Cách chữa viêm tai giữa bằng lá hẹ hiệu quả ngay tại nhà

Lá hẹ không chỉ được dùng làm gia vị cho các món ăn mà còn được biết đến với công dụng có thể chữa bệnh viêm tai giữa. Dưới đây là một số cách chữa viêm tai giữa bằng lá hẹ tại nhà mà bạn không nên bỏ qua.

Bạn đang đọc: Cách chữa viêm tai giữa bằng lá hẹ hiệu quả ngay tại nhà

Lá hẹ là một phương pháp chữa bệnh đã được nhiều người sử dụng trong dân gian. Với dược tính có tác dụng bồi bổ cơ thể rất tốt, lá hẹ có thể làm giảm các triệu chứng do bệnh viêm tai giữa gây ra. Bạn cũng nên chú ý hơn đến lối sống và chế độ ăn uống của mình để bệnh nhanh chóng được chữa khỏi.

Vì sao lá hẹ có công dụng chữa viêm tai giữa?

Theo Đông y, lá hẹ là loại thảo dược có tính bình, vị cay và không độc. Tác dụng chính được dùng làm thuốc thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, giảm sưng tấy. Có tác dụng chữa các bệnh như ho, tiêu viêm, hỗ trợ tiêu hóa, giải độc, trị mồ hôi trộm và chữa các bệnh về tai hiệu quả.

Lá hẹ có nhiều axit amin như tryptophan, isoleucine, threonine, leucine, lysine,… Đặc biệt thiosulfonate có thể được chuyển hóa thành allicin khi được cắt hoặc nghiền nhuyễn. Allicin là hoạt chất có tính kháng sinh mạnh, có tác dụng kháng khuẩn, kháng virus và kháng nấm, đào thải độc tố trong cơ thể. Đồng thời, hợp chất này còn thúc đẩy hệ thống miễn dịch mạnh mẽ hơn, tái tạo nhanh chóng các mô và tế bào bị tổn thương.

Công dụng của lá hẹ trong chữa bệnh viêm tai giữa là:

  • Với tác dụng tiêu sưng, thanh nhiệt, lá hẹ giúp kháng viêm và giảm đau tối đa cho tai người bệnh.
  • Sử dụng thường xuyên giúp cải thiện đáng kể tình trạng viêm nhiễm, đồng thời ngăn ngừa tình trạng viêm nặng hơn hoặc biến chứng.
  • Các hợp chất trong lá hẹ có tác dụng kháng viêm chống lại vi khuẩn và giúp ngăn ngừa nhiễm trùng lỗ tai.
  • Lá hẹ có chứa hàm lượng cao odorin, một hợp chất có tác dụng kháng sinh cực mạnh giúp hạn chế nhiễm trùng, giảm sưng tấy, giảm mẩn đỏ, ngứa ngáy trong tai khi bị viêm.

Các hợp chất trong lá hẹ như một loại kháng sinh có thể cải thiện các triệu chứng đau rát, sưng tấy trong ống tai giữa. Với nguyên liệu lành tính phương thức này có thể sử dụng cho cả trẻ em bị viêm tai giữa.

Cách chữa viêm tai giữa bằng lá hẹ hiệu quả ngay tại nhà 1 Cách chữa viêm tai giữa bằng lá hẹ như thế nào là tốt nhất?

Cách chữa viêm tai giữa bằng lá hẹ

Sử dụng lá hẹ tươi

Chuẩn bị: Khoảng 50g lá hẹ tươi.

Cách thực hiện: Lấy lá hẹ rửa sạch, ngâm với muối loãng khoảng 10 – 15 phút rồi vớt ra để ráo. Cho tất cả lá hẹ vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn rồi lọc nước. Hoặc bạn có thể dùng cối và chày để giã nát và vắt kiệt nước. Lấy nước lá hẹ cho vào lọ sạch đậy kín nắp.

Cách dùng: Lấy nước vừa thu được nhỏ trực tiếp vào tai, ngày 2 – 3 lần, mỗi lần 2 – 3 giọt. Dùng đều đặn cho đến khi các triệu chứng của bệnh không còn xuất hiện. Trong trường hợp không may bị côn trùng như muỗi, kiến ​​bò vào tai, bạn cũng có thể sử dụng cách này để phòng tránh nhiễm trùng.

Chữa viêm tai bằng lá hẹ và phèn chua

Phèn chua có đặc tính chống viêm, khử trùng và kháng khuẩn. Kết hợp với lá hẹ là bài thuốc dân gian giúp giảm nhanh các triệu chứng viêm, nhiễm trong tai.

Chuẩn bị: Lá hẹ 50g, phèn chua 50g.

Cách thực hiện: Lấy 50g lá hẹ tươi rửa sạch ngâm nước muối loãng rồi vớt ra để ráo. Cắt lá hẹ thành từng khúc nhỏ rồi cho vào nồi. Sau đó cho 50g phèn chua vào. Đặt xoong lên bếp đun nhỏ lửa cho đến khi phèn chua tan hết thì tắt bếp. Đem hỗn hợp lá hẹ và phèn chua tán thành bột mịn. Bảo quản bột trong lọ thủy tinh sạch có nắp đậy kín, để nơi khô ráo, thoáng mát.

Cách dùng: Mỗi lần dùng lấy 1 tờ giấy sạch cuộn thành hình phễu. Tiếp theo cho ½ thìa bột phèn chua cùng với lá hẹ vào tai. Bạn cần thực hiện cách điều trị này 2 lần/ ngày cho đến khi bệnh khỏi hoàn toàn.

Lưu ý: Không để bột quá nhiều gây tắc nghẽn khiến mủ không chảy ra ngoài được, khiến tai bị ứ mủ nhiều hơn khiến tình trạng nặng hơn.

Sử dụng lá hẹ làm món ăn

Người bệnh có thể dùng lá hẹ để chế biến món ăn, vừa dễ ăn lại mang đến hiệu quả chữa viêm tai giữa.

Trứng rán hẹ

  • Rửa sạch một nắm lá hẹ và cắt nhỏ.
  • Đập một lượng trứng gà vừa đủ vào và đánh đều.
  • Cho dầu ăn vào chảo và làm nóng dầu.
  • Đổ hỗn hợp trứng vào chảo và rán chín 2 mặt.
  • Mỗi tuần nên ăn 2 – 3 lần.

Canh lá hẹ

  • Chuẩn bị thịt heo băm nhuyễn, ướp gia vị và xào qua. Khi thịt gần chín thì cho nước vào nấu sôi và cho lá hẹ đã chuẩn bị vào.
  • Khi hẹ mềm và chuyển màu xanh đậm cho đậu khuôn cắt nhỏ vào, nêm nếm gia vị cho vừa miệng.

Tìm hiểu thêm: Giải đáp thắc mắc: Uống gì để giảm cân?

Cách chữa viêm tai giữa bằng lá hẹ hiệu quả ngay tại nhà 2 Canh lá hẹ là một trong những món ăn thanh mát rất phù hợp cho thực đơn hằng ngày

Những lưu ý khi sử dụng hẹ chữa viêm tai giữa

Lá hẹ có đặc tính kháng viêm, sát trùng nên dùng điều trị viêm tai giữa rất hiệu quả. Tuy nhiên nếu dùng không đúng cách có thể gây ra một số tác dụng phụ đối với tai, vì vậy nên cần chú ý những điều sau:

  • Trẻ em dưới 2 tuổi bị viêm tai giữa, người có các biểu hiện như đầy bụng, khó tiêu hoặc mẫn cảm với các thành phần của lá hẹ thì không nên sử dụng.
  • Các bài thuốc dân gian thường không cho tác dụng nhanh chóng nên khi dùng lá hẹ cần thực hiện thường xuyên và áp dụng trong thời gian dài mới có hiệu quả.
  • Sử dụng lá hẹ có thể khắc phục tình trạng viêm nhiễm ở giai đoạn nhẹ hoặc giai đoạn mới khởi phát. Trường hợp nặng, mủ viêm chảy nhiều thì không đem lại hiệu quả cao.
  • Nếu bệnh ngày càng nặng hoặc sau một thời gian sử dụng hẹ không có hiệu quả gì, người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn điều trị tốt hơn.
  • Cần chú ý chăm sóc và vệ sinh tai bằng cách sử dụng dung dịch nước muối sinh lý đúng cách. Có thể dùng hydrogen peroxide hoặc dung dịch đặc biệt để làm sạch và giảm viêm trong tai.
  • Không bao giờ dùng tay hoặc vật cứng để nhét vào tai. Vì lý do này có thể khiến vết viêm bị tổn thương và mủ dễ vỡ ra.

Cách chữa viêm tai giữa bằng lá hẹ hiệu quả ngay tại nhà 3

>>>>>Xem thêm: Hướng dẫn trị rạn da mông bằng dầu dừa đúng cách

Vệ sinh tai cẩn thận, không dùng vật nhọn để ngoáy hay chọc vào tai

Ngoài cách chữa viêm tai giữa bằng lá hẹ, bạn có thể tham khảo thêm các phương pháp điều trị khác như dùng sáp ong, dùng tỏi, ngải cứu,… để chữa viêm tai giữa. Cách này có thể giúp tai bạn cảm thấy đỡ khó chịu hơn bởi các triệu chứng gây ra.

Cao Hiếu

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *