Sau 40 tuổi xương khớp của phụ nữ thường trải qua nhiều thay đổi và có thể gặp phải một số vấn đề sức khỏe. Việc chú ý đến chế độ ăn uống, hoạt động thể chất đều đặn và duy trì các biện pháp chăm sóc sức khỏe sẽ giúp phòng ngừa và giảm nguy cơ gặp phải các vấn đề liên quan đến xương khớp ở phụ nữ sau 40 tuổi.
Bạn đang đọc: Bệnh lý xương khớp thường gặp ở phụ nữ sau 40 tuổi
Sự suy giảm mật độ xương ở phụ nữ sau 40 tuổi thường xảy ra do giảm nồng độ estrogen trong cơ thể nữ sau khi tiền mãn kinh và mãn kinh gây mất kiểm soát quá trình hủy xương. Sau 40 tuổi nữ giới cũng có tỉ lệ mắc các bệnh xương khớp thường cao hơn nam giới.
Contents
Xương khớp ở phụ nữ sau 40 tuổi
Khi nữ giới bước qua tuổi 40, mật độ xương thường giảm từ 0,25 đến 1% mỗi năm. Điều này thường diễn ra do nhiều yếu tố, bao gồm các sự thay đổi hormone trong quá trình mang thai, sinh con và tiền mãn kinh. Cụ thể, sự giảm lượng estrogen và testosterone trong cơ thể phụ nữ cũng có thể góp phần vào việc gây ra bệnh xương khớp.
Ngoài ra, nhiều yếu tố khác cũng đóng vai trò quan trọng trong việc ảnh hưởng đến mật độ xương sau tuổi 40 của phụ nữ. Điều này bao gồm tuổi tác, mật độ xương khởi điểm ban đầu, cấu trúc cơ thể riêng, tiền sử gia đình với bệnh loãng xương, cũng như thói quen hút thuốc, uống rượu và chỉ số BMI thấp. Tất cả những yếu tố này có thể có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe xương của phụ nữ sau tuổi 40.
Bệnh lý xương khớp thường gặp ở phụ nữ sau 40 tuổi
Một số bệnh lý xương khớp thường gặp ở phụ nữ sau 40 tuổi thường gặp bao gồm:
Thoái hóa khớp
Bệnh thoái hóa khớp thường gặp ở nữ giới cao gấp 1,8 lần so với nam giới. Trong danh sách những vị trí dễ bị thoái hóa, khớp gối, khớp háng và cột sống đứng đầu.
Thoái hóa khớp thường phát triển nhanh chóng ở phụ nữ sau 45 tuổi, chủ yếu do sự giảm nồng độ estrogen. Sự suy giảm này gây ra mất tính linh hoạt ở bề mặt sụn khớp và làm mỏng xương dưới sụn, dẫn đến suy yếu toàn diện cấu trúc của khớp xương.
Ngoài yếu tố hormone, các thói quen hàng ngày như việc thường xuyên mang giày cao gót, hoặc ngồi, khom lưng, quỳ gối khi làm việc nhà, cùng với những giai đoạn mang thai… khiến áp lực trực tiếp lên xương khớp tăng lên theo thời gian. Sự áp lực quá mức này tăng cường ma sát giữa các đầu xương, góp phần làm cho tình trạng thoái hóa khớp trở nên nghiêm trọng hơn.
Viêm khớp
Trong nhóm bệnh viêm khớp, căn bệnh gây ảnh hưởng nhiều nhất đối với nữ giới là viêm khớp dạng thấp (RA). Đáng chú ý, phụ nữ có khả năng mắc bệnh RA cao hơn gấp 2 – 3 lần so với nam giới, thường xuất hiện ở độ tuổi từ 30 đến 60.
Tìm hiểu thêm: Liệu pháp ánh sáng đỏ giúp giảm lượng đường trong máu gần 30%
Nguyên nhân chính khiến phụ nữ dễ mắc viêm khớp dạng thấp vẫn chưa được xác định một cách cụ thể, nhưng theo các chuyên gia, căn bệnh này có mối liên hệ chặt chẽ với sự biến đổi của nội tiết tố. Sự thay đổi nội tiết kết hợp với yếu tố di truyền, môi trường, và lối sống… gây ra sự rối loạn chức năng của hệ miễn dịch, dẫn đến viêm màng hoạt dịch, gây cảm giác đau và cứng khớp – đây là cơ chế cơ bản của bệnh viêm khớp dạng thấp.
Ngoài viêm khớp dạng thấp, phụ nữ cũng thường mắc bệnh viêm khớp ở khu vực chậu, đặc biệt sau khi sinh con. Sự biến đổi về nồng độ hormone trong quá trình mang thai khiến cho cấu trúc cơ bản và các dây chằng hỗ trợ xương chậu bị mở rộng, kết hợp với áp lực của thai nhi lên khu vực chậu, tạo điều kiện dễ xảy ra sự mòn và viêm ở khu vực này.
Thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm là tình trạng khi đĩa đệm cột sống bị trượt ra khỏi vị trí bình thường trong khu vực xương cột sống, tạo áp lực lên các dây thần kinh và ống sống, gây ra cảm giác đau.
Phụ nữ sau tuổi 40 đặc biệt dễ mắc các vấn đề về cột sống, bao gồm thoát vị đĩa đệm. Nguyên nhân chính là sự ảnh hưởng của thai kỳ và quá trình mang thai đối với cơ thể nữ. Trong quá trình thai nghén, tử cung và các mô xung quanh phải chịu áp lực lớn do sự phát triển của thai nhi. Áp lực này có thể làm cho các cấu trúc xương, như xương cùng và xương chậu, trở nên nới lỏng và thay đổi cấu trúc. Những thay đổi này có thể tăng nguy cơ thoát vị đĩa đệm trong giai đoạn mang thai hoặc sau khi sinh con.
Lupus ban đỏ hệ thống
Lupus ban đỏ hệ thống (SLE) là một loại bệnh tự miễn do sự rối loạn trong hệ thống miễn dịch, tương tự như viêm khớp dạng thấp. Các triệu chứng thường gặp của SLE bao gồm đau và sưng khớp, cảm giác mệt mỏi, rụng tóc, sốt không rõ nguyên nhân, phát ban trên da và các vấn đề liên quan đến thận…
Tính từ 15 đến 44 tuổi là giai đoạn có nguy cơ cao nhất để phụ nữ mắc phải SLE ban đỏ hệ thống. Ở mọi độ tuổi, tỷ lệ nữ mắc SLE luôn cao hơn nam giới, với mỗi người nam thì có tới 4-12 phụ nữ mắc bệnh này.
Loãng xương
Loãng xương là một trong những vấn đề xương khớp phổ biến, thường xảy ra ở phụ nữ, đặc biệt là những người trên 50 tuổi. Trong tổng số 10 triệu người Mỹ mắc loãng xương, có hơn 8 triệu (chiếm 80%) là phụ nữ.
Nguyên nhân chính khiến phụ nữ dễ mắc loãng xương là do sự suy giảm nồng độ hormone estrogen. Estrogen đóng vai trò quan trọng trong việc kích thích tế bào xương hoạt động, đồng thời kiểm soát quá trình hủy bỏ xương. Hormone này hỗ trợ việc duy trì mật độ xương ổn định. Khi estrogen giảm, đặc biệt là ở giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh, sự hình thành mô xương mới không thể đáp ứng đủ quá trình hủy xương, dẫn đến giảm mật độ xương và dần dần gây ra tình trạng loãng xương.
Phòng ngừa bệnh lý xương khớp thường gặp ở phụ nữ sau 40 tuổi
Để ngăn ngừa bệnh xương khớp và duy trì sức khỏe tốt, chúng ta có thể áp dụng một số biện pháp chủ động và tận dụng chế độ ăn uống cân đối.
>>>>>Xem thêm: Tình trạng bớt sắc tố ở da: Phân loại, nguyên nhân và cách điều trị
Phụ nữ nên thiết lập một chế độ ăn khoa học, tập trung vào việc tăng cường các nhóm thực phẩm có lợi cho xương khớp bao gồm cá hồi, cá thu, cá trích, rau củ, hoa quả tươi, ngũ cốc nguyên cám và các loại hạt. Cùng với việc cung cấp chất dinh dưỡng đa dạng, cần chủ động bổ sung các dưỡng chất chuyên biệt cho sụn khớp, có khả năng ức chế viêm, giảm đau, tái tạo sụn khớp, cũng như tăng cường mật độ xương gồm các thành phần như Eggshell Membrane, Collagen Type 2 không biến tính, Collagen Peptide, Turmeric Root, Chondroitin Sulfate…
Ngoài việc điều chỉnh chế độ ăn uống, việc duy trì một lịch trình tập luyện thể dục đều đặn cũng rất quan trọng. Phụ nữ có thể chọn những bộ môn thể thao phù hợp như đạp xe, aerobic, bơi lội, yoga, hoặc chạy bộ để tăng cường sức khỏe cơ thể. Hoạt động thể chất không chỉ giúp cải thiện sự linh hoạt, mà còn tăng cường sức mạnh của cơ bắp và xương, cung cấp sự bôi trơn cho sụn khớp, và cải thiện chức năng vận động tổng thể của cơ thể.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể