Sốc nhiễm trùng là tình trạng cơ thể bị sốc do viêm nhiễm nặng dẫn đến nhiễm khuẩn huyết, gây rối loạn chức năng hô hấp, tim mạch,… Phác đồ điều trị sốc nhiễm trùng Bộ Y tế bao gồm việc duy trì hô hấp, tuần hoàn cho bệnh nhân và sử dụng kháng sinh để loại bỏ nguyên nhân gây sốc.
Bạn đang đọc: Phác đồ điều trị sốc nhiễm trùng Bộ Y tế: Tham khảo để hiểu hơn về bệnh
Sốc nhiễm trùng là tình trạng cơ thể bị sốc do viêm nhiễm nặng dẫn đến nhiễm khuẩn huyết, gây rối loạn chức năng hô hấp, tim mạch,… Nếu không được điều trị kịp thời, sốc nhiễm trùng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh. Vậy phác đồ điều trị sốc nhiễm trùng Bộ Y tế bao gồm những gì? Cùng theo dõi bài viết dưới đây của Kenshin để tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này nhé!
Contents
Sốc nhiễm trùng là gì?
Sốc nhiễm trùng (sốc nhiễm khuẩn) là tình trạng cơ thể mất phản ứng điều hòa với sự nhiễm trùng do nhiễm trùng huyết. Hậu quả là làm rối loạn chức năng của các cơ quan như hô hấp, tim mạch,… và đe dọa tính mạng của người bệnh.
Nguyên nhân gây sốc nhiễm trùng là do vi khuẩn xâm nhập vào máu từ một số vị trí nhiễm khuẩn như:
- Nhiễm khuẩn mô mềm, da, xương khớp;
- Viêm đường hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản, áp xe phổi,…
- Viêm hệ tiết niệu như viêm bể thận, viêm niệu đạo,….
- Nhiễm khuẩn tiêu hóa như viêm ruột, viêm gan, áp xe gan, nhiễm khuẩn đường mật,…
- Viêm màng não, áp xe não;
- Viêm nội tâm mạc,…
Để đánh giá nguy cơ sốc nhiễm trùng, các bác sĩ dựa trên một số thang điểm như qSOFA, SOFA. Khi qSOFA ≥ 2 hoặc SOFA ≥ 2 thì bệnh nhân có nguy cơ cao bị sốc nhiễm khuẩn.
Các dấu hiệu của sốc nhiễm trùng
Trên lâm sàng, người bị sốc nhiễm trùng thường có các dấu hiệu sau:
- Sốt > 38°C hoặc hạ thân nhiệt
- Nhịp tim nhanh;
- Thở nhanh với tần số trên 20 lần/phút;
- Huyết áp thấp;
- Da lạnh, cơ thể tím tái;
- Trường hợp nặng có thể bị chuột rút, co giật do thiếu oxy;
- Số lượng bạch cầu trong máu tăng cao > 12.000/ml hoặc giảm thấp
- Bạch cầu đa nhân, bạch cầu con tăng trên 10%;
- Tiểu cầu giảm xuống dưới 100.000/mcl;
- Bilirubin, creatinin, ure máu tăng cao bất thường.
Vậy phác đồ điều trị sốc nhiễm trùng Bộ Y tế như thế nào? Mời bạn tham khảo phần tiếp theo của bài viết.
Phác đồ điều trị sốc nhiễm trùng Bộ Y tế
Phác đồ điều trị sốc nhiễm trùng Bộ Y tế được chia thành nhiều giai đoạn:
Kiểm soát hô hấp
Cho bệnh nhân thở oxy để đảm bảo phân áp oxy SpO2 > 92%. Ngoài ra, bác sĩ có thể cân nhắc đặt nội khí quản sớm và thở máy cho bệnh nhân nếu bệnh nhân có dấu hiệu rối loạn ý thức, nhịp tim hoặc SpO2 không cải thiện với việc thở oxy.
Kiểm soát tuần hoàn (trong 6 giờ đầu)
Khi bệnh nhân bị sốc nhiễm khuẩn, các bác sĩ phải nhanh chóng tiến hành hồi sức để đảm bảo sự sống cho bệnh nhân dựa trên nguyên tắc:
- Duy trì huyết áp trung bình (HAtb) ≥ 65mmHg;
- Nồng độ Lactat ≥ 2mmol/l;
- Duy trì áp lực của tĩnh mạch trung tâm từ 8 – 12mmHg;
- Lưu lượng nước tiểu ≥ 0.5ml/kg/giờ;
- Duy trì độ bão hòa oxy ở tĩnh mạch trung tâm (tĩnh mạch chủ trên) ScvO2 ≥ 70% hoặc độ bão hòa oxy của tĩnh mạch trộn SvO2 ≥ 65%.
Tìm hiểu thêm: Kết hợp nhịn ăn không liên tục và Keto có hiệu quả không?
Các bác sĩ có thể bồi thể tích tuần hoàn bằng 1000ml dịch NaCl 0.9%, Ringer lactat hoặc 500ml dịch keo trong vòng 30 phút – 1 giờ đầu. Sau đó, điều chỉnh dựa theo đánh giá lâm sàng và mức độ đáp ứng của bệnh nhân. Điều này nhằm mục đích đảm bảo đủ thể tích tuần hoàn mà không gây phù phổi cấp, giúp duy trì các thông số quan trọng cho sự sống cửa người bệnh.
Duy trì áp lực tĩnh mạch trung tầm từ 8 – 12cmH20 hoặc có thể cao hơn nếu đang thông khí nhân tạo hoặc bệnh nhân có bệnh lý tim từ trước đó.
Khi đã bù đủ dịch, các bác sĩ có thể dùng thuốc vận mạch để đảm bảo chức năng tim mạch (chú ý, chỉ dùng thuốc vận mạch khi đã bù đủ dịch).
- Lựa chọn đầu tay là Noradrenaline hoặc Dopamin.
- Liều khởi đầu của Dopamin là 5mcg/kg/phút, sau đó tăng dần liều 3 – 5mcg/kg/phút sau 5 – 10 phút nếu bệnh nhân không đáp ứng. Liều tối đa của Dopamin là 20mcg/kg/phút.
- Liều khởi đầu của Noradenaline là 0.05mcg/kg/phút, sau đó tăng dần liều mỗi 0.05mcg sau khoảng 5 – 10 phút nếu bệnh nhân không đáp ứng. Liều tối đa của Noradrenaline là 5mcg/kg/phút.
- Nếu sau khi dùng 2 thuốc trên mà vẫn không duy trì được ScvO2 ≥ 70% hoặc SvO2 ≥ 65 thì dùng thêm Dobutamin. Liều khởi đầu của Dobutamin là 3mcg/kg/phút, sau đó tăng dần liều 3 – 5 mcg/phút nếu bệnh nhân không đáp ứng. Liều tối đa là 20mcg/kg/phút.
- Nếu bệnh nhân vẫn không đáp ứng, chuyển sang dùng Adrenaline hoặc Vasopressin.
Ngoài các thuốc trên, Hydrocortison cũng có thể được sử dụng khi sốc kém đáp ứng với các thuốc vận mạch. Liều dùng thông thường là 50mg mỗi 6 giờ. Sau đó, giảm liều và dừng khi bệnh nhân đã hết sốc. Tuy nhiên cần lưu ý khi sử dụng Hydrocortison vì nó có thể làm nhiễm khuẩn tiến triển nặng hơn và gây tăng đường huyết.
Bên cạnh đó, khi việc tưới máu mô đã được giải quyết và bệnh nhân không gặp phải các tình huống như thiếu máu cơ tim cục bộ, oxy máu giảm nặng, bệnh thiếu máu cơ tim thì có thể tiến hành truyền máu khi Hb 3 trong trường hợp không chảy máu rõ ràng, hoặc tiểu cầu 3 nếu người bệnh có nguy cơ chảy máu.
Kiểm soát nhiễm khuẩn bằng kháng sinh
Bác sĩ sẽ tiến hành lấy bệnh phẩm để xét nghiệm vi sinh và làm kháng sinh đồ. Việc sử dụng kháng sinh được chỉ định dựa theo nguyên tắc:
- Dùng kháng sinh sớm, dùng đường tiêm trong vòng 1 đến 3 giờ đầu.
- Dùng kháng sinh phổ rộng theo kinh nghiệm. Kháng sinh ban đầu là beta-lactam hoặc cephalosprine thế hệ 3, 4, có thể kết hợp với quinolone hoặc aminoside.
Việc phối hợp kháng sinh sẽ được thực hiện khi:
- Bệnh nhân giảm bạch cầu, do đó cần phải phối hợp kháng sinh để mở rộng phổ (vi khuẩn gram âm, vi khuẩn gram dương, vi khuẩn nội bào,…)
- Nghi ngờ nhiễm trực khuẩn xanh như Pseudomonas,…, cần phối hợp kháng sinh nhạy cảm với trực khuẩn mủ xanh.
- Nghi ngờ có cầu khuẩn đường ruột, cần phối hợp thêm kháng sinh nhạy cảm với cầu khuẩn đường ruột, ví dụ như Vancomycin.
Lưu ý, khi sử dụng kháng sinh ở bệnh nhân suy thận, bác sĩ cần phải tính toán lại liều, giảm liều nếu cần. Thông thường, không cần giảm liều đầu, chỉ bắt đầu giảm liều từ các liều tiếp theo.
Kiểm soát đường huyết
Kiểm soát đường huyết bằng insulin để duy trì đường máu từ 7 – 9mmol/l.
Dự phòng biến chứng
Để phòng ngừa huyết khối tĩnh mạch, bác sĩ có thể cho bệnh nhân sử dụng Heparin phân tử lượng thấp như Enoxaparin với liều 1mg/kg (lưu ý giảm liều ở bệnh nhân suy thận).
>>>>>Xem thêm: Nguyên nhân gây ra tình trạng trẻ bị táo bón nặng
Tóm lại, phác đồ điều trị sốc nhiễm trùng Bộ Y tế bao gồm việc duy trì hô hấp, tuần hoàn cho bệnh nhân và sử dụng kháng sinh để loại bỏ nguyên nhân gây sốc. Lưu ý rằng những thông tin về phác đồ điều trị nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế chỉ định điều trị thực tế từ bác sĩ. Bệnh nhân và người nhà cần tuân thủ tuyệt đối những chỉ định từ bác sĩ để điều trị tình trạng sốc nhiễm trùng. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp trong bài viết này sẽ có ích với bạn.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể