Giải đáp vấn đề rối loạn kinh nguyệt sau sinh giúp các mẹ bỉm

Trong thời gian mang thai, kinh nguyệt của mẹ bỉm đã “biến mất” suốt 9 tháng. Hơn nữa, khi mang thai và sau sinh cơ thể mẹ cũng có nhiều thay đổi, đặc biệt là về nội tiết tố. Từ đó dẫn đến tình trạng rối loạn kinh nguyệt sau sinh. Tình trạng này khá phổ biến nhưng cũng gây không ít lo lắng cho các mẹ bỉm. Bài viết sau đây sẽ giúp các mẹ bỉm hiểu rõ hơn về tình trạng này.

Bạn đang đọc: Giải đáp vấn đề rối loạn kinh nguyệt sau sinh giúp các mẹ bỉm

Không ít mẹ bỉm cảm thấy bất an, lo lắng khi gặp phải tình trạng rối loạn kinh nguyệt sau sinh. Nhằm giúp các mẹ có thể an tâm hơn, Kenshin sẽ giải đáp về một số nội dung liên quan đến hiện tượng này.

Tại sao mẹ bỉm bị rối loạn kinh nguyệt sau sinh?

Rối loạn kinh nguyệt sau sinh là hiện tượng bình thường hay bất thường sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra nó. Các nguyên do có thể khiến cho các mẹ bỉm có biểu hiện rối loạn kinh nguyệt sau sinh thường là:

Nuôi con bằng sữa mẹ

Sau khi sinh, cơ thể người mẹ sẽ có những thay đổi nhằm đảm bảo quá trình nuôi con bằng sữa mẹ. Khi nuôi con bằng sữa mẹ, hormone prolactin trong sữa mẹ sẽ làm cho hoạt động của hệ trục hạ đồi – tuyến yên – buồng trứng bị thay đổi. Điều này dẫn đến chu kỳ kinh nguyệt có thể chậm hơn chu kỳ bình thường.

Đối với những phụ nữ nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ sẽ gặp phải tình trạng kinh nguyệt tháng có tháng không Đối với những phụ nữ nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ sẽ gặp phải tình trạng kinh nguyệt tháng có tháng không

Một số mẹ bỉm có kinh nguyệt trở lại sau khi sinh khoảng 4 – 5 tuần. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp phải đến 8 – 9 tháng mới thấy “bà dì” quay về. Thậm chí có mẹ sau khi cai sữa cho con mới có kinh nguyệt trở lại. Thông thường, đối với những phụ nữ nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ sẽ gặp phải tình trạng kinh nguyệt tháng có tháng không.

Nếu mẹ bỉm bị rối loạn kinh nguyệt sau sinh do việc tiết sữa nuôi con thì mẹ không cần quá lo lắng. Bởi vì kinh nguyệt sẽ trở lại bình thường khi ngưng hoạt động này.

Tâm lý bất ổn sau sinh

Mặc dù sinh con là thiên chức thiêng liêng dành cho người phụ nữ. Tuy nhiên, việc chăm sóc em bé mới ra đời thường gây áp lực không ít đối với mẹ bỉm sữa. Nhiều chị em cảm thấy mệt mỏi, lo lắng vì thời gian bị đảo lộn, thức đêm cũng như phải chăm sóc con nhỏ,… Đây cũng chính là nguyên do dẫn đến hiện tượng trầm cảm sau sinh với không ít mẹ bỉm.

Những trường hợp tâm lý bất ổn sau sinh rất dễ gặp hiện tượng rối loạn kinh nguyệt sau sinh. Hiện tượng không có kinh nguyệt hoặc có nhiều sự bất thường trong kinh nguyệt càng khiến các chị em lo lắng hơn. Lúc này, mẹ bỉm cần thư giãn, ổn định tinh thần, ăn uống đầy đủ,… để phần nào giảm stress hoặc tìm đến bác sĩ tâm lý điều trị.

Nội tiết tố thay đổi

Cơ thể người phụ nữ không thể nào trở lại bình thường nay lập tức sau khi sinh con mà cần thời gian để hồi phục. Lúc này cơ thể còn nhiều bất ổn, nhất là lượng hormone trong cơ thể vẫn chưa được cân bằng. Đây cũng có thể là yếu tố gây ra tình trạng kinh nguyệt bị rối loạn sau khi sinh con.

Tìm hiểu thêm: 10 lời khuyên hàng đầu để hỗ trợ giấc ngủ cho bé

Cơ thể người phụ nữ không thể nào trở lại bình thường nay lập tức sau khi sinh con mà cần thời gian để hồi phục Cơ thể người phụ nữ không thể nào trở lại bình thường nay lập tức sau khi sinh con mà cần thời gian để hồi phục

Bệnh phụ khoa

Bệnh phụ khoa là một yếu tố không thể thiếu dẫn đến những rối loạn kinh nguyệt nữ giới sau khi sinh con. Dù là sinh thường hay sinh mổ thì cơ thể người mẹ vẫn rất yếu và chưa thể hoàn toàn hồi phục lại thể trạng ban đầu. Điều này tạo cơ hội thuận lợi cho vi sinh vật tấn công và gây bệnh phụ khoa. Sau khi sinh, nếu các mẹ bỉm không chăm sóc và vệ sinh cẩn thận thì tình trạng viêm nhiễm phụ khoa là điều khó tránh khỏi.

Khi rơi vào trường hợp này, các mẹ bỉm cần chú ý trong khâu vệ sinh vùng kín, chăm sóc sức khỏe đồng thời tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa. Nhằm mục đích nhanh chóng hồi phục và hạn chế những ảnh hưởng xấu đến cả mẹ và bé.

Mẹ bị rối loạn kinh nguyệt sau sinh khi nào cần gặp bác sĩ?

Sau khi sinh, cơ thể cần một khoảng thời gian để hồi phục và kinh nguyệt trở lại bình thường. Tuy nhiên, nếu sau khi sinh khoảng 1 – 2 năm mà kinh nguyệt vẫn không trở lại hoặc xuất hiện các biểu hiện bất thường như sau thì mẹ bỉm cần nhanh chóng đến bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám:

Cách an toàn và hiệu quả nhất là đến các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán

>>>>>Xem thêm: Góc sức khỏe: Những điều cần biết về chỉ số xét nghiệm marker ung thư

Cách an toàn và hiệu quả nhất là đến các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán

  • Kinh nguyệt thất thường, không đều, tháng có tháng không.
  • Thời gian hành kinh dài ngắn thất thường, xuất hiện cục máu đông, có mùi hôi khó chịu, lượng máu kinh quá nhiều hoặc quá ít.
  • Núm vú đau tức khó chịu.
  • Cơ thể mệt mỏi.
  • Đau lưng, đau bụng dưới dữ dội. Nếu đau bụng dưới quằn quại kéo dài từ 3 – 7 ngày liên tục thì có thể đây là dấu hiệu cảnh báo chứng rối loạn kinh nguyệt sau sinh nguy hiểm hoặc liên quan đến các bệnh phụ khoa.
  • Đau, ngứa, rát, sưng vùng kín.
  • Ra máu một cách bất thường, đặc biệt là sau khi quan hệ.

Các mẹ bỉm cần đặc biệt chú ý đến tất cả những triệu chứng nói trên. Tuyệt đối không tự mua thuốc hay sử dụng bất cứ phương pháp điều trị chưa chính thống nào. Cách an toàn và hiệu quả nhất là đến các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và có biện pháp khắc phục phù hợp nhất.

Rối loạn kinh nguyệt sau sinh là một hiện tượng sinh lý bình thường khi người phụ nữ phải trải qua quá trình biến đổi của cơ thể trong quá trình mang thai và cho con bú. Tuy nhiên, tình trạng này cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe phụ khoa đang gặp vấn đề. Thế nên các mẹ bỉm không được chủ quan với bất kỳ hiện tượng bất thường nào của cơ thể sau khi sinh con.

Ngọc Hiếu

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *