Bệnh Legionella nguyên nhân do đâu? Cách điều trị ra sao?

Bệnh viêm phổi xuất hiện những triệu chứng điển hình như sốt, ho đờm, đau ngực,… Trong các trường hợp viêm phổi thì bệnh Legionella cần được chú ý vì có thể gây truyền nhiễm và khó phân biệt với các bệnh viêm phổi khác. Do đó, hãy cùng Kenshin tìm hiểu về nguyên nhân và cách khắc phục bệnh nhé.

Bạn đang đọc: Bệnh Legionella nguyên nhân do đâu? Cách điều trị ra sao?

Legionella pneumophila được phát hiện đầu tiên vào năm 1976, sau khi dịch bùng phát tại một hội nghị Bộ tư lệnh Mỹ ở Philadelphia, Pennsylvania. Bệnh này là một dạng viêm phổi do nhiễm khuẩn, kèm theo biểu hiện sốt và những dấu hiệu khác.

Tìm hiểu về bệnh bệnh Legionella

Bệnh Legionella có thể gây truyền nhiễm và xuất phát từ vi khuẩn Legionnaire được tìm thấy trong những nguồn nước nhiễm bẩn. Theo nghiên cứu loại bệnh này có nhiều thể khác nhau, trong đó sốt Pontiac nhẹ nhưng ngược lại Legionnaire có biểu hiện viêm phổi nặng hơn, thậm chí gây tử vong với tỉ lệ 5 – 30% nếu không được điều trị sớm.

Bệnh Legionella nguyên nhân do đâu? Cách điều trị ra sao? 1

Bệnh Legionella có thể gây truyền nhiễm và xuất phát từ vi khuẩn Legionnaire

Bên cạnh đó, tỉ lệ tử vong còn phụ thuộc vào mức độ mức độ bệnh và tình trạng sức khỏe của người đó. Theo thống kê, tỉ lệ này sẽ chiếm khoảng 40% ở bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch và không được điều trị kịp thời.

Bệnh có thể xảy ra ở khắp nơi trên thế giới, đợt dịch bùng phát đã được ghi nhận đó là vào năm 1976 do vi khuẩn Legionnaire pneumophila gây ra. Theo khảo sát, tỉ lệ cao nam giới trên 50 tuổi mắc bệnh.

Nguyên nhân gây ra bệnh Legionella

Legionnaire là vi khuẩn gây ra bệnh được tìm thấy trong môi trường đất và nước ngọt tự nhiên trên khắp sông, hồ, suối,… Thông thường, vi khuẩn tồn tại trong môi trường có nhiệt độ từ 20 – 50 độ C, phát triển mạnh ở 35 độ C. Vì vậy, các hệ thống nước không qua xử lý chính là môi trường thuận lợi để vi khuẩn phát triển.

Tuy nhiên, không phải tất cả trường hợp nhiễm Legionnaire nào cũng dẫn đến bệnh Legionella. Bởi vì khả năng mắc bệnh còn phụ thuộc vào nồng độ vi khuẩn trong nước, chủng vi khuẩn đó hoặc tình trạng sức khỏe của bạn.

Triệu chứng bệnh

Biểu hiện của bệnh Legionnaire có thể là sốt Pontiac thể nhẹ không kèm viêm phổi. Biểu hiện lâm sàng dễ nhầm lẫn với cảm cúm hoặc sốt cao, ớn lạnh, mệt mỏi, đau nhức toàn thân,… Dạng bệnh này chỉ giới hạn trong vài ngày và không xảy ra trường hợp tử vong.

Tìm hiểu thêm: Kem dưỡng Bioderma xanh có dùng được cho bà bầu không?

Bệnh Legionella nguyên nhân do đâu? Cách điều trị ra sao? 2
Biểu hiện của bệnh Legionnaire có thể là sốt Pontiac thể nhẹ không kèm viêm phổi

Tuy nhiên, đối với bệnh Legionnaire dạng biến thể năng với biểu hiện viêm phổi thì thời gian ủ bệnh cũng thay đổi, có trường hợp kéo dài lên đến 10 ngày. Triệu chứng trong giai đoạn mới bắt đầu như: Sốt, mệt mỏi, nhức đầu, chán ăn, rối loạn tiêu hóa,… Về giai đoạn sau bệnh nhân do nhiều kèm theo đờm, ra máu, đau tức ngực, hụt hơi hoặc thay đổi về tâm thần. Đối với dạng bệnh này cần được điều trị sớm nếu không sẽ dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến não. Do bệnh tiến triển nhanh nên người bệnh thường tử vong do suy hô hấp cấp tính kèm theo sốc và suy đa cơ quan.

Đường lây truyền bệnh

Bệnh Legionella lây truyền khi tiếp xúc trực tiếp với người bệnh. Ngoài ra, khi hít phải vi khuẩn trong bình xịt ô nhiễm, nước, hệ thống điều hòa không khí làm mát, máy làm ẩm, hệ thống ống nước của các tòa nhà cao tầng cũng là tác nhân gây bệnh.

Đối tượng dễ mắc bệnh Legionella

Ngoài những đường lây truyền bệnh trên thì những cá thể dễ mắc phải như là:

  • Nam giới;
  • Trên 50 tuổi;
  • Hút thuốc lá;
  • Nghiện rượu;
  • Tiền sử mắc bệnh về đường hô hấp;
  • Đã từng đặt ống nội khí quản;
  • Suy thận mãn tính hoặc đái tháo đường;
  • Mắc bệnh lý ác tính;
  • Sử dụng corticoid lâu dài;
  • Giảm miễn dịch cho HIV/AIDS.

Cách phòng ngừa bệnh Legionella

Bệnh Legionella có thể phòng ngừa bằng những cách sau đây:

  • Thường xuyên bảo trì, làm sạch và khử trùng hệ thống làm mát;
  • Giữ nước nóng khoảng 60 độ trở lên và nước lạnh phải thấp hơn 20 độ, có thể kết hợp thêm các chất diệt khuẩn trong hệ thống nước lạnh;
  • Ăn uống đủ chất, bổ sung thực phẩm giàu dinh dưỡng;
  • Xây dựng lối sống lành mạnh, không hút thuốc và nhớ đeo khẩu trang khi ra ngoài để tránh hít khói bụi;
  • Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ, đến tái khám nếu có triệu chứng bất thường;
  • Người bệnh không nên tự ý điều trị tại nhà hoặc dùng thuốc không được kê toa.

Bệnh Legionella nguyên nhân do đâu? Cách điều trị ra sao? 3

>>>>>Xem thêm: Các bệnh về răng thường gặp ở người già cần đặc biệt chú ý

Bạn nên xây dựng lối sống lành mạnh, không hút thuốc, nên đeo khẩu trang khi ra ngoài

Biện pháp chẩn đoán

Việc chẩn đoán bệnh Legionella không chỉ dựa vào triệu chứng thông thường vì rất dễ nhầm lẫn với những bệnh khác. Do đó, bạn nên xét nghiệm lâm sàng để xác định chính xác tác nhân gây bệnh, cụ thể như sau:

  • Xét nghiệm nước tiểu, tìm kháng thể Legionella;
  • Xét nghiệm đờm: Nuôi cấy vi khuẩn hoặc thực hiện soi tươi;
  • Sinh thiết phổi;
  • Xét nghiệm công thức máu;
  • Chụp X-quang phổi;
  • CT scan lồng ngực.
  • CT scan sọ não hoặc chọc tủy sống để phát hiện biến chứng thần kinh.

Phương pháp điều trị bệnh Legionella

Đối với dấu hiệu sốt Pontiac, bệnh nhân không cần nhập viện điều trị vì chúng có khả năng tự giới hạn. Tuy nhiên, nếu mắc bệnh Legionella thể nặng bạn cần nhập viện và uống thuốc kháng sinh để cải thiện sức khỏe nhanh chóng.

Qua đây chắc hẳn bạn đã biết được nguyên nhân và cách phòng ngừa bệnh Legionella. Có thấy, để cải thiện tình trạng bệnh thì bạn nên thăm khám càng sớm càng tốt. Đồng thời nên chọn những địa chỉ uy tín để mang đến kết quả điều trị cao.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *