Bé 3 tuổi không tập trung có các biểu hiện gì? Mẹo cải thiện dành cho bố mẹ

Bé 3 tuổi không tập trung do nhiều nguyên nhân, có thể do trẻ hiếu động hoặc cũng là dấu hiệu cho thấy trẻ mắc nhiều bệnh lý về chứng tăng động, không thể ngồi yên một chỗ khiến các bố mẹ lo lắng.

Bạn đang đọc: Bé 3 tuổi không tập trung có các biểu hiện gì? Mẹo cải thiện dành cho bố mẹ

Trẻ con thường rất tăng động, không có sự tập trung cao và không thích ngồi yên một chỗ. Theo nhiều chuyên gia thì đây là một hiện tượng khá phổ biến với nhiều trẻ nhỏ có thể do tính cách hoặc là dấu hiệu cho thấy trẻ có nguy cơ mắc các bệnh về tâm lý. Vì thế việc theo dõi và phát hiện sớm để đồng hành cùng con khỏi chứng tăng động mất kiểm soát là điều rất quan trọng từ gia đình. Vậy bé 3 tuổi không tập trung sẽ có các biểu hiện như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ có những chia sẻ cụ thể đến các bố mẹ đã và đang chăm sóc trẻ sơ sinh hay trẻ con nói chung.

Biểu hiện không tập trung ở trẻ

Trẻ có dấu hiệu tăng động và khó tập trung là điều rất dễ hiểu nhưng đối với một số bé, biểu hiện này có thể nặng hơn có liên quan đến các bệnh về rối loạn tâm lý, vì thế các bố mẹ nên quan sát trẻ để phát hiện sớm những điều bất thường ở trẻ qua các biểu hiện dưới đây:

Bé 3 tuổi không tập trung có các biểu hiện gì? Mẹo cải thiện dành cho bố mẹ 1

Một số dấu hiệu ở bé 3 tuổi không tập trung mà bố mẹ thường bỏ qua

Trẻ không chú ý những điều người lớn nói

Dấu hiệu phổ biến mà các bố mẹ hay bỏ qua nhất đó là trẻ không nghe theo hướng dẫn của người lớn, trẻ không có kiên nhẫn lắng nghe khi bố mẹ nói, thậm chí quên rất nhanh. Thói quen này nếu không được cải thiện thì càng lớn bố mẹ sẽ không thể khắc phục được hành động này của con.

Dễ bị phân tâm và không tập trung được trong thời gian lâu

Trẻ khó tập trung trong thời gian dài có thể thấy ở nhiều lứa tuổi, riêng đối với bé 3 tuổi mất tập trung sẽ có biểu hiện rõ hơn khi độ tuổi này thường rất tăng động, khó hòa nhập với các bạn đồng trang lứa, hay bị xao nhãng bởi nhiều yếu tố bên ngoài không thể hoàn thành nhiệm vụ được người lớn giao.

Nguyên nhân làm cho bé 3 tuổi không tập trung

Hiện nay có nhiều nguyên nhân gây ra sự phân tâm ở trẻ, điển hình như:

Chế độ dinh dưỡng không phù hợp

Dinh dưỡng vốn giữ vai trò quan trọng đối với hệ thần kinh ở trẻ. Nếu không được đảm bảo nguồn dinh dưỡng, đặc biệt là thiếu hụt sắt sẽ làm trẻ thiếu tập trung, cơ thể mệt mỏi, ngủ không sâu giấc,… khiến não bộ bị ảnh hưởng trong thời gian dài.

Ảnh hưởng từ thiết bị công nghệ

Các bé hiện nay sinh ra trong xã hội của công nghệ nên có thể hiểu được việc bé đã được tiếp xúc với các thiết bị công nghệ từ rất sớm, điển hình có thể thấy ở nhiều gia đình bố mẹ cho con xem những chương trình hoạt hình hoặc các trò chơi công nghệ chỉ để con trở nên ngoan ngoãn, ngồi yên một chỗ.

Điều này làm bé trở nên bị động, bị phụ thuộc và không giao tiếp với môi trường xung quanh, khiến trẻ phát triển sai lệch. Chưa kể tác hại từ nguồn ánh sáng xanh cũng gây ảnh hưởng đến não bộ của trẻ, làm trẻ tiếp nhận thông tin thụ động dẫn đến mất tập trung.

Tìm hiểu thêm: Lupus ban đỏ ở mặt có các dạng tổn thương nào?

Bé 3 tuổi không tập trung có các biểu hiện gì? Mẹo cải thiện dành cho bố mẹ 2
Thiết bị công nghệ “dần xâm chiếm” thế giới tuổi thơ của trẻ và gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe

Cách giáo dục chưa đúng cách

Bất kỳ một đứa trẻ nào sinh ra cũng như một tờ giấy trắng và trong quá trình lớn lên bé sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp bởi môi trường mà mình đã sinh sống. Có thể nói đến những thói quen thường ngày tưởng như vô hại nhưng lại cực kỳ ảnh hưởng đến trẻ như vừa ăn vừa chơi, vừa ăn vừa xem điện thoại,… sẽ hình thành cho trẻ việc thiếu tập trung vào việc chính ngay từ khi còn nhỏ. Điều này có sự tác động rất lớn đến tâm lý phát triển sau này, khiến con phát triển không đúng hướng nếu bố mẹ không có hướng khắc phục ngay từ bây giờ.

Mẹo giúp bé 3 tuổi tăng sự tập trung dành cho bố mẹ

Bố mẹ có thể cải thiện và rèn luyện khả năng tập trung qua một số cách dạy trẻ bị rối loạn tăng động giảm chú ý sau:

Thường xuyên cho trẻ tiếp xúc với thiên nhiên

Trẻ hòa nhập với thiên nhiên luôn mang lại nhiều lợi ích hơn chúng ta thường nghĩ, đặc biệt là trẻ có thể quan sát và lắng nghe mọi hành động, âm thanh trong môi trường xung quanh, có thể giúp trẻ cải thiện và rèn luyện sự tập trung rất tốt.

Bé 3 tuổi không tập trung có các biểu hiện gì? Mẹo cải thiện dành cho bố mẹ 3

>>>>>Xem thêm: Siêu âm sản phụ khoa và những điều bạn cần biết

Cho trẻ tiếp xúc với thiên nhiên là cách cải thiện tập trung hiệu quả nhất

Hạn chế sự phân tâm của trẻ

Trẻ con rất nhạy với tiếng ồn xung quanh, chỉ cần có một âm thanh nhỏ trẻ cũng sẽ chú ý ngay lập tức, vì thế để giúp con cải thiện được khả năng tập trung ngay từ nhỏ, các bố mẹ nên giảm thiểu tối đa tiếng ồn nhất có thể khi trẻ đang thực hành bài học được giao từ bố mẹ hoặc chơi các trò phát triển kỹ năng giao tiếp để trau dồi thêm nhiều ngôn ngữ.

Lắng nghe, thông cảm và chia sẻ với trẻ

Với cuộc sống hiện đại ngày nay, nhiều bố mẹ mải chạy theo công việc không dành thời gian nói chuyện với con – nguyên nhân dẫn đến phần lớn các trường hợp mất tập trung của trẻ. Thay vào đó các bố mẹ nên dành thời gian để nói chuyện với con nhiều hơn, tránh ép buộc và đòi hỏi quá nhiều việc nằm ngoài khả năng của trẻ. Điều này sẽ tăng sự gắn kết giữa các thành viên, quan trọng là có thể thấu hiểu được tâm lý của bé và có thể vượt qua từng giai đoạn.

Nghe những bài nhạc thiếu nhi vui tươi

Cho trẻ nghe các bài nhạc thiếu nhi vui tươi có giai điệu dễ nhớ là cách rèn luyện sự tập trung cho trẻ hiệu quả vì lúc này trẻ sẽ tập trung lắng nghe giai điệu đó để ngân nga theo, mỗi ngày đều lặp lại thì khả năng ghi nhớ của trẻ sẽ được cải thiện.

Bé 3 tuổi không tập trung không phải là trường hợp hiếm gặp, vì thế các bố mẹ không nên quá lo lắng mà hãy kiên nhẫn đồng hành cùng con qua giai đoạn này. Bằng cách áp dụng một số mẹo được gợi ý trong bài viết trên. Tuy nhiên nếu cảm thấy con mình có sự tăng động nhiều hơn so với các bạn cùng trang lứa thì cách tốt nhất nên cho con thăm khám tại các bệnh viện để có chẩn đoán chính xác nhất từ bác sĩ.

Xem thêm:

  • Trẻ thiếu tập trung khi học có phải do bệnh?
  • 9 cách luyện trí nhớ, tăng khả năng tập trung hiệu quả

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *