Phỏng dạ và thủy đậu là bệnh lý truyền nhiễm cấp tính phổ biến ở nước ta với triệu chứng điển hình như sốt, nổi mụn nước toàn thân. Mặc dù vậy, vẫn có rất nhiều người chưa hiểu rõ về căn bệnh này dẫn đến chủ quan trong điều trị. Vậy phỏng dạ và thủy đậu khác gì nhau? Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa như thế nào?
Bạn đang đọc: Bệnh phỏng dạ và thủy đậu khác gì nhau?
Phỏng dạ và thủy đậu có tốc độ lây lan mạnh mẽ và rất dễ bùng phát thành dịch trong cộng đồng nếu không có phương án phòng ngừa tích cực. Việc phát hiện sớm dấu hiệu phỏng dạ và thủy đậu chính là chìa khóa nâng cao hiệu quả phòng dịch và giảm nguy cơ biến chứng.
Contents
Phỏng dạ và thủy đậu khác gì nhau?
Mặc dù là căn bệnh phổ biến với số lượng người mắc mỗi năm cao nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về tình trạng này. Phỏng dạ và thủy đậu đều được nhận diện thông qua dấu hiệu điển hình là những nốt mụn nước màu đỏ lan ra toàn cơ thể. Đặc biệt, chúng có khả năng lây từ người sang người qua đường hô hấp, tiếp xúc gần. Với nhiều đặc điểm tương đồng như vậy, thì liệu bệnh thủy đậu và phỏng dạ có giống nhau không?
Thực chất, phỏng dạ chính là tên gọi khác của bệnh thủy đậu. Ngoài ra, thủy đậu còn được gọi là trái rạ, bỏng dạ. Phỏng dạ, trái rạ đều là tên gọi dân gian của bệnh thủy đậu, một căn bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus thủy đậu Varicella Zoster gây ra.
Không chỉ thắc mắc phỏng dạ và thủy đậu khác gì nhau mà rất nhiều người còn nhầm lẫn thủy đậu với các bệnh lý lây nhiễm có dấu hiệu tương tự như đậu mùa, sởi, tay chân miệng, rubella,… Điều này dẫn đến tình trạng chủ quan, tự ý điều trị tại nhà theo các biện pháp chữa trị dân gian khiến tình trạng bệnh thêm nặng nề.
Tìm hiểu chung về bệnh phỏng dạ và thủy đậu
Nguyên nhân gây ra phỏng dạ và thủy đậu
Đến đây chắc chắn bạn đã tự mình giải đáp được phỏng dạ và thủy đậu khác gì nhau. Tuy nhiên, để phòng ngừa và tránh biến chứng do thủy đậu, chúng ta cần tìm hiểu rõ hơn về căn bệnh này.
Như đã đề cập ở trên, bệnh phỏng dạ và thủy đậu do virus Varicella Zoster, virus này có thể lây qua đường hô hấp, tiếp xúc với dịch tiết của người bệnh. Thủy đậu thường bùng phát mạnh vào mùa xuân bởi đây là thời điểm thời tiết ấm kết hợp với tình trạng nồm ẩm kéo dài chính là điều kiện thuận lợi cho virus thủy đậu sinh sôi phát triển.
Tìm hiểu thêm: Những sai lầm khi cho trẻ ăn dặm: Cha mẹ không thể bỏ qua!
Phỏng dạ hay thủy đậu có thể gặp ở bất cứ ai từ trẻ em đến người lớn nếu chưa có miễn dịch, đặc biệt các đối tượng có nguy cơ cao như trẻ em dưới 5 tuổi, người cao tuổi, người có bệnh lý nền, phụ nữ mang thai,… Bệnh gây ra những triệu chứng tương tự nhau ở mọi đối tượng, tuy nhiên thủy đậu thường diễn biến nặng hơn ở người lớn với nguy cơ biến chứng viêm phổi cao. Nếu người lớn có hệ miễn dịch kém, tỷ lệ biến chứng thủy đậu có thể lên tới 40%, thời gian phục hồi sau mắc thủy đậu cũng dài gấp 3 lần so với trẻ em và người khỏe mạnh khác.
Dấu hiệu nhận biết
Phỏng dạ và thủy đậu có thể nhận biết thông qua các dấu hiệu tại chỗ và toàn thân gồm:
- Tổn thương tại chỗ: Bước vào giai đoạn khởi phát, người bệnh sẽ xuất hiện những nốt mụn nước nhỏ rải rác toàn thân. Các mụn nước này thường mọc ngoài da nhưng ở một số người sẽ xuất hiện mụn nước ở niêm mạc miệng, hầu họng, khí quản, thậm chí các vùng kín tại cơ quan sinh dục như vùng bẹn, hậu môn, âm đạo, dương vật,…
- Triệu chứng toàn thân: Người bệnh có thể kèm theo sốt từ nhẹ đến sốt cao tùy theo tình trạng bệnh, mệt mỏi, chán ăn, ngứa ngáy, viêm họng, sổ mũi,…
Các triệu chứng này sẽ kéo dài trong khoảng 7 đến 10 ngày, lúc này bệnh bước vào giai đoạn hồi phục các nốt mụn nước sau khi vỡ dần khô lại và lên da non. Bên cạnh đó, để biết chính xác bản thân có mắc thủy đậu hay không, người bệnh có thể đến các cơ sở y tế để được thăm khám lâm sàng và thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng hỗ trợ chẩn đoán như xét nghiệm chẩn đoán huyết thanh, miễn dịch huỳnh quang, soi tìm virus, phân lập virus, bạch cầu máu ngoại vi, lympho bào,…
Biến chứng có thể gặp phải
Mọi người thường chủ quan cho rằng thủy đậu lành tính vài ngày là khỏi nên không cần phải lo lắng. Điều này sẽ đúng nếu bạn hiểu rõ về thủy đậu và điều trị đúng cách. Bởi bệnh thủy đậu có thể biến chứng nguy hiểm nếu điều trị sai cách. Một số biến chứng có thể gặp phải như nhiễm trùng, viêm não, viêm màng não, viêm phổi, viêm thận, viêm cầu thận,…
>>>>>Xem thêm: Sảng rượu có nguy hiểm không? Cách chữa thế nào?
Cách xử lý phỏng dạ và thủy đậu
Ngoài thắc mắc phỏng dạ và thủy đậu khác gì nhau thì biện pháp xử lý cũng được rất nhiều người bệnh quan tâm. Hầu hết các trường hợp bị phỏng dạ và thủy đậu đều có thể tự điều trị tại nhà. Tuy nhiên người bệnh cần tuân thủ hướng dẫn chăm sóc của bác sĩ, đồng thời sử dụng thuốc điều trị theo triệu chứng. Ngoài ra, với các đối tượng có nguy cơ biến chứng cao, bác sĩ có thể yêu cầu điều trị nội trú để tăng hiệu quả điều trị.
Cách phòng bệnh phỏng dạ và thủy đậu
Cho đến nay, tiêm phòng vắc xin thủy đậu vẫn là biện pháp an toàn và hiệu quả nhất để phòng ngừa căn bệnh này. Với trẻ em, vắc xin thủy đậu có thể tiêm khi trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên với phác đồ 2 mũi.
Trường hợp không may tiếp xúc với người bệnh khi chưa tiêm vắc xin hay chưa từng mắc bệnh, bạn hãy tiêm vắc xin thủy đậu trong vòng 3 ngày tiếp theo. Đồng thời thực hiện các biện pháp hạn chế tiếp xúc, không dùng chung đồ dùng cá nhân, hạn chế đến nơi công cộng để giảm nguy cơ phát tán mầm bệnh.
Tóm lại dù không đe dọa tính mạng nhưng thủy đậu có thể biến chứng nguy hiểm nếu không được chữa trị đúng cách. Hy vọng những thông tin trong bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc phỏng dạ và thủy đậu khác gì nhau, từ đó có thêm kiến thức để đối phó với căn bệnh truyền nhiễm này.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể