Dầu dừa ngoài công dụng làm đẹp còn mang đến nhiều tác dụng trong việc điều trị bệnh trĩ. Cùng tìm hiểu ngay cách chữa bệnh trĩ bằng dầu dừa không phải ai cũng biết!
Bạn đang đọc: Cách chữa bệnh trĩ bằng dầu dừa không phải ai cũng biết
Dầu dừa là một nguyên liệu khá phổ biến trong làm đẹp, tuy nhiên bạn có biết dầu dừa cũng mang đến nhiều tác dụng trong việc điều trị bệnh trĩ. Cùng tìm hiểu ngay cách chữa bệnh trĩ bằng dầu dừa không phải ai cũng biết.
Contents
Tác dụng của dầu dừa trong điều trị bệnh trĩ
Ngoài công dụng làm đẹp thì dầu dừa còn mang đến nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Bởi trong dầu dừa có chứa nhiều hoạt chất có ích như vitamin E, vitamin D, chất chống oxy hóa cùng nhiều loại axit béo có lợi (axit caproic, axit capric…).
Trên thực tế, dầu dừa mang đến nhiều công dụng trong việc điều trị bệnh trĩ như: ngăn nhiễm trùng búi trĩ, làm teo và ức chế quá trình sa búi trĩ. Những nghiên cứu gần đây còn chỉ ra rằng việc bôi dầu dừa thường xuyên sẽ giúp giảm cảm giác khó chịu, ngứa rát ở vùng hậu môn. Cụ thể dầu dừa mang đến những lợi ích rõ rệt như sau.
1. Chống viêm hiệu quả
Trĩ khiến hậu môn bị sưng và dễ dẫn đến viêm trực tràng. Chính vì vậy sử dụng dầu dừa sẽ giúp giảm sưng, bởi bên trong dầu dừa có thành phần axit lauric can thiệp vào quá trình giải phóng và tổng hợp một số chất trung gian gây viêm cơ thể. Bên cạnh đó dầu dừa cũng có tác dụng làm giảm đau, ngứa, rát ở hậu môn và vùng xung quanh búi trĩ.
Tác dụng của dầu dừa trong điều trị bệnh trĩ giúp chống viêm hiệu quả
2. Giảm hội chứng khó tiêu và chứng ruột kích thích
Một trong những nguyên nhân dẫn đến bị trĩ chính là do bạn bị táo bón trong một giai đoạn dài. Chính vì vậy nên nhờ những axit béo trong dầu dừa sẽ giúp cải thiện chứng khó tiêu, giảm biểu hiện của hội chứng kích thích ruột bằng cách tăng nhu động ruột, đẩy nhanh quá trình tiêu hóa thức ăn và bôi trơn trực tràng.
3. Giúp kháng khuẩn
Trong dầu dừa có chứa axit lauric, một thành phần có tác dụng kháng khuẩn hiệu quả, giúp chống lại các vi khuẩn gây hại như gram dương, virus, nấm,..Việc bôi dầu dừa ngoài da hoặc thêm dầu dừa vào chế độ ăn hằng ngày sẽ giúp kháng khuẩn, kháng nấm và ngăn ngừa nhiễm trùng, hỗ trợ đẩy nhanh tốc độ phục hồi do trĩ.
Cách chữa bệnh trĩ bằng dầu dừa không phải ai cũng biết
1. Sử dụng dầu dừa để chữa trĩ ngoại
Trĩ ngoại là bệnh trĩ dễ dàng nhận biết và quan sát, búi trĩ ngay ở giai đoạn đầu đã có những biểu hiện như: ma sát với quần áo gây ngứa, vướng víu, chảy máu,… Thực hiện bằng cách vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn và búi trĩ, sau đó dùng dầu dừa thoa lên búi trĩ và niêm mạc hậu môn rồi dùng khăn khô lau khoảng 2 – 3 lần/ ngày. Việc này giúp làm dịu, giảm triệu chứng khó chịu, ngăn ngừa viêm nhiễm, phục hồi lỡ loét. Nhớ là sau khi thoa khoảng chừng 20-30 phút thì dùng khăn giấy thấm bớt lượng dầu dừa ở hậu môn sau đó rửa sạch hậu môn với nước nhé.
Tìm hiểu thêm: Đơn vị nào chữa bệnh trĩ ở Vũng Tàu uy tín nhất hiện nay
Cách chữa bệnh trĩ bằng dầu dừa hiệu quả
2. Dùng dầu dừa làm viên đặt để chữa trị nội
Trĩ nội là một loại bệnh trĩ mà không gây đau, ngứa ở giai đoạn đầu. Vậy nên nếu không điều trị nhanh chóng thì lâu dần búi trĩ sẽ lớn và sa ra bên ngoài. Cách điều trị trĩ nội bằng dầu dừa cũng chỉ thích hợp với người bệnh trĩ giai đoạn đầu khi búi trĩ chưa sa ra bên ngoài.
Người bệnh có thể dùng dầu dừa đổ khuôn thành những viên đạn nhỏ rồi để ở ngăn đông tủ lạnh. Khi dầu dừa đã đông thành viên bạn lấy ra và nhét vào hậu môn, kẹp chặt để viên dầu dừa không rơi ra ngoài. Duy trì thực hiện 2 lần mỗi ngày để giúp làm trơn ống trực tràng, bảo vệ búi trĩ, tránh hiện tượng chảy máu, xây xước khi đại tiện.
3. Ngâm rửa nước dầu dừa kết hợp nghệ tươi
Việc kết hợp dầu dừa với các thành phần như nghệ cũng đem đến những tác dụng rất tốt. Nghệ tươi có chứa những hoạt chất như beta – carotene và curcumin có khả năng làm tăng độ bền mạch máu, thúc đẩy tuần hoàn máu, chống viêm,..Thực hiện bằng cách nấu sôi 2 củ nghệ đã thái mỏng với 2 lít nước.
Sau khi nước sôi bạn đem đổ ra chậu và pha thêm nước lạnh cho bớt nóng, nhỏ 4 – 5 thìa dầu dừa và một ít muối vào. Dùng chậu nước này ngâm rửa hậu môn từ 10-15 phút, thực hiện 1-2 lần mỗi ngày. Cách này không chỉ giúp cầm máu mà còn làm giảm đau rát, co búi trĩ hiệu quả.
4. Thêm dầu dừa vào chế độ ăn hằng ngày
Thành phần axit béo chứa trong dầu dừa giúp cung cấp năng lượng dồi dào cho cơ thể, làm tăng cholesterol lành mạnh, giảm nguy cơ về các bệnh tim mạch. Ngoài ra dầu dừa còn có khả năng cải thiện hoạt động đường ruột, giảm áp lực lên búi trĩ khi đi đại tiện và ngăn chặn táo bón. Chưa hết, dầu dừa còn có tác dụng kháng khuẩn, ngăn nhiễm khuẩn đường ruột và dạ dày, ổn định tiêu hóa.
Bạn có thể bổ sung dầu dừa vào bữa ăn hàng ngày bằng cách cho trực tiếp 1-2 thìa dầu dừa vào món ăn. Hoặc cũng có thể cho dầu dừa vào nước ấm và uống vào buổi sáng để cải thiện sức khỏe, hỗ trợ các triệu chứng bệnh trĩ.
>>>>>Xem thêm: Lưu ý khi dùng nước muối sinh lý cho trẻ sơ sinh
Thêm dầu dừa vào chế độ ăn hằng ngày
Những lưu ý khi chữa bệnh trĩ bằng dầu dừa mà bạn nên biết
- Cách chữa bệnh trĩ bằng dầu dừa được dân gian áp dụng nhiều nhưng bạn cần lưu ý rằng dầu dừa chỉ có tác dụng giảm các triệu chứng bệnh. Người bệnh cũng không nên kỳ vọng quá nhiều vào dầu dừa mà hãy đi khám để biết tình trạng bệnh cũng như có phương pháp điều trị hợp lý.
- Dầu dừa sử dụng là loại dầu dừa nguyên chất để đảm bảo hiệu quả điều trị cũng như hạn chế rủi ro khi sử dụng. Vì nếu sử dụng dầu dừa không nguyên chất sẽ gây ngứa, kích ứng, viêm đỏ và viêm nhiễm hậu môn.
- Nếu bạn bị trĩ do kỵ hoặc tiêu chảy mãn tình thì không nên áp dụng cách uống dầu dừa.
- Lưu ý nên rửa sạch hậu môn cũng như tay trước khi sử dụng dầu dừa lên vùng bị trĩ.
- Kết hợp chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý để phát huy tác dụng tốt. Hạn chế các hoạt động làm tăng áp lực lên búi trĩ như lao động nặng, ngồi xổm, nhịn đại tiện, rặn khi đi đại tiện,… Nhớ bổ sung nhiều chất xơ, uống nhiều nước để tốt cho hệ tiêu hóa.
Trên đây là những cách chữa bệnh bằng dầu dừa mà bạn có thể áp dụng để hỗ trợ điều trị bệnh trĩ. Sử dụng đúng cách và kiên trì sẽ giúp tình trạng bệnh của bạn cải thiện đáng kể đấy.
Thủy Phan
(Nguồn: Tổng Hợp)
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể