Parvovirus B19 được biết đến là một loại virus phổ biến có khả năng gây bệnh ở trẻ nhỏ. Phần lớn trẻ em mắc bệnh do virus Parvovirus B19 thường không có biểu hiện cụ thể, chỉ ở những người bị suy giảm miễn dịch mới xuất hiện những triệu chứng nhẹ của bệnh. Vậy bị nhiễm Parvovirus B19 trong thời kỳ mang thai có sao không?
Bạn đang đọc: Bị nhiễm Parvovirus B19 trong thời kỳ mang thai có sao không?
Khi bị nhiễm virus cấp tính trong thời gian mang thai, nguy cơ dẫn đến phù thai nhi hoặc sảy thai chiếm tỷ lệ khá ít. Tuy nhiên, cần cẩn trọng nếu bị nhiễm virus để tránh gặp phải các tình trạng xấu. Vậy nhiễm Parvovirus B19 trong thời kỳ mang thai mẹ bầu cần làm gì? Virus Parvovirus B19 có gây ảnh hưởng gì đến thai nhi không? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây của Kenshin nhé!
Contents
Parvovirus là gì?
Theo các thông tin do các chuyên gia nghiên cứu đưa ra, Parvovirus là những virus DNA nhỏ, không có vỏ bọc và thường lây nhiễm qua nhiều loại động vật khác nhau. Parvovirus B19 là loại virus gây bệnh phổ biến nhất ở người, nó có bộ gen DNA sợi đơn chứa khoảng 5000 nucleotide. Parvovirus B19 lây nhiễm ở các tế bào phân chia nhanh, sau đó chúng gây độc làm cho các tế bào chết nhanh, đồng thời gây viêm ở những vùng xung quanh chúng.
Đặc điểm dịch tễ của Parvovirus là những kháng thể kháng B19 được tìm thấy ở người trưởng thành (chiếm tỷ lệ 30 – 60%). Tỷ lệ mắc bệnh thứ phát tại các gia đình cao chiếm 50% trong tổng số các ca mắc, những trẻ em tiếp xúc với nhau ở lớp học cũng có nguy cơ lây nhiễm cao. Tỷ lệ nhiễm Parvovirus B19 trong thời kỳ mang thai chiếm 3,3 – 3,8%, nguy cơ mắc bệnh là khác nhau giữa các nhóm nghề nghiệp.
Triệu chứng khi mắc bệnh Parvovirus
Parvovirus B19 là virus gây bệnh ở người, khi bị bệnh có thể gặp tình trạng:
- Sốt nhẹ hoặc sốt cao.
- Phát ban: Thường có ở trẻ em, người lớn cũng có thể xuất hiện tình trạng này tuy nhiên không phổ biến. Các triệu chứng toàn thân có thể xuất hiện sớm và kéo dài 1 đến 4 ngày trước khi phát ban.
- Hai má ửng đỏ gần giống như tình trạng bị đánh mạnh lên mặt: Triệu chứng này xuất hiện khá ít kể cả người lớn và trẻ em.
- Bị nổi ban đỏ ở tay, chân hoặc khắp trên người.
Ngoài ra, ở người lớn, khi bị mắc bệnh Parvovirus có thể bị ảnh hưởng đến khớp cổ tay, bàn tay, mắt cá chân và đầu gối. Các triệu chứng này có thể xuất hiện sớm trước khi phát ban hoặc muộn hơn và thường xảy ra trong thời gian dài từ 1 – 2 tuần. Trường hợp bệnh nhân bị thiếu máu mạn tính, thiếu máu hồng cầu hình liềm hoặc mắc bệnh thalassemia có thể gây ra tình trạng thiếu máu bất sản thoáng qua.
Bên cạnh đó, những bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch hoặc có tiền sử mắc bệnh di truyền thì nguy cơ nhiễm Parvovirus B19 cao hơn những trường hợp bình thường và có thể phải cần điều trị ở bệnh viện.
Những biểu hiện khi mắc bệnh Parvovirus B19 thường bắt đầu kể từ ngày thứ 6 sau khi tiếp xúc với mầm bệnh và kéo dài khoảng 1 – 2 tuần đối với những người có hệ miễn dịch yếu. Trước khi cơ thể xuất hiện triệu chứng bệnh, kháng nguyên virus B19 có thể được phát hiện trong dịch tiết và máu của người bệnh 5 – 10 ngày sau khi tiếp xúc với mầm bệnh. Trong hầu hết các ca mắc bệnh, bệnh nhân chỉ bị phát ban, ít trường hợp bị viêm đau xương khớp và nhiễm trùng. Ở những người đã từng bị nhiễm Parvovirus vẫn có thể bị tái phát nếu tiếp xúc với loại virus này.
Bị nhiễm Parvovirus B19 trong thời kỳ mang thai có sao không?
Nhiễm Parvovirus B19 trong thời kỳ mang thai có thể dẫn đến tình trạng phù thai hoặc sảy thai. Tuy nhiên, ít hoặc gần như không có di chứng lâu dài đối với hệ miễn dịch ở trẻ.
Sảy thai hay tràn dịch thoáng qua
Tỷ lệ sảy thai do nhiễm Parvovirus B19 trong thời kỳ mang thai đặc biệt là tam cá nguyệt thứ 3 là rất thấp. Tuy nhiên, ở giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất, sảy thai chiếm tỷ lệ cao hơn tầm 6,3%. Mẹ bầu cũng có thể bị tràn dịch màng phổi hoặc màng ngoài tim khi nhiễm Parvovirus B19, nhưng tình trạng này chỉ là thoáng và có thể tự khỏi.
Phù thai
Bên cạnh việc bị sảy thai hay tràn dịch thì Parvovirus B19 cũng có khả năng gây độc đối với tế bào tiền hồng cầu của thai nhi, do đó có thể gây ra tình trạng phù hoặc thiếu máu. Parvovirus B19 làm chất lỏng tích tụ bất thường trong các mô mềm và các khoang của thai nhi. Nhiễm Parvovirus B19 trong thời kỳ mang thai 3 tháng đầu có tỷ lệ cao gặp phải tình trạng này.
Thai bị phù dẫn đến nguy cơ cao bị sảy thai và thường phức tạp, có thể bị sảy thai sớm chỉ trong vòng vài ngày đến 1 tuần. Sự thiếu máu ở thai nhi làm cho thai bị phù và thai chết lưu. Mức độ nghiêm trọng của thiếu máu thường xuất phát từ các yếu tố sau:
- Tỷ lệ sống sót của các tế bào hồng cầu bị suy giảm nhanh chóng;
- Hồng cầu không đủ để đáp ứng nhu cầu của cơ thể;
- Hệ thống miễn dịch của trẻ chưa trưởng thành, do đó không đủ chức năng để kiểm soát nhiễm trùng.
Parvovirus B19 cũng có khả năng lây nhiễm đến các tế bào cơ tim gây ra tình trạng tổn thương cơ tim. Ngoài ra, tình trạng xuất huyết cũng có thể xảy ra khi tiểu cầu của thai nhi bị giảm nghiêm trọng. Trẻ sống sót sau khi bị nhiễm Parvovirus B19 có thể gặp phải nguy cơ suy giảm chức năng phát triển của hệ thần kinh.
Tìm hiểu thêm: Sảng rượu có nguy hiểm không? Cách chữa thế nào?
Chẩn đoán nhiễm Parvovirus B19 trong thời kỳ mang thai
Khi bị nhiễm Parvovirus B19 trong thời kỳ mang thai, bác sĩ sẽ chẩn đoán dựa vào kết quả xét nghiệm kháng thể IgM và IgG. Các xét nghiệm này có tỷ lệ phát hiện bệnh là 80 – 90%. Bên cạnh đó, tiến hành xét nghiệm PCR để tìm DNA B19, chọc dò nước ối cho kết quả chính xác nhất. Cụ thể như:
- Kháng thể IgM lưu hành có khả năng phát hiện khoảng 10 ngày sau khi bệnh nhân tiếp xúc với mầm bệnh và trước khi xuất hiện các triệu chứng bệnh, đồng thời chúng có thể tồn tại được trong thời gian 3 tháng hoặc lâu hơn.
- Kháng thể IgB B19 được phát hiện lâu hơn vài ngày sau khi phát hiện IgM và thường tồn tại trong nhiều năm.
- Xét nghiệm PCR là một phương pháp nhạy cảm dùng để phát hiện DNA của Parvovirus B19.
>>>>>Xem thêm: Dấu hiệu lâm sàng người mắc bệnh giun xoắn
Đối tượng nên làm xét nghiệm Parvovirus B19
Mẹ bầu có tiếp xúc hoặc có các dấu hiệu của nhiễm Parvovirus B19 nên thực hiện xét nghiệm huyết thanh để tìm kháng thể IgM và IgG. Phụ nữ mang thai đã miễn dịch với virus B19 cho kết quả IgG dương tính và IgM âm tính thì thai nhi được an toàn.
Trường hợp bị nhiễm Parvovirus B19 cấp tính – IgM dương tính:
- Nên chẩn đoán sớm ở 3 tháng đầu thai kỳ để hạn chế nguy cơ sảy thai, truyền máu nếu thai nhi bị thiếu máu nặng.
- Sau 20 tuần tuổi nếu chẩn đoán bị mắc bệnh thì nên làm siêu âm định kỳ để sớm phát hiện các dấu hiệu phù như cổ trướng, bệnh cơ tim, phù da đầu. Siêu âm ít nhất tám tuần kể từ khi phát hiện chẩn đoán nhiễm cấp tính.
Nhiễm Parvovirus B19 trong thời kỳ mang thai có khả năng gây ra các biến chứng nguy hiểm như sảy thai, phù. Do đó, mẹ bầu nên làm xét nghiệm Parvovirus B19 trong thời kỳ mang thai, theo dõi kỹ tình trạng cơ thể để sớm phát hiện bệnh nếu có. Thực hiện các biện pháp phòng tránh để hạn chế nguy cơ mắc bệnh. Đừng quên nhấn theo dõi trang web của Kenshin để nhận thông báo của những bài viết mới nhất về sức khỏe nhé!
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể