Hiện nay, sử dụng keo sinh học được xem là một trong những bước tiến vàng để điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới. Vậy bạn biết gì về căn bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới và keo sinh học tĩnh mạch? Cùng Kenshin tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé.
Bạn đang đọc: Những điều cần biết về keo sinh học tĩnh mạch và bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới
Trong suốt 10 năm qua, điều trị suy giãn tĩnh mạch bằng keo sinh học được đánh giá là một trong những giải pháp lý tưởng nhằm giảm thiểu sự xâm lấn một cách tối đa, an toàn và không cần gây mê. Trước khi tìm hiểu về keo sinh học tĩnh mạch, hãy cùng Kenshin điểm qua một vài thông tin cơ bản về căn bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới bạn nhé.
Contents
Tổng quan về tình trạng suy giãn tĩnh mạch chi dưới
Suy giãn tĩnh mạch chi dưới là tình trạng suy giảm chức năng đưa máu về tim của hệ thống tĩnh mạch chi dưới, khiến cho máu bị ứ đọng lại ở vùng chi dưới; từ đó gây biến đổi về huyết động, đồng thời làm biến dạng các tổ chức mô xung quanh.
Suy giãn tĩnh mạch chi dưới là căn bệnh thường gặp với tỷ lệ mắc ở nữ giới cao hơn nam giới. Bệnh được xác định là có liên quan đến một số yếu tố gây tổn thương chức năng của các van một chiều thuộc hệ thống tĩnh mạch ngoại biên. Cụ thể:
- Tư thế sinh hoạt và làm việc: Thường xuyên phải đứng hay ngồi một chỗ quá lâu, thường xuyên mang vác nặng, ít vận động là yếu tố làm tăng áp lực trong các tĩnh mạch chân. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến cho các van tĩnh mạch một chiều bị tổn thương và suy yếu, từ đó khả năng ngăn chặn dòng máu chảy ngược xuống dưới bị giảm và dẫn đến tình trạng ứ máu ở hai chân.
- Phụ nữ mang thai và sinh đẻ nhiều lần, người thừa cân béo phì, táo bón kinh niên, lười vận động, chế độ ăn ít chất xơ và vitamin… cũng là các yếu tố khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.
- Ngoài ra, huyết khối tĩnh mạch sâu, viêm tĩnh mạch hình thành huyết khối tại các tĩnh mạch nông và sâu, khiếm khuyết van bẩm sinh hoặc thoái hoá van ở người cao tuổi cũng là yếu tố nguy cơ dẫn đến căn bệnh này.
Trên thực tế, căn bệnh này thường không rầm rộ, tiến triển chậm và ít nguy hiểm, song lại gây trở lại khá nhiều cho cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.
Cơ chế tác dụng của keo sinh học tĩnh mạch
Hiện nay, keo sinh học VenaSeal đang là loại keo y tế được sử dụng phổ biến trong điều trị suy giãn tĩnh mạch, hoạt động bằng cách xâm nhập và niêm phong vùng tĩnh mạch bất thường.
Sau khi đã được niêm phong, vùng tĩnh mạch sẽ dần cứng lại, cuối cùng cơ thể sẽ hấp thụ toàn bộ. Lúc này, tại các vùng tĩnh mạch khỏe mạnh khác, máu sẽ được định vị lại và lưu thông, nhờ đó, mọi triệu chứng gây ra bởi suy giãn tĩnh mạch sẽ biến mất.
Ưu điểm của phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch bằng keo sinh học
Sử dụng keo sinh học tĩnh mạch trong điều trị suy giãn tĩnh mạch là kỹ thuật được các bác sĩ đánh giá rất cao bởi phương pháp này không chỉ mang đến hiệu quả tốt mà còn đảm bảo an toàn cho người bệnh.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, hiệu quả của việc điều trị suy giãn tĩnh mạch bằng keo sinh học lên đến 95%, không gây đau và đặc biệt là nguy cơ tái phát thấp hơn rất nhiều so với các phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch khác như sử dụng sóng cao tần hay laser nội mạch.
Một trong những ưu điểm vượt trội không thể không kể đến của phương pháp sử dụng keo sinh học tĩnh mạch đó là người bệnh hoàn toàn cảm thấy thoải mái khi điều trị bởi trước đó đã được gây tê tại vùng dưới đầu gối. Không những vậy, loại keo này chỉ tác động cục bộ đến vùng tĩnh mạch bị suy giãn mà không gây tổn hại đến các mô cơ cũng như dây thần kinh xung quanh.
Thêm vào đó, sử dụng keo sinh học tĩnh mạch trong điều trị cũng giúp tốc độ hồi phục cao hơn. Các báo cáo cho thấy, sau khi thực hiện thủ thuật này, người bệnh hoàn toàn có thể đi lại và sinh hoạt như bình thường.
Không những vậy, người bệnh có thể chơi thể thao bình thường mà không cần sử dụng đến thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau hay thuốc kháng viêm nào sau một vài ngày điều trị.
Quy trình thực hiện điều trị suy giãn tĩnh mạch bằng keo sinh học
Quy trình điều trị suy giãn tĩnh mạch bằng keo sinh học cơ bản được thực hiện như sau:
- Siêu âm xác định vùng tĩnh mạch chi dưới bị ảnh hưởng.
- Gây tê cục bộ tại vùng da phía trên tĩnh mạch bất thường đồng thời chèn thêm một ống thông nhỏ và mỏng.
- Sau đó, các bác sĩ sẽ tiến hành tiêm keo sinh học VenaSeal vào trong tĩnh mạch đích dưới sự hỗ trợ của bộ dụng cụ chuyên dụng.
Sau khi thực hiện xong thủ thuật này, người bệnh có thể tự đứng dậy và đi lại bình thường. Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý tránh các hoạt động với cường độ cao như mang vác vật nặng, hoạt động thể thao trong ngày đầu tiên sau khi thực hiện thủ thuật này.
Tìm hiểu thêm: U xơ tử cung ở độ tuổi nào mắc nhiều nhất?
Một số biện pháp ngừa suy giãn tĩnh mạch tái phát
Để ngăn ngừa suy giãn tĩnh mạch tái phát sau điều trị bằng keo sinh học, người bệnh có thể tham khảo một số biện pháp sau đây:
- Ngồi đúng tư thế: Người bệnh cần hạn chế tư thế ngồi bắt chéo chân bởi điều này có thể gây áp lực lên vùng đùi và xương chậu từ đó cản trở lưu thông máu. Thêm vào đó, bạn cũng nên tránh ngồi một tư thế quá lâu.
- Thường xuyên tập thể dục: Tập thể dục thường xuyên và điều độ là việc làm rất tốt cho sức khỏe. Để ngăn ngừa suy giãn tĩnh mạch chi dưới tái phát, bạn nên thường xuyên tập luyện các môn thể thao có hoạt động chân như bơi lội, đi bộ, đạp xe…
- Gác cao chân trong lúc nghỉ ngơi: Việc đặt một chiếc gối dưới chân khi nghỉ ngơi có thể thúc đẩy lưu thông máu đồng thời ngăn ngừa tình trạng tắc nghẽn mạch khi ngủ, từ đó hỗ trợ phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch tái phát.
- Kiểm soát cân nặng ở mức vừa phải: Thừa cân béo phì là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới. Chính vì thế, bạn nên có một chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh và khoa học. Điều này sẽ giúp bạn kiểm soát tốt cân nặng.
Ngoài ra, bạn cần phải tái khám sau điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ để đánh giá tình trạng bệnh, hiệu quả điều trị, đồng thời phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh tái phát (nếu có).
>>>>>Xem thêm: Ăn sữa chua có thực sự làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2?
Trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản xoay quanh căn bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới và sử dụng keo sinh học tĩnh mạch trong điều trị.
Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc sẽ hiểu rõ hơn về căn bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới, cơ chế hoạt động của keo sinh học, ưu điểm và quy trình thực hiện điều trị suy giãn tĩnh mạch bằng keo sinh học cũng như các phương pháp phòng bệnh tái phát. Chúc bạn luôn có thật nhiều sức khoẻ và hãy luôn ủng hộ Kenshin bạn nhé.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể