Huyết áp và bệnh huyết áp là những cái tên phổ biến mà bất cứ ai cũng đã biết và nghe đến. Tuy nhiên, không mấy người hiểu được cặn kẽ bệnh này cũng như các chỉ số liên quan để theo dõi tình trạng bệnh chính xác nhất.
Bạn đang đọc: Các chỉ số huyết áp nói lên điều gì?
Vậy nếu bạn đang quan tâm vấn đề này, thì bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về bệnh huyết áp, cũng như cách nhận biết chỉ số huyết áp để hiểu được sức khỏe của mình đang ở giai đoạn nào, từ đó có những phương pháp chăm sóc và điều hướng cách sinh hoạt, phòng ngừa cho bản thân.
Contents
Huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương là gì?
Huyết áp được xác định bằng hai chỉ số, thường được viết dưới dạng một tỷ số. Chỉ số thứ nhất (hay chỉ số trên) là huyết áp tâm thu, là mức huyết áp cao nhất trong mạch máu, xảy ra khi tim co bóp. Chỉ số thứ hai (hay chỉ số dưới) là huyết áp tâm trương, là mức huyết áp thấp nhất trong mạch máu và xảy ra giữa các lần tim co bóp, khi cơ tim được thả lỏng.
- Huyết áp bình thường: Đối với người trưởng thành, khi các chỉ số huyết áp tâm thu dưới 120mmHg và huyết áp tâm trương dưới 80mmHg thì được gọi là huyết áp bình thường.
- Huyết áp cao: Khi chỉ số huyết áp tâm thu lớn hơn 140 mmHg và huyết áp tâm trương lớn hơn 90 mmHg thì được chẩn đoán là huyết áp cao.
- Tiền cao huyết áp là mức giá trị của các chỉ số huyết áp nằm giữa huyết áp bình thường và cao huyết áp (Huyết áp tâm thu từ 120 – 139 mmHg hoặc huyết áp tâm trương từ 80 – 89 mmHg).
- Huyết áp thấp: Hạ huyết áp (huyết áp thấp) được chẩn đoán khi huyết áp tâm thu dưới 90 mmHg hoặc giảm 25 mmHg so với bình thường.
Và để kết luận một người bị tăng huyết áp hay không người ta cần căn cứ vào trị số huyết áp của nhiều ngày, do đó phải đo huyết áp sáng, trưa, tối trong ngày và theo dõi trong 2 – 3 ngày liên tục. Đặc biệt là những người có huyết áp không ổn định thì bạn cũng nên chủ động trang bị cho mình một máy đo huyết áp cổ tay hoặc máy đo huyết áp bắp tay.
Một thiết bị đo huyết áp hiện nay được nhiều người dùng đó là máy đo huyết áp bắp tay Microlife B3 AFIB Advanced. Thiết bị này dùng để đo huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trương và nhịp tim. Đồng thời, với sự tích hợp các công nghệ nổi bật khác, thiết bị giúp tầm soát, ngăn ngừa được đột quỵ.
Sản phẩm được tích hợp công nghệ AFIBsens cho kết quả cảnh báo rung nhĩ AF (rung nhĩ là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến đột quỵ) chỉ cần 1 lần đo. Hoặc khi đo ở chế độ MAM (tự động bơm xả 2 lần) máy vẫn cảnh báo rung nhĩ. Bạn có thể linh hoạt chọn 1 trong 2 cách đo, rất tiện lợi. Để mua sản phẩm này, bạn có thể ghé ngay website hoặc cửa hàng Kenshin để đặt hàng và mua sản phẩm nhé.
Máy Đo Huyết Áp Bắp Tay Microlife B3 Advanced Afib
Tăng huyết áp xảy ra khi nào?
Huyết áp là chỉ số được đo bằng mmHG, được xác định bằng hai chỉ số: Huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Trong đó, tâm thu chỉ huyết áp cực đại là mức huyết áp cao nhất trong mạch máu, được sinh ra trong động mạch khi co bóp, còn tâm trương là mức huyết áp thấp nhất (huyết áp cực tiểu) là áp lực trong động mạch khi tim nghỉ ngơi giữa hai lần co bóp.
Một người trưởng thành, huyết áp khỏe mạnh thường ở ngưỡng 120/80 mmHg. Tuy nhiên, huyết áp còn phụ thuộc vào giới tính, độ tuổi, thói quen sinh hoạt,… và một số yếu tố khác. Ở trạng thái lý tưởng, huyết áp tâm thu thấp hơn 150 mmHg và huyết áp tâm trương thấp hơn 60 mmHg.
Tăng huyết áp là hiện tượng xảy ra khi chỉ số huyết áp tâm thu từ 140 mmHg trở lên và huyết áp tâm trương từ 90 mmHg trở lên. Các mức huyết áp tâm thu và tâm trương có ý nghĩa đặc biệt quan trọng vì nó là chỉ số đo hiệu quả của các cơ quan quan trọng như tim, não, thận,…
Việc hiểu về huyết áp và đo huyết áp thường xuyên là việc rất quan trọng. Việc hiểu và kiểm soát huyết áp sẽ giúp bạn có thể phòng ngừa và kiểm soát bệnh tật của mình. Chủ động phòng bệnh chính là cách trị bệnh tốt nhất.
Tìm hiểu thêm: Dị ứng thời tiết có lây không? Cách phòng ngừa dị ứng thời tiết
Huyết áp được xác định bằng hai chỉ số là huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương
Chỉ số huyết áp nói lên điều gì?
Để nắm được tình hình bệnh, bạn cần hiểu được những thuật ngữ cơ bản và biết cách đọc hiểu kết quả đo huyết áp. Cách đọc chỉ số huyết áp như sau: Nếu huyết áp của bạn là 120/80 mmHg, thì con số 120 mmHg là chỉ số huyết áp tâm thu và 80 mmHg là chỉ số huyết áp tâm trương. Hai con số này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc xác định tình hình sức khỏe của bạn. Chỉ số càng cao chứng minh tim phải làm việc rất nhiều để bơm máu đi khắp cơ thể.
>>>>>Xem thêm: Bị chó cắn sau 15 ngày vẫn sống thì cần tiêm vắc xin không?
Cách đọc chỉ số huyết áp tâm thu và tâm trương
Huyết áp tâm thu cao hơn huyết áp tâm trương thể hiện điều gì?
Huyết áp được định nghĩa là cao nếu huyết áp thu tâm >140 mmHg và huyết áp trương tâm >90 mmHg. Tuy vậy, không nên coi thường huyết áp với trị số 135/85 nếu kéo dài nhiều ngày.
Chỉ số tự đo huyết áp tại nhà của bạn >135/85 mmHg: Nghĩa là huyết áp tâm thu (sys) = 135 mmHg, huyết áp tâm trương (dia) = 85 mmHg, tức là nguy cơ huyết áp cao, khi đó bạn cần đến bệnh viện để làm các xét nghiệm chẩn đoán và tiến hành điều trị.
Lưu ý: Trị số huyết áp đơn phương không phản ánh mức độ nghiêm trọng mà là khoảng sai biệt giữa hai trị số huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Khoảng này càng hẹp càng nguy hiểm.
Huyết áp tâm thu nhỏ hơn huyết áp tâm trương?
Bình thường huyết áp tâm thu của bạn là 140mmHg, hôm nay bạn đo chỉ còn ≤ 100mmHg thì khi đó gọi là tình trạng hạ huyết áp.
Nhiều người chỉ nghĩ bệnh huyết áp cao mới nguy hiểm và chủ quan khi mình bị huyết áp thấp mà không hề biết rằng huyết áp thấp cũng có thể nguy hiểm đến tính mạng. Huyết áp thấp bệnh lý do giảm trương lực thần kinh – mạch máu bệnh huyết áp thấp với các biểu hiện như đau đầu, chóng mặt, rối loạn giấc ngủ.
Việc theo dõi huyết áp cực kỳ cần thiết ngay từ khi còn trẻ. Khi tuổi càng ngày càng cao, các bệnh liên quan đến huyết áp càng khó kiểm soát, do đó, ngay từ bây giờ, hãy quan tâm và theo dõi các chỉ số huyết áp thường xuyên bạn nhé.
Hoàng Trang
Nguồn tổng hợp
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể