Cách giảm đau khi sinh thường mà mẹ bầu cần biết

Chuyển dạ và sinh nở thường là một trải nghiệm đau đớn, những người phụ nữ khác nhau sẽ có những cách phản ứng khác nhau với điều đó, đặc biệt là trường hợp sinh con đầu lòng. Có người muốn sinh thường, còn một số khác sẽ muốn sinh mổ. dưới đây chúng tôi sẽ cho bạn một số góc nhìn về cơn đau chuyển dạ và sinh nở, cùng với các lựa chọn giảm đau khi sinh thường.

Bạn đang đọc: Cách giảm đau khi sinh thường mà mẹ bầu cần biết

Dù là xưa hay nay thì việc sinh thường vẫn khá được ưu ái vì nhiều ưu điểm khác nhau. Tuy nhiên, bỏ qua những lợi thế sẵn có thì việc sinh thường vẫn có rất nhiều rủi ro gây nguy hiểm đến tính mạng của sản phụ và thai nhi. Vì lý do này, các bà bầu cần phải hiểu rõ mức độ đau đớn khi sinh nở và các biện pháp giảm đau khi sinh thường để có thể có những chuẩn bị tốt nhất khi sinh.

Cơn đau chuyển dạ và sinh nở

Cơn đau khi chuyển dạ là do các cơ tử cung co bóp tạo áp lực lên cổ tử cung. Các cơn co tử cung thường được ví như là cơn đau nhức vì chuột rút mạnh ở vùng bụng, háng và lưng. Một số người còn bị đau ở hai bên hông hoặc phần đùi. Ngoài những nguyên nhân trên thì vẫn còn một số khác như: Phần đầu của thai nhi gây áp lực lên bàng quang và ruột, ống sinh và âm đạo bị kéo căng.

Cơn đau chuyển dạ và sinh nở, các lựa chọn giảm đau khi sinh thường 1

Các cơn co thắt tử cung là nguyên nhân tạo ra các cơn đau mạnh khi chuyển dạ

Cơn đau khi chuyển dạ rất khác nhau ở mỗi thai phụ, thậm chí là khác nhau giữa hai lần mang thai. Điều khiến phụ nữ cảm thấy khó khăn nhất thường không phải là cơn đau của mỗi cơn co thắt mà thực tế là do các cơn co thắt xảy ra liên tục. Đặc biệt là khi chuyển dạ, thời gian nghỉ giữa các cơn co thắt dần bị thu hẹp và càng ngày càng ít các khoảng trống để thư giãn.

Mẹ bầu có nên sinh thường không?

Sinh con tự nhiên thường nhằm tránh các nguy cơ từ phương pháp gây tê ngoài màng cứng, kiểm soát tối đa quá trình sinh nở hoặc giúp mẹ ghi nhớ rõ ràng hơn những trải nghiệm khi con chào đời. Một số lợi ích khi sinh thường như:

  • Không phải rặn quá lâu khi chuyển dạ;
  • Có tỷ lệ sinh tự phát cao hơn;
  • Phục hồi nhanh hơn sau khi sinh;
  • Tránh các tác dụng phụ tiềm ẩn khi gây tê ngoài màng cứng.

Nếu bạn có một thai kỳ khỏe mạnh và không có biến chứng, khả năng sinh thường tự nhiên của bạn là rất cao. Tuy nhiên, việc sinh con không có sự can thiệp y tế (các loại thuốc giảm đau) không thật sự phù hợp với tất cả mọi người. Một số thai phụ có bệnh tim, tiền sản giật, sinh đôi hoặc sinh ngược (thai ngôi mông) cực kỳ nên can thiệp y tế. Nếu đã lựa chọn sinh thường, điều quan trọng là bạn phải chuẩn bị đầy đủ cả về tinh thần lẫn sức khỏe cơ thể cho trải nghiệm này.

Cơn đau chuyển dạ và sinh nở, các lựa chọn giảm đau khi sinh thường 2

Lựa chọn giảm đau khi sinh thường giúp mẹ bầu có chuẩn bị và trải nghiệm tốt hơn

Các lựa chọn giảm đau khi sinh thường

Nhìn chung, có hai phương pháp giảm đau khi sinh thường. Giảm đau có can thiệp y tế và giảm đau tự nhiên (giảm đau phi y tế).

Phương pháp giảm đau y tế

Ưu, nhược điểm và cách hoạt động của một số phương pháp có can thiệp y tế chúng tôi gợi ý cho bạn:

  • Nitơ oxit: Oxit nitơ (khí cười) là một loại khí không mùi, không vị mà bạn hít vào thông qua mặt nạ nhằm giảm bớt lo lắng khi chuyển dạ, nhưng không loại bỏ được cơn đau. Dù nhanh có tác dụng nhưng hết tác dụng cũng rất nhanh. Oxit nitơ có thể ảnh hưởng đến hơi thở, gây buồn nôn, nôn mửa và chóng mặt;
  • Gây tê vùng: Gây tê vùng là phương pháp giảm đau phổ biến và hiệu quả nhất khi chuyển dạ. Nó làm giảm hoặc loại bỏ đáng kể bất kỳ cơn đau nào bạn cảm thấy dưới thắt lưng, có thể dùng cho cả sinh thường lẫn sinh mổ. Có ba loại gây tê vùng: Gây tê tủy sống, gây tê ngoài màng cứng, kết hợp gây tê tủy sống và ngoài màng cứng. Thuốc gây tê sẽ được tiêm vào một vùng rộng, gần các dây thần kinh lưng dưới nhằm ngăn chặn các cơn đau. Các nghiên cứu y tế đã chỉ ra rằng gây tê vùng an toàn cho cả mẹ và con. Tuy nhiên, vẫn có một số ít trường hợp có tác dụng phụ như: Tụt huyết áp, ngứa nhẹ, đau đầu, dị ứng;
  • Gây mê toàn thân: Gây mê toàn thân khiến bạn ngủ thiếp đi và không thể cảm nhận được cơn đau. Ưu điểm là khá an toàn và thời gian gây mê nhanh chóng. Ngược lại, gây mê toàn thân có thể khiến thức ăn trào ngược ra khỏi miệng, và khiến mẹ không thể gặp con mình ngay sau khi sinh;
  • Gây tê cục bộ: Gây tê cục bộ tức là làm tê một vùng nhỏ trên cơ thể như âm đạo, âm hộ và đáy chậu nhằm ngăn chặn cơn đau ở một vùng nhỏ trên cơ thể khi chuyển dạ. Thường dùng để cắt tầng sinh môn. Gây tê cục bộ hiếm khi gây ra tác dụng phụ;
  • Thuốc giảm đau: Thuốc giảm đau chủ yếu được sử dụng trong thời kỳ đầu chuyển dạ, có tác dụng làm giảm bớt cơn đau, giúp sản phụ nghỉ ngơi và bảo tồn năng lượng trong lúc chờ sinh. Về cơ bản, thuốc giảm đau thật sự chỉ giúp giảm bớt, chứ không hoàn toàn loại bỏ cảm giác đau đớn. Lưu ý rằng thuốc giảm đau cũng là một kiểu thuốc phiện, có thể có tác động tiêu cực đến nhịp thở của em bé, khiến chúng mệt mỏi hoặc kiệt sức khi mới sinh.

Tìm hiểu thêm: Hiện tượng khô cổ họng khi ngủ: Nguyên nhân và cách khắc phục

Cơn đau chuyển dạ và sinh nở, các lựa chọn giảm đau khi sinh thường 3
Thuốc giảm đau có thể có tác động tiêu cực đến nhịp thở của em bé

Phương pháp giảm đau phi y tế

Dưới đây là một số cách sinh thường không đau phi y tế mà mẹ bầu có thể tham khảo:

  • Thực hiện các kỹ thuật thở và thư giãn có hướng dẫn;
  • Nhờ người thân xoa bóp hoặc ấn mạnh vào lưng dưới hoặc xoa bóp bàn chân. Massage bằng bóng tennis cũng là một lựa chọn không tồi;
  • Thay đổi tư thế ngủ thường xuyên;
  • Ngâm nước ấm hoặc tắm vòi sen nếu được phép;
  • Áp và giữ một túi nước đá hoặc gạc ấm trên lưng;
  • Nếu thấy nóng, hãy lau mình bằng khăn ngâm nước mát;
  • Tưởng tượng về một món ăn yêu thích, một khu du lịch yên bình giúp thư giãn;
  • Khi các cơn co thắt diễn ra nhanh, mạnh, liên tục, cố gắng hít sâu và thở từ từ, nên làm kể cả lúc bình thường;
  • Âm nhạc êm dịu thư giãn;
  • Thiền định hoặc thôi miên;
  • Thực hành các kỹ thuật thư giãn khác;
  • Bấm huyệt, châm cứu.

Cơn đau chuyển dạ và sinh nở, các lựa chọn giảm đau khi sinh thường 4

>>>>>Xem thêm: Cách làm trắng răng bằng dầu dừa tại nhà hiệu quả nhanh chóng

Nhờ người thân massage lòng bàn chân là một biện pháp giảm đau khi sinh thường

Chuyển dạ và sinh nở gây khá nhiều đau đớn, đặc biệt là với những bà mẹ muốn sinh thường. Sẽ rất hữu ích để tìm hiểu thật kỹ về cách hoạt động, ưu và nhược điểm của các lựa chọn khác nhau để giảm đau khi sinh thường giúp bạn có thể đưa ra quyết định sáng suốt và phù hợp với bản thân.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *