U xơ tử cung là một bệnh lý ở nữ giới khiến nhiều bệnh nhân lo lắng. Cùng Kenshin tìm hiểu liệu u xơ tử cung ở độ tuổi nào mắc nhiều nhất để phòng bệnh an toàn.
Bạn đang đọc: U xơ tử cung ở độ tuổi nào mắc nhiều nhất?
U xơ tử cung là vấn đề nhức nhói khiến phần lớn nữ giới đều lo sợ mắc phải. Để phòng ngừa bệnh hiệu quả thì cần phải nắm rõ u xơ tử cung ở độ tuội nào mắc nhiều nhất. Dưới đây là một số thông tin quan trọng mà bạn nên lưu ý.
Contents
Bệnh u xơ tử cung là gì?
U xơ tử cung là bệnh lý đặc trưng bởi sự hình thành một hoặc nhiều khối u lành tính quanh khu vực tử cung. Những khối u này có xu hướng tăng dần kích thước theo thời gian, làm chèn ép các cơ quan lân cận.
Người ta ước tính rằng khoảng 70 – 80% phụ nữ sẽ phát triển khối u xơ tử cung ở một khoảng thời gian trong cuộc đời. Tuy nhiên, không phải ai cũng sẽ xuất hiện các triệu chứng hoặc cần điều trị.
Nguyên nhân gây ra bệnh u xơ tử cung chưa được rõ ràng, nhưng có thể liên quan đến các yếu tố như di truyền, nội tiết tố, môi trường, dinh dưỡng, stress,… Những trường hợp bệnh nghiêm trọng có thể làm ảnh hưởng đến chức năng sinh sản hoặc thậm chí gây ra biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.
Phân loại u xơ tử cung
Dựa vào vị trí của khối u, có thể chia ra 3 loại u xơ tử cung chính bao gồm:
- U xơ dưới thanh mạc: Đây là loại khối u thường gặp nhất trong u xơ tử cung, chiếm khoảng 55% số ca. Khối u phát triển từ cơ tử cung hướng ra phía ngoài tử cung, tạo khối rõ ràng, có trường hợp khối u có thể có cuống gây xoắn và hoại tử u. Loại u xơ này thường gây ra các triệu chứng như đau bụng, phình bụng, khó tiểu, táo bón,…
- U xơ trong cơ tử cung: Đây là loại khối u nằm hoàn toàn trong cơ tử cung, chiếm khoảng 40% số ca. Thường có nhiều khối làm cho tử cung to lên. Loại u xơ này thường gây ra các triệu chứng như rối loạn kinh nguyệt, chảy máu nhiều, khó thụ thai, sảy thai,…
- U xơ dưới niêm mạc: Đây là loại u xơ ít gặp nhất, chỉ chiếm khoảng 5% số ca. Khối u phát triển từ cơ tử cung nhưng hướng và về phía lòng tử cung, đội lớp niêm mạc lên, có trường hợp khối u phát triển to ra và chiếm hết toàn bộ tử cung. Một số trường hợp u có cuống có thể thò ra ngoài dẫn tới nhiễm trùng.
U xơ tử cung ở độ tuổi nào bị nhiều nhất?
Phụ nữ trong độ tuổi từ 30 trở lên có nguy cơ mắc bệnh u xơ tử cung khá cao. Theo các nghiên cứu, khoảng 30% phụ nữ ở độ tuổi 35 mắc u xơ tử cung. Con số này có thể tăng lên đến 80% ở đối tượng nữ giới có độ tuổi từ 50. Bệnh có thể bắt đầu từ độ tuổi sinh sản (từ 16 tuổi). Đây là những giai đoạn có sự biến động nồng độ hormone sinh dục nữ cao trong cơ thể, có thể gây ra nhiều rối loạn dẫn đến hình thành khối u.
Phụ nữ ở khoảng 20 – 30 tuổi vẫn có trường hợp mắc u xơ tử cung nhưng ít hơn và không mấy phổ biến. Nếu trong thời gian mang thai mà mắc u xơ tử cung rất nguy hiểm vì các biến chứng sẽ ảnh hưởng tới thai nhi, có thể khiến cho thai phụ bị sảy thai, sinh non, dị tật thai nhi,…
Các yếu tố nguy cơ khác của u xơ tử cung
Cho đến nay, nguyên nhân cụ thể gây ra u xơ tử cung vẫn chưa được làm sáng tỏ. Tuy nhiên, một số yếu tố nguy cơ sau có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh:
- Tiền sử gia đình: Nếu có người thân, anh chị em, bố mẹ hoặc họ hàng mắc chứng u xơ tử cung thì khả năng cao cũng sẽ gặp phải tình trạng trên. Theo thống kê thì xác suất mắc bệnh gấp 3 lần người bình thường.
- Nguồn gốc dân tộc: Theo nghiên cứu phụ nữ có gốc từ châu Phi sẽ dễ mắc u xơ tử cung hơn so với phụ nữ ở các sắc tộc khác.
- Béo phì: Tăng cân không kiểm soát là một trong những yếu tố nguy cơ thường gặp nhất gây ra u xơ tử cung. Tỉ lệ người mắc béo phì mắc bệnh thường cao hơn khoảng 3 lần so với nữ giới có dáng vóc cân đối.
- Tuổi tác: Sự suy giảm hormone sinh dục, rối loạn lo âu và thay đổi hoạt động thể chất của nữ giới ở tuổi mãn kinh là những nguy cơ làm tăng tỉ lệ u xơ tử cung đáng kể.
Biến chứng của u xơ tử cung
U xơ tử cung trong hầu hết các tình trạng là lành tính. Tuy nhiên nếu khối u hình thành quá to, không thăm khám định kỳ để kiểm soát thì có thể gây ra hàng loạt biến chứng nguy hiểm như:
Rối loạn đại, tiểu tiện
Nguyên nhân là vì khối u quá to ở khu vực tử cung có thể đè đẩy vào các cơ quan lân cận. Thường gặp nhất là chèn ép vào bàng quang gây khó tiểu, bí tiểu. Tình trạng này kéo dài làm ứ đọng nước tiểu gây sỏi thận, viêm đài bể thận,… Bên cạnh đó, khối u có thể đè ép vào trực tràng, làm gián đoạn quá trình tiêu hóa gây táo bón.
Thiếu máu
U xơ tử cung có thể gây ra nhiều trường hợp chảy máu âm đạo, lâu dần khiến người bệnh mất máu và suy kiệt. Một số trường hợp thiếu máu cấp tính do cường kinh có thể khiến bệnh nhân thiếu máu lên não gây ngất xỉu và thậm chí là tử vong.
Tìm hiểu thêm: Khối u ở vú có nguy hiểm không?
Biến chứng nhiễm khuẩn
Khối u xơ tử cung có thể do các tác nhân vi khuẩn, virus gây ra. Những tác nhân này có thể khởi phát phản ứng viêm gây đau, sốt và biến đổi sinh lý tử cung. Hoặc tệ hơn có thể lan rộng làm rối loạn hoạt động các cấu trúc xung quanh, thậm chí là xâm nhập vào máu gây nhiễm trùng huyết rất nguy hiểm.
Những ca u xơ tử cung xuất hiện biến chứng nhiễm trùng cần được thăm khám và xử lý sớm. Trên thực tế đã có không ít trường hợp nữ giới bị suy giảm hoặc mất hoàn toàn khả năng làm mẹ do những tác nhân gây viêm nhiễm này.
Hiếm muộn hay vô sinh
Một số trường hợp mắc u xơ tử cung gây hoại tử, dị dạng các cấu trúc của cơ quan sinh sản nữ giới. Những biến đổi trên khiến cho việc thụ thai khó khăn, người bệnh dễ sảy thai hoặc sinh non. Nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến biến chứng vô sinh ở nữ giới.
Sảy thai
U xơ tử cung thường làm giảm sức đàn hồi và co bóp của cơ trơn, giảm khả năng làm tổ của trứng. Vì vậy, nếu nữ giới mắc phải chứng bệnh này thì nguy cơ sảy thai cũng khá cao và cần hết sức thận trọng thăm khám thường xuyên.
>>>>>Xem thêm: Dấu hiệu Babinski là gì? Cách khám và chẩn đoán dấu hiệu Babinski
Trên đây là một số điểm giúp giải đáp thắc mắc u xơ tử cung ở độ tuổi nào gặp nhiều nhất. Hiểu rõ thời điểm khởi phát cũng như các yếu tố làm tăng nguy cơ bệnh sẽ giúp phòng ngừa tốt hơn. Theo dõi thêm nhiều bài viết mới nhất của Kenshin để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình hiệu quả hơn.
Xem thêm: U xơ tử cung ở tuổi mãn kinh có nguy hiểm?
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể