Phụ nữ mang thai không nên dùng thuốc kháng sinh khi bị bệnh trĩ, dưới đây là các cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu đơn giản tại nhà hiệu quả và an toàn.
Bạn đang đọc: Cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu đơn giản tại nhà
Bệnh trĩ thường gặp ở phụ nữ mang thai vào những tháng cuối thai kỳ. Nên chọn những cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu đơn giản và hiệu quả thay vì dùng thuốc.
Contents
Bệnh trĩ là gì?
Bệnh trĩ hay có tên gọi khác là lòi dom là sự phát triển, phình lớn của một hoặc nhiều các tĩnh mạch trong hệ thống tĩnh mạch trĩ (bên trên, bên dưới, hoặc cả 2 bên) gây nên bệnh trĩ nội, trĩ ngoại hoặc bệnh trĩ hỗn hợp.
Bệnh trĩ thuộc bệnh lý hậu môn – trực tràng.
Trong cơ thể người, máu chảy từ tim theo động mạch đến các mô vùng hậu môn, sau đó tiếp tục theo tĩnh mạch quay trở lại tim. Do thói quen, hoạt động xấu tác động làm cho máu ở vùng hậu môn theo tĩnh mạch không về hết, trong khi đó lượng máu ở động mạch bị ứ đọng lại làm tĩnh mạch có hiện tượng phình lớn lên và căng ra mỏng đi, thời gian lâu dần sa xuống hiện tượng này tạo thành búi trĩ.
Bệnh trĩ thuộc bệnh lý hậu môn trực tràng
Nguyên nhân bệnh trĩ ở bà bầu?
Đối với phụ nữ mang thai, bà bầu thường dễ bị trễ do các nguyên nhân sau:
Ở những tháng giữa và gần cuối thai kỳ, bào thai ngày càng phát triển gây áp lực lên vùng xương chậu do tử cung của mẹ lúc này lớn hơn, đặc biệt tác động lên các tĩnh mạch trĩ ở vùng chậu gần hậu môn và trực tràng. Gây nên tình trạng sưng đau tĩnh mạch trĩ, là nguyên nhân của bệnh trĩ ở bà bầu.
Trong tuần thai, nồng độ hormone progesterone tăng lên khiến sự giãn nở tĩnh mạch trĩ cũng tăng làm giãn các thành mạch dễ làm cho chúng bị sưng cũng là nguyên nhân gây xuất hiện búi trĩ.
Ngoài ra các thói quen xấu trong thời kỳ mang thai cũng làm mẹ bầu dễ mắc bệnh trĩ như: Chứng táo bón nặng khi mang thai, rặn khi đi nặng, mẹ bầu tăng cân quá nhiều, thói quen ngại vận động, ngồi hay đứng trong khoảng thời gian quá lâu.
Biểu hiện bị trĩ ở bà bầu?
Ở phụ nữ mang thai, bà bầu thường bị bệnh trĩ ở các tháng cuối thai kỳ.
Tùy theo các cấp độ trĩ mà xuất hiện các dấu hiệu nặng nhẹ khác nhau. Tuy nhiên ,các biểu hiện thông thường khi bị bệnh trĩ ở bà bầu là:
- Trong hoặc sau khi đi ngoài ra máu tươi.
- Sa búi trĩ.
- Đau, rát hay mẩn ngứa, có dịch nhầy gây khó chịu vùng hậu môn.
Tìm hiểu thêm: Hội chứng Kleine-Levin là gì? Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết
Đau, rát hay mẫn ngứa là biểu hiện cần chữa bệnh trĩ ở bà bầuTrong hoặc sau khi đi ngoài ra máu tươi
Bà bầu khi mang thai lại thấu đi ngoài ra máu tươi thì nên cẩn trọng vì có thể đây là nguyên nhân của bệnh trĩ. Máu tươi khi đi ngoài chảy ra cùng với phân nhưng không lẫn vào phân.
Ở gian đoạn bệnh trĩ nhẹ (cấp độ trĩ 1) lượng máu tươi ra ngoài ít và không thường xuyên xuất hiện, bà bầu cần được thăm khám và điều trị ngay ở giai đoạn này. Ở các giai đoạn nặng hơn bà bầu đi đại tiện ra máu thấy rõ và thường xuyên hơn, máu chảy nhiều hơn khi càng rặn.
Sa búi trĩ
Tùy vào thời gian và cấp độ bệnh trĩ mà tình trạng sa búi trĩ sẽ có biểu hiện khác nhau:
- Ở giai đoạn trĩ độ 1: Búi trĩ nằm sâu bên trong hậu môn.
- Ở giai đoạn trĩ độ 2: Búi trĩ sa xuống, lòi ra khi bà bầu rặn đại tiện.
- Ở gian đoạn trĩ độ 3: Búi trĩ sa xuống, lòi ra ngoài và không tự co lên được. Phải dùng tay đẩy búi trĩ lên.
- Ở giai đoạn trĩ độ 4: Búi trĩ sa xuống, lòi ra ngoài khi đẩy lên chỉ cần ho nhẹ lại sa xuống lòi ra ngoài.
Đau, rát hay mẩn ngứa, ra dịch nhầy gây khó chịu vùng hậu môn
Các triệu chứng cảm giác đau rát khó chịu, xuất hiện dịch nhàu bắt đầu rõ rệt từ trĩ cấp độ 2 và cũng diễn biến nặng dần theo trĩ độ 3, độ 4.
Tương ứng với 4 cấp độ của bệnh, các biểu hiện từ nhẹ tới nặng được nhận biết là khi bà bầu bị trĩ độ 1, độ 2 sẽ thấy chảy máu và đau rát khi đại tiện. Lúc này nếu không kịp thời can thiệp điều trị sẽ dẫn tới biểu hiện bị sa lồi búi trĩ.
Tóm lại, ba triệu chứng chính của bệnh trĩ ở bà bầu là đi ngoài ra máu, đau rát và sa búi trĩ là đau rát thời gian dài sẽ xuất hiện thêm ngứa và chảy dịch nhầy gây nhiều khó chịu cho thai phụ.
Tuy nhiên, bà bầu bị bệnh trĩ trong thời kỳ mang thai không ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi nhưng trong quá trình sinh nở, có thể lực rặn đẻ em bé ra ngoài sẽ gây tác động lên búi trĩ, gây tình trạng bệnh nặng hơn, nhưng nó cũng biến mất sau khi sinh.
>>>>>Xem thêm: Châu Âu gấp rút ban hành các biện pháp ngăn chặn biến thể Omicron
Sinh hoạt lành mạnh là cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu tại nhàCách chữa bệnh trĩ cho bà bầu đơn giản tại nhà?
Mặc dù bệnh trĩ ở bà bầu không gây ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi tuy nhiên các biểu hiện khiến bà bầu có cảm giác khó chịu và bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày.
Trong thời kỳ mang thai, bà bầu không nên dùng các loại thuốc kháng sinh đễ chữa trị bệnh trĩ. Vì vậy nên áp dụng những cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu đơn giản tại nhà sau đây.
Bổ sung vào thực đơn các loại rau xanh có tác dụng nhuận tràng, kích thích hoạt động của ruột già giúp tăng khả năng hoạt động hệ tiêu hóa hiệu quả, làm mềm phân: Rau bina, rau lang, bầu bí, rau dền, rau mồng tơi, khoai tây, khoang lang…
Uống đủ 2 đến 2,5 lít nước mỗi ngày làm phân mềm hơn, dễ tiêu hóa, giảm áp lực lên búi trĩ.
Ngâm hậu môn bằng nước ấm pha muối loãng sau khi đi đại tiện có thể làm giảm các cảm giác khó chịu ở vùng hậu môn.
Các mẹ trong thời kỳ mang thai nên tránh ngồi lâu, tập thói quen đi lại, tập thể dục với các bài tập cho phụ nữ mang thai, ngồi xổm khi đi vệ sinh để chữa bệnh trĩ cho bà bầu.
Thúy Nguyễn
Tham khảo: Tổng hợp
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể