Khi bị nhiệt miệng, bạn chắc chắn muốn tìm ra giải pháp giúp bản thân sớm thoát khỏi tình trạng này. Một trong những cách bạn có thể áp dụng ngay đó là chọn thuốc mỡ bôi nhiệt miệng phù hợp để kịp thời kiểm soát vết loét, ngăn triệu chứng tiến triển cũng như thúc đẩy quá trình lành vết thương diễn ra nhanh chóng.
Bạn đang đọc: Cách chọn thuốc mỡ bôi nhiệt miệng hiệu quả nhanh chóng
Nhiệt miệng được đặc trưng bởi sự xuất hiện của những vết loét nhỏ, đau nhức ở niêm mạc miệng, thường gây khó chịu khi ăn uống, nói chuyện. Mặc dù những vết loét này thường lành tính nhưng chúng có thể thực sự gây phiền toái, đặc biệt là khi chúng tái phát thường xuyên hoặc kéo dài hơn hai tuần.
Contents
Nhiệt miệng là gì?
Nhiệt miệng là tình trạng xuất hiện những tổn thương nhỏ, gây đau ở niêm mạc miệng, chủ yếu xuất hiện bên trong má, dưới lưỡi hoặc phía trên nướu. Những vết loét này thường có màu trắng hoặc hơi vàng, viền màu đỏ và hình dạng của chúng có thể thay đổi từ hình tròn hoặc hình bầu dục.
Mặc dù có thể dễ dàng xác định bệnh nhiệt miệng bằng các triệu chứng lâm sàng, nhưng các vết loét tái phát kéo dài hơn hai tuần hoặc có kèm theo triệu chứng sốt, sưng hạch hoặc các vấn đề về đường tiêu hóa cần được bác sĩ chuyên khoa đánh giá thêm để loại trừ các tình trạng tiềm ẩn như bệnh tự miễn hoặc nhiễm herpes.
Loét miệng liên quan đến herpes sẽ thấy có các mụn nước màu đỏ trên môi và xung quanh miệng, chúng có thể vỡ ra và hình thành lớp vảy trong vài ngày. Trong khi đó, các rối loạn tự miễn dịch như hội chứng Behcet và bệnh lupus ban đỏ có thể gây loét ở miệng và bộ phận sinh dục, có thể tái lại nhiều lần.
Nguyên nhân dẫn đến nhiệt miệng
Nguyên nhân cụ thể gây ra bệnh nhiệt miệng cho đến nay giới khoa học vẫn chưa tìm ra được. Tuy nhiên, có một số yếu tố nguy cơ được xác định gây nên nhiệt miệng bao gồm yếu tố môi trường, chế độ dinh dưỡng, sinh vật gây nhiễm trùng, thức ăn có chứa độc tố, nhiễm ký sinh trùng hoặc khi cơ thể bị thiếu hụt chất dinh dưỡng thiết yếu nào đó (ví dụ như axit folic, vitamin C,…).
Bên cạnh đó, một số nguyên nhân khác có thể gây tổn thương cho khoang miệng, điển hình là đánh răng quá mạnh, vô tình cắn vào má bên trong miệng, tiêu thụ những loại thức ăn nhạy cảm, cơ thể bị thiếu hụt lượng vitamin B12, kẽm hoặc sắt. Ngoài ra còn phải kể đến khả năng cơ thể phản ứng dị ứng với một số vi khuẩn trong miệng, hay thay đổi hormone trong thời kỳ kinh nguyệt, bị áp lực bởi công việc/cuộc sống,…
Dù là nguyên nhân nào thì một khi tình trạng nhiệt miệng kéo dài sẽ khiến sức khỏe của bạn bị ảnh hưởng không nhỏ bởi việc ăn uống bị hạn chế. Do đó, khi nhiệt miệng vừa xuất hiện, bạn nên chủ động có biện pháp điều trị kịp thời để hạn chế các tác hại của bệnh.
Bị nhiệt miệng cần phải làm gì?
Mặc dù không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nhiệt miệng chắc chắn gây ảnh hưởng đáng kể đến cuộc sống hàng ngày, khiến người bệnh khó chịu khi nói, ăn uống dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng và vết thương chậm lành. Vì vậy, việc điều trị kịp thời tại nhà, bao gồm việc chọn thuốc mỡ bôi nhiệt miệng phù hợp là rất quan trọng để kiểm soát tình trạng này một cách hiệu quả.
Dưới đây là một số biện pháp đơn giản nhưng hiệu quả để giảm đau và thúc đẩy quá trình lành vết thương:
Gel bôi nhiệt miệng
Chọn thuốc mỡ bôi nhiệt miệng, trong đó có những loại gel không kê đơn chứa các thành phần như Lidocaine và chiết xuất hoa cúc có thể giúp hỗ trợ cải thiện triệu chứng do nhiệt miệng một cách hiệu quả. Sau vài ngày thoa, người bệnh sẽ thấy giảm đau nhanh chóng, quá trình lành vết thương cũng nhanh chóng. Bên cạnh đó, các loại gel này cũng an toàn để sử dụng cho cả trẻ em và người lớn.
Thực phẩm bổ sung tăng cường miễn dịch
Tăng cường khả năng phòng vệ của cơ thể bằng cách bổ sung các vitamin và khoáng chất quan trọng như kẽm, vitamin C và B phức hợp. Những chất dinh dưỡng này không chỉ hỗ trợ chữa lành vết loét nhiệt miệng nhanh hơn mà còn giúp ngăn ngừa sự bùng phát trong tương lai.
Tìm hiểu thêm: Chỉ số eGFR thấp dưới 60 cảnh báo điều gì?
Giảm đau tại chỗ
Bạn có thể làm giảm bớt sự khó chịu bằng cách súc miệng nhẹ nhàng bằng nước súc miệng, chườm đá lên vùng bị ảnh hưởng hoặc đặt túi trà lên vết loét. Những biện pháp đơn giản này có thể giúp giảm đau tạm thời trong lúc cơ thể hoạt động để chữa lành vết loét.
Can thiệp y tế
Trong trường hợp nghiêm trọng khi vết loét miệng vẫn tồn tại hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng, hãy thăm khám bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt. Bác sĩ sẽ xem xét tình trạng bệnh nhân và có thể kê toa thuốc chống viêm hoặc kháng sinh để đẩy nhanh quá trình lành vết thương và ngăn ngừa biến chứng.
Bị nhiệt miệng bôi thuốc mỡ gì? Những lưu ý khi chọn thuốc mỡ bôi nhiệt miệng
Nhiệt miệng với những vết loét miệng sẽ khiến bạn khá đau đớn và khó chịu. May mắn là bạn có thể chọn thuốc mỡ bôi nhiệt miệng để giúp làm giảm bớt sự khó chịu và thúc đẩy quá trình lành vết thương.
Khi nói đến việc lựa chọn thuốc mỡ bôi nhiệt miệng phù hợp, điều quan trọng bạn cần phải hiểu đó là không phải tất cả các sản phẩm đều được tạo ra như nhau. Mỗi loại thuốc đều có đặc tính và cách sử dụng riêng, vì vậy bạn phải chọn thuốc mỡ bôi nhiệt miệng phù hợp với nhu cầu, tình trạng bệnh cụ thể của bạn.
Thuốc dạng gel
Đây là loại thuốc điều trị loét miệng được sử dụng phổ biến nhất. Đa số loại thuốc này thường chứa chất chống viêm, kháng khuẩn và hỗ trợ phục hồi niêm mạc, có tác dụng làm dịu và chữa lành nhanh chóng niêm mạc bị loét. Nhờ chất thuốc mỏng mà khi thoa sẽ dễ dàng hấp thụ và bám vào niêm mạc miệng, giúp giảm đau nhanh chóng và hiệu quả.
Thuốc dạng kem
Kem thường có dạng lỏng, mềm, thấm sâu vào bề mặt vết loét mà không cản trở quá trình trao đổi chất tự nhiên của da. Tốt nhất là bạn nên bôi thuốc dạng kem cách xa bữa ăn để đảm bảo độ bám dính và hiệu quả tối ưu.
Thuốc dạng bột
Thuốc dạng bột thường chứa các loại thảo mộc và khoáng chất giúp giảm viêm, làm mát da và ngăn ngừa tắc nghẽn xung quanh vết loét. Sản phẩm này đặc biệt hữu ích cho các vết loét có tình trạng viêm cấp tính và có tác dụng cân bằng độ ẩm vượt trội trong môi trường niêm mạc miệng.
>>>>>Xem thêm: Các nhà khoa học đang chạy đua để tìm hiểu biến thể mới Omicron
Mặc dù thuốc mỡ trị loét miệng rất hiệu quả nhưng điều cần thiết là phải chọn thuốc mỡ bôi nhiệt miệng phù hợp với tình trạng bệnh lý của từng cá nhân và làm theo lời khuyên của bác sĩ khi sử dụng. Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý đến mọi tương tác thuốc có thể xảy ra với các loại thuốc khác mà bạn có thể đang dùng.
Tóm lại, nhiệt miệng là tình trạng vô cùng phổ biến. Biết cách chọn thuốc mỡ bôi nhiệt miệng phù hợp sẽ thúc đẩy nhanh chóng quá trình chữa lành cũng như sự thoải mái cho người bệnh. Bên cạnh dùng thuốc, hãy nhớ thực hành vệ sinh răng miệng tốt, ăn uống cân bằng và kiểm soát mức độ căng thẳng để hỗ trợ thêm cho quá trình chữa bệnh của cơ thể.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể