này khi mang thai và cũng tránh thực hiện khi bạn không mang thai) vì thụt rửa không đúng cách có thể làm tổn thương niêm mạc âm đạo và làm mất sự cân bằng các vi khuẩn thường trú của môi trường này.
Trong trường hợp chảy máu rất nhiều và ồ ạt sản phụ có thể phải nằm viện hoặc can thiệp phẫu thuật.
>>>>>Xem thêm: Bệnh chốc lở nên kiêng gì để nhanh khỏi bệnh?
Cách xử trí khi mang thai 20 tuần bị ra máu
Bạn nên báo cho bác sĩ sản khoa của mình biết về bất kỳ hiện tượng chảy máu hoặc ra máu nào trong thai kỳ. Ngay cả khi nó không nghiêm trọng vào thời điểm đó, các bác sĩ vẫn cần lưu lại các triệu chứng và ghi lại trong hồ sơ khám sản khoa của bạn. Hãy đến các cơ sở y tế hay phòng khám theo dõi thai ký của bạn ngay lập tức nếu gặp bất kỳ triệu chứng nào sau đây:
- Chảy máu nặng.
- Chuột rút hoặc co thắt vùng bụng dưới.
- Đau vùng chậu.
- Chóng mặt hoặc ngất xỉu.
- Sốt hoặc ớn lạnh.
- Các dấu hiệu khác của sinh non như vỡ ối.
Chảy máu khi mang thai không thường gặp ở tam cá nguyệt thứ hai, vì vậy nếu bạn mang thai 20 tuần bị ra máu nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế để thăm khám vì có thể do nhiều tình trạng nguy hiểm gây ra. Sau khi được điều trị kịp thời và nghỉ ngơi hợp lý, nhiều sản phụ vẫn có được một thai kỳ khỏe mạnh và mẹ tròn con vuông sau thời gian gặp tình trạng chảy máu như trên.
Xem thêm:
- Phân biệt các nguyên nhân gây ra máu khi mang thai
- Khi mang thai tháng đầu nên ăn gì để tốt cho thai nhi?
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể