Kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý mà bất kỳ chị em phụ nữ nào cũng gặp phải khi đến tuổi dậy thì. Quan sát tình trạng kinh nguyệt có thể giúp phụ nữ biết được sức khỏe sinh sản của mình có ổn định không và kịp thời phát hiện các bệnh lý nguy hiểm. Vậy rối loạn kinh nguyệt ở tuổi 20 có phải là tình trạng đáng lo ngại hay không?
Bạn đang đọc: Bị rối loạn kinh nguyệt ở tuổi 20 có đáng lo ngại không?
Kinh nguyệt không đều khi đã 20 tuổi là vấn đề mà không ít bạn nữ đang đối mặt. Thực tế, vấn đề này ít khi dẫn đến biến chứng nghiêm trọng, tuy nhiên chị em cũng nên biết được nguyên nhân cũng như cách khắc phục để phòng trừ rủi ro.
Contents
Nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt ở tuổi 20
Thông thường, khi bạn nữ mới xuất hiện kinh nguyệt trong thời điểm dậy thì, chu kỳ kinh nguyệt sẽ không ổn định. Tuy nhiên, tình trạng rối loạn này sẽ kéo dài không quá 3 năm. Vào tuổi 20, cơ thể người phụ nữ đã được phát triển hoàn thiện, chu kỳ kinh nguyệt dần ổn định. Nếu vẫn bị rối loạn kinh nguyệt khi đang ở độ tuổi 20, chị em có thể đang phải chịu tác động bởi những nguyên nhân dưới đây:
Nguyên nhân sinh lý
Hormone sinh dục nữ Estrogen và Progesterone ảnh hưởng trực tiếp đến kinh nguyệt. Do đó, tình trạng kinh nguyệt không đều có thể xuất phát từ việc rối loạn sản xuất 2 loại hormone trên. Dưới đây là một số yếu tố có thể làm thay đổi bất thường nồng độ hormone Estrogen và Progesterone:
- Căng thẳng tâm lý: Bạn nữ ở tuổi 20 thường phải chịu nhiều áp lực tâm lý, từ học tập, công việc, gia đình, xã hội,… khiến họ dễ rơi vào trạng thái căng thẳng, mệt mỏi kéo dài và làm rối loạn nội tiết tố cơ thể.
- Chế độ dinh dưỡng nghèo nàn: Ăn uống không đủ chất sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc sản xuất hormone. Khẩu phần ăn thiếu các vitamin, omega-3 và các nguyên tố vi lượng sẽ làm giảm nồng độ estrogen được tiết ra từ buồng trứng.
- Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc sử dụng trong quá trình điều trị bệnh sẽ làm ức chế quá trình sản sinh hormone của cơ thể, gây cản trở cho việc điều hòa chu kỳ kinh nguyệt.
Bên cạnh đó, béo phì, thừa cân cũng có thể làm chu kỳ kinh nguyệt của bạn bị rối loạn khi ở độ tuổi đôi mươi.
Bạn nữ ở tuổi 20 thường phải chịu nhiều áp lực tâm lý
Nguyên nhân bệnh lý
Mặc dù phần lớn trường hợp kinh nguyệt không đều đến từ nguyên nhân sinh lý, chị em cũng nên quan tâm đến các vấn đề bệnh lý vì chúng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cơ thể.
Rối loạn kinh nguyệt ở tuổi 20 có thể là triệu chứng của những căn bệnh về vùng kín hay cơ quan sinh dục như viêm tử cung- cổ tử cung, u xơ tử cung, u nang buồng trứng hay buồng trứng đa nang. Khác với nguyên nhân sinh lý, các vấn đề bệnh lý nên được thăm khám và điều trị kịp thời để tránh dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.
Rối loạn kinh nguyệt ở tuổi 20 có thể là triệu chứng của bệnh lý
Rối loạn kinh nguyệt ở tuổi 20 có đáng lo ngại không?
Rối loạn kinh nguyệt xảy ra trong những năm đầu khi mới dậy thì là hiện tượng bình thường. Nhưng nếu chu kỳ kinh nguyệt vẫn không đều khi đã 20 tuổi thì bạn cần hết sức lưu ý. Nếu không có biện pháp chăm sóc, điều trị sớm, tình trạng này có thể gây nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe:
- Ngày kinh nguyệt xuất hiện không theo quy luật sẽ dễ khiến phụ nữ rơi vào trạng thái căng thẳng, bất an. Điều này không chỉ làm đảo lộn sinh hoạt hằng ngày mà còn khiến sức khỏe tâm lý của chị em xấu đi.
- Kinh nguyệt không đều cũng tác động đến quá trình rụng trứng. Chị em cần chữa trị sớm để phòng tránh nguy cơ vô sinh hiếm muộn về sau.
- Nếu nguyên nhân làm rối loạn kinh nguyệt là các vấn đề bệnh lý, đây sẽ làm mối đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, những biến chứng của tình trạng này có thể gây nguy hiểm tới tính mạng.
Tìm hiểu thêm: Bánh mì chả bao nhiêu calo? Ăn bánh mì có tốt không?
Rối loạn kinh nguyệt ở tuổi 20 có đáng lo ngại không
Biện pháp đối phó với tình trạng rối loạn kinh nguyệt ở tuổi 20
Tình trạng rối loạn kinh nguyệt khi bước vào tuổi 20 hoàn toàn có thể điều trị được nếu có biện pháp đối phó kịp thời, đúng hướng.
Điều trị y khoa
Khi thăm khám, bác sĩ thường sẽ chỉ định một số loại thuốc để điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ trở về trạng thái bình thường. Chẳng hạn như thuốc sắt để trị thiếu máu, nhóm thuốc NSAIDS (Naproxen, Ibuprofen,…) hỗ trợ thay đổi chu kỳ kinh nguyệt hoặc thuốc tránh thai đường uống để điều chỉnh và rút ngắn thời gian hành kinh.
Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể được chỉ định tiêm hormone trong trường hợp bị thiếu hụt hormone sinh dục nữ hay phẫu thuật, loại bỏ khối u nếu mắc u nang buồng trứng, u xơ tử cung.
Chăm sóc tại nhà
Bên cạnh thực hiện đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ, chị em cũng cần chú ý tới những biện pháp chăm sóc tại nhà để hỗ trợ cho quá trình điều trị.
- Giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ, không thụt rửa sâu vào trong âm đạo khi làm sạch.
- Vào những ngày xuất hiện kinh nguyệt, cần thay băng vệ sinh ít nhất 4 tiếng/ lần. Sử dụng nước ấm khi rửa, tránh tiếp xúc nhiều với nước lạnh.
- Xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, bổ sung những thực phẩm có lợi như mướp đắng, cà rốt, mè, gừng, nghệ, sữa chua, nha đam,… Không nên sử dụng thực phẩm có tình mặn, tính hàn, cà phê, bia rượu và đồ uống có cồn khác.
- Giữ tinh thần thỏa mái, ngủ đủ giấc và thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để nâng cao sức đề kháng.
>>>>>Xem thêm: Tổng quan về ngộ độc diazepam và cách sơ cứu
Xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng
Rối loạn kinh nguyệt ở tuổi 20 là vấn đề thường gặp ở phụ nữ nhưng chị em không được chủ quan khi gặp phải tình trạng này. Hãy chủ động chăm sóc sức khỏe, thăm khám y khoa khi phát hiện các dấu hiệu kinh nguyệt bất thường bạn nhé!
Hoàng Trang
Nguồn tổng hợp.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể