Hạch viêm mạn tính là tình trạng viêm hoặc nhiễm trùng hạch bạch huyết xảy ra trong thời gian dài. Nguyên nhân gây viêm hạch mạn tính có thể là virus, vi khuẩn hoặc nấm. Nếu không được điều trị sớm và đúng cách, bệnh có thể gây ra nhiều triệu chứng cũng như biến chứng nghiêm trọng cho sức khỏe của người bệnh.
Bạn đang đọc: Hạch viêm mạn tính: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
Hệ thống hạch bạch huyết được xem như là đội quân canh gác nhằm bảo vệ các hệ thống cơ quan trong cơ thể trước sự xâm nhập của các tác nhân gây hại. Là một phần không thể thiếu của hệ miễn dịch cơ thể nên khi hệ thống hạch bạch huyết xảy ra vấn đề bất thường sẽ khiến cơ thể dễ bị nhiễm trùng. Hôm nay, Kenshin sẽ chia sẻ với bạn đọc về bệnh hạch viêm mạn tính trong bài viết dưới đây nhé!
Contents
Hạch viêm mạn tính là gì?
Viêm hạch bạch huyết là một thuật ngữ y học dùng để chỉ tình trạng phì đại ở một hoặc nhiều hạch bạch huyết, thường xảy ra do nhiễm trùng. Hạch bạch huyết thường tập trung tại vùng cổ, nách hay bẹn và chứa đầy nhiều tế bào bạch cầu có tác dụng giúp cơ thể chống lại sự nhiễm trùng. Tình trạng các hạch bạch huyết bị nhiễm trùng thường là do sự nhiễm trùng bắt đầu ở một nơi khác trong cơ thể lây lan sang.
Hiếm trường hợp các hạch bạch có thể bị to ra do ung thư.
Viêm hạch bạch huyết mạn tính hay còn gọi là hạch viêm mạn tính, là tình trạng hạch bạch huyết bị viêm hoặc nhiễm trùng diễn ra trong thời gian đầu. Tình trạng nhiễm trùng lây lan sang các hạch bạch huyết thường do virus, vi khuẩn hoặc nấm gây ra.
Điều quan trọng là cấn tìm hiểu xem hiện tượng nhiễm trùng lây lan vào các hạch bạch huyết như thế nào để đưa ra hướng điều trị phù hợp.
Viêm hạch bạch huyết được chia thành 2 loại, bao gồm:
- Viêm hạch khu trú: Đây là loại rất phổ biến nhất, có liên quan đến một hoặc chỉ một số hạch ở gần khu vực bắt đầu xảy ra nhiễm trùng. Chẳng hạn, hạch sưng to do nhiễm trùng amidan và có thể cảm nhận rõ ở vùng cổ.
- Viêm hạch toàn thân: Loại này thường xảy ra ở hai hoặc nhiều nhóm hạch bạch huyết trong cơ thể và có thể xảy ra do tình trạng nhiễm trùng lây lan qua một bệnh lý khác hoặc qua đường máu gây ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể.
Triệu chứng của tình trạng hạch viêm mạn tính
Triệu chứng điển hình của tình trạng hạch viêm là hạch bạch huyết sưng to, có đôi khi kèm thêm triệu chứng sốt hoặc cảm giác ớn lạnh. Hạch bạch huyết được xem là to nếu kích thước của một hạch lớn hơn 1cm.
Các triệu chứng khác do hạch bị nhiễm trùng có thể là:
- Kích thước của các hạch tăng lên;
- Chạm vào hạch gây đau;
- Các hạch mềm hoặc dính vào nhau;
- Vùng da phía trên hạch bị viêm có màu đỏ;
- Hạch chứa đầy dịch mủ (áp xe);
- Có dịch lỏng chảy ra từ hạch viêm.
Ngoài ra, tình trạng viêm hạch có thể gây ra triệu chứng khác như:
- Khiến cho một vết thương xảy ra gần đây không lành;
- Cảm thấy cơ thể mệt mỏi, ốm yếu, không khỏe;
- Đau đầu;
- Chán ăn;
- Cảm thấy không có năng lượng để hoạt động;
- Sưng nề xung quanh khu vực chấn thương, nách hoặc bẹn…
Các triệu chứng của hạch viêm mạn tính có thể tương tự với các bệnh lý hoặc vấn đề sức khoẻ khác. Do đó, bạn hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ nếu cảm thấy cơ thể không khỏe sau chấn thương hoặc sốt cao. Bởi tình trạng viêm hạch có thể lây lan đến máu, gây nhiễm trùng huyết nếu không được điều trị sớm. Khi xảy ra nhiễm trùng huyết, người có thể thường xuyên sốt cao, xuất hiện các triệu chứng như cảm cúm và thậm chí là suy nội tạng.
Hạch viêm mạn tính xảy ra do đâu?
Tình trạng hạch viêm mạn tính là biểu hiện của nhiều nguyên nhân nhiễm trùng khác nhau như virus, vi khuẩn hoặc nấm. Thể viêm hạch khu trú nổi bật với nhiễm trùng liên cầu, nhiễm vi khuẩn không lao hoặc bệnh lao, bệnh dịch hạch, bệnh sốt mò, bệnh mèo cào, u hạt Lympho sinh dục, giang mai nguyên phát, săng giang mai và herpes sinh dục. Tình trạng sưng hạch có thể kéo dài trong trường hợp nhiễm trùng nặng.
Viêm hạch do nhiễm trùng thường lan đến các hạch bạch huyết bắt đầu từ da, mũi, tai hoặc nhiễm trùng mắt. Các nguyên nhân khác của hạch viêm mạn tính như:
- Viêm amidan;
- Nhiễm trùng do tụ cầu hoặc liên cầu khuẩn;
- HIV;
- Herpes sinh dục;
- Bệnh lý bạch cầu đơn nhân;
- Viêm khớp dạng thấp ở tuổi vị thành niên;
- U lympho hoặc bệnh bạch cầu;
- Bệnh lý thiếu máu hồng cầu lưỡi liềm;
- Bệnh Kawasaki.
Ngoài ra, một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm hạch mãn tính, bao gồm:
- Có một trong những nguyên nhân gây ra viêm hạch bạch huyết.
- Tiếc xúc với người mắc một trong những nguyên nhân gây ra viêm hạch.
- Tiếp xúc với động vật như mèo, bò hoặc chuột.
- Người có hệ miễn dịch suy yếu;
- Người mắc phải một số bệnh như đái tháo đường, ung thư, HIV hoặc dùng thuốc ức chế hệ miễn dịch.
Tìm hiểu thêm: U xơ tử cung ở độ tuổi nào mắc nhiều nhất?
Chẩn đoán hạch viêm mạn tính như thế nào?
Để chẩn đoán người bệnh đang mắc bệnh viêm hạch mạn tính hay một tình trạng sức khoẻ khác, bên cạnh việc thăm khám lâm sàng thì bác sĩ sẽ hỏi thêm về các triệu chứng cũng như bệnh lý nền bạn đang gặp phải.
Sau đó, bác sĩ khám lâm sàng nhằm tìm kiếm những dấu hiệu nhiễm trùng xung quanh các hạch đang bị sưng. Tiếp đó, bác sĩ có thể chỉ định cho người bệnh thực hiện một số xét nghiệm chẩn đoán như:
- Xét nghiệm máu.
- Lấy mẫu mô từ hạch bị sưng hoặc dịch từ bên trong hạch để soi dưới kính hiển vi.
- Nuôi cấy dịch lỏng lấy từ hạch để xác định loại vi trùng gây bệnh.
- Siêu âm hạch.
Điều trị hạch viêm mạn tính như thế nào?
Việc điều trị viêm hạch mạn tính sẽ phụ thuộc vào loại nhiễm trùng đã lây lan sang các hạch bạch huyết. Khi tình trạng nhiễm trùng đã lan tới một số hạch bạch huyết thì nó có thể lây lan nhanh chóng sang các hạch bạch huyết khác và các bộ phận khác của cơ thể. Do đó, việc quan trọng nhất trong điều trị viêm hạch bạch huyết là phải xác định được nguyên nhân gây nhiễm trùng và điều trị nhanh chóng.
Phương pháp điều trị viêm hạch bạch huyết có thể là:
- Thuốc kháng sinh dùng theo đường uống hoặc đường tiêm nhằm chống nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra.
- Thuốc chống ký sinh trùng hoặc thuốc chống nấm (tuỳ theo nguyên nhân gây bệnh hoặc nghi ngờ lâm sàng).
- Thuốc giảm đau và hạ sốt.
- Thuốc giảm sưng tấy.
- Thực hiện thủ thuật dẫn lưu dịch trong hạch bạch huyết trong trường hợp bị áp xe.
Để nâng cao hiệu quả điều trị bệnh viêm hạch bạch huyết, người bệnh nên:
- Sử dụng theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ và tuân thủ theo lịch tái khám.
- Tuyệt đối không được sử dụng bất kỳ loại thuốc nào mà chưa có sự đồng ý của bác sĩ.
- Chườm ấm hoặc chườm mát để giảm sưng đau.
>>>>>Xem thêm: Cây xấu hổ chữa bệnh gì? Các bộ phận dùng chữa bệnh của cây xấu hổ
Biện pháp phòng ngừa bệnh viêm hạch bạch huyết
Để phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh viêm hạch bạch huyết, bạn cần phải lưu ý đến một số vấn đề sau:
- Đảm bảo vệ sinh sạch và dùng chất khử trùng bất kỳ một vết trầy xước hoặc vết thương nào trên da.
- Đến bệnh viện thăm khám ngay khi xuất hiện bất kỳ dấu hiệu nhiễm trùng nào hoặc thấy nổi hạch hay u cục dưới da.
- Rửa tay bằng xà phòng thường xuyên.
- Hạn chế tiếp xúc gần với người bệnh bị viêm hạch bạch huyết.
- Xây dựng chế độ ăn lành mạnh, tiêu thụ thực phẩm giàu ngũ cốc nguyên hạt, trái cây tươi, rau xanh và ít chất béo.
Hy vọng với những thông tin được chia sẻ trong bài viết trên đã giúp bạn hiểu hơn về tình trạng hạch viêm mạn tính. Đồng thời, bạn nên đến bệnh viện gặp bác sĩ khi nhận thấy cơ thể nổi hạch kèm theo những triệu chứng của bệnh nhiễm trùng để được thăm khám và điều trị sớm.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể