Ung thư nướu răng là dạng bệnh thuộc ung thư khoang miệng thường gặp. Đây là bệnh lý khá nguy hiểm với tỷ lệ tử vong cao và khó phát hiện ở giai đoạn sớm. Tùy theo giai đoạn phát hiện bệnh mà các bác sĩ sẽ áp dụng cách điều trị ung thư nướu răng phù hợp.
Bạn đang đọc: Cách điều trị ung thư nướu răng
Do có các triệu chứng giống bệnh lý răng miệng thông thường như viêm lợi, nhiệt miệng nên người bệnh chủ quan, phần lớn phát hiện bệnh khi ung thư đã di căn. Ở giai đoạn muộn, tỷ lệ người bệnh sống trên 3 năm chỉ khoảng 50%. Trong bài viết này, hãy cùng Kenshin tìm hiểu các dấu hiệu và cách điều trị ung thư nướu răng và giải đáp câu hỏi bị sưng nướu răng làm sao hết nhé!
Contents
Ung thư nướu răng là gì?
Ung thư nướu răng thuộc nhóm các bệnh ung thư khoang miệng, trong đó tế bào ung thư hình thành và phát triển ngay trên bề mặt nướu. Khối u có thể xâm lấn các mô xung quanh và di căn tới các cơ quan lân cận hoặc cơ quan ở xa theo đường bạch huyết, hay còn gọi là khối u ác tính.
Ung thư nướu răng xảy ra khi các tế bào nướu răng phân chia liên tục, mất kiểm soát với tốc độ nhanh, từ đó hình thành khối u.
Ung thư nướu răng là bệnh lý nguy hiểm với tỷ lệ tử vong cao
Nguyên nhân gây ung thư nướu răng
Nguyên nhân của sự mất kiểm soát này vẫn chưa được biết rõ. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra các yếu tố nguy cơ gây bệnh như:
- Kích thích mạn tính vào lợi:Những thói quen như nghiến răng, cắn chặt nướu hay đeo răng giả không đúng cách sẽ gây tổn thương lợi trong thời gian dài, làm tăng nguy cơ mắc ung thư nướu.
- Chăm sóc răng miệng không đúng cách: Răng miệng không được vệ sinh đúng cách sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển và tấn công niêm mạc miệng gây viêm nhiễm, thậm chí là ung thư khoang miệng.
- Hút thuốc lá: Trong khói thuốc có khoảng 70 chất gây ung thư, vì vậy những người thường xuyên hút thuốc lá hoặc tiếp xúc với khói thuốc sẽ có nguy cơ mắc các bệnh về ung thư khoang miệng và ung thư phổi cao hơn rất nhiều so với người bình thường.
- Uống nhiều rượu: Người uống nhiều rượu không những dễ mắc các bệnh về gan, dạ dày… mà còn có nguy cơ cao mắc các bệnh ung thư.
- Thiếu nước và vitamin.
Triệu chứng của ung thư nướu răng
Ở giai đoạn nhẹ
Ở giai đoạn này, bệnh rất khó phát hiện vì người bệnh sẽ có biểu hiện giống như nhiệt miệng, viêm lợi. Trên niêm mạc miệng của bệnh nhân sẽ xuất hiện các vết loét có màu đỏ hoặc trắng, gây đau đớn và chảy máu. Vết loét lâu lành hơn bình thường, có thể kéo dài trên 2 tuần, kèm theo đó là sự thay đổi màu sắc của vùng niêm mạc xung quanh.
Ở giai đoạn đầu, ung thư nướu răng rất khó phát hiện
Ở giai đoạn nặng hơn
Giai đoạn này, người bệnh đã bắt đầu xuất hiện các triệu chứng đặc trưng như:
- Xuất hiện khối u bất thường ở nướu: Đây là triệu chứng vô cùng đặc trưng ở bệnh nhân ung thư nướu răng. Các tế bào ung thư phát triển với tốc độ nhanh và hình thành nên khối u ở nướu, có màu đậm hơn vùng xung quanh và gây đau, chảy máu.
- Răng lung lay: Nướu răng là bộ phận nâng đỡ và bảo vệ răng. Khi vùng nướu bị tổn thương dẫn đến chân răng lỏng lẻo hơn và răng bị lung lay.
- Lưỡi bị lở loét: Ung thư nướu có thể gây ảnh hưởng đến vùng lân cận như lưỡi, làm xuất hiện các vết loét lâu lành trên lưỡi gây đau cho người bệnh.
- Một số biểu hiện khác: Thay đổi vị giác, chảy máu, gặp khó khăn khi nói chuyện và ăn uống, sưng hạch bạch huyết, sụt cân…
Cách điều trị ung thư nướu răng
Nhờ sự phát triển của y học, hiện nay có nhiều cách điều trị ung thư nướu răng với mục tiêu tiêu diệt toàn bộ tế bào ung thư. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bệnh nhân ung thư sau khi được điều trị vẫn có thể tái phát sau đó. Một số các điều trị ung thư nướu răng bao gồm:
- Hóa trị: Đây là phương pháp sử dụng các hóa chất để tiêu diệt tế bào ung thư. Thuốc có thể sử dụng đơn độc hoặc kết hợp với các phương pháp điều trị khác để nâng cao hiệu quả điều trị.
- Xạ trị: Phương pháp này sử dụng chùm tia phóng xạ có năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư và thường được áp dụng khi điều trị giai đoạn đầu của ung thư nướu răng, khi khối u có kích thước nhỏ. Xạ trị thường kết hợp với hóa trị để nâng cao hiệu quả điều trị.
- Phẫu thuật: Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất trong điều trị ung thư nướu răng. Bác sĩ sẽ phẫu thuật cắt bỏ khối u và nạo hạch bạch huyết vùng lân cận thể ngăn chặn nguy cơ tế bào ung thư di căn sang các cơ quan khác.
- Điều trị kết hợp: Bên cạnh 3 cách điều trị ung thư nướu răng chính kể trên, các bác sĩ sẽ kết hợp thêm một số phương pháp nhằm nâng cao hiệu quả và giảm các triệu chứng đi kèm như sử dụng thuốc chống đau, chống viêm, chống nôn, áp dụng chế độ dinh dưỡng hợp lý.
Tìm hiểu thêm: Soi tươi KOH nhằm mục đích gì? Khi nào cần soi tươi KOH
Phẫu thuật là cách điều trị ung thư nướu răng phổ biến nhấtChăm sóc sau phẫu thuật ung thư nướu răng
- Thức ăn mềm: Sau khi phẫu thuật, khoang miệng và nướu của bệnh nhân vẫn có cảm giác đau và vô cùng nhạy cảm. Do đó, bệnh nhân chỉ nên ăn những thức ăn mềm, dễ tiêu hóa như cháo, súp, sinh tố…
- Đảm bảo đủ chất: Cần chắc chắn việc đảm bảo dinh dưỡng để bệnh nhân phục hồi sau phẫu thuật như ăn uống đa dạng các chất, bổ sung các loại vitamin và khoáng chất và lưu ý hạn chế thuốc lá, rượu bia, đồ ăn cay nóng và các chất kích thích.
- Vệ sinh răng miệng: Sử dụng bàn chải mềm để đánh răng, kết hợp dùng chỉ nha khoa làm sạch khoang miệng. Sau khi mới phẫu thuật, người bệnh không nên súc miệng nước muối mà chỉ nên súc miệng nhẹ nhàng với nước thường.
Phòng tránh ung thư nướu răng
Ung thư nướu răng là bệnh lý nguy hiểm, không những gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh mà thậm chí gây nguy hiểm đến tính mạng. Do đó, phòng bệnh là phương pháp bảo vệ sức khỏe hữu hiệu nhất khỏi các bệnh lý nói chung và ung thư nướu răng nói riêng. Bạn có thể áp dụng các phương pháp phòng bệnh như:
- Đánh răng đúng cách – Sử dụng chỉ nha khoa – Súc miệng là 3 bước quan trọng trong việc vệ sinh răng miệng hằng ngày. Răng miệng sạch sẽ giúp chúng ta tránh khỏi các bệnh lý về răng miệng, trong đó có ung thư nướu răng.
- Hạn chế thuốc là, rượu bia và các chất kích thích.
- Bổ sung thực phẩm lành mạnh có chất chống oxy hóa và ung thư như trà xanh, rau xanh, hoa quả tươi.
- Khám nha khoa định kỳ ít nhất 1 lần mỗi năm: Nhiều người chưa có thói quen đi khám nha khoa định kỳ mà không biết rằng việc này sẽ giúp phát hiện sớm các bệnh về răng miệng, từ đó có các phương pháp điều trị kịp thời.
>>>>>Xem thêm: NTM là gì? Những thông tin cần biết về nhóm vi khuẩn này
Vệ sinh răng miệng đúng cách giúp loại bỏ vi khuẩn và phòng tránh các bệnh răng miệngHy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích về cách điều trị ung thư nướu răng. Việc trang bị kiến thức sẽ giúp bạn phát hiện sớm ra bệnh, làm tăng hiệu quả điều trị, giúp bệnh nhân kéo dài tuổi thọ và không phải chịu những đau đớn, khó chịu do ung thư gây ra.
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể