Để khắc phục tình trạng bị chảy xệ, chùng nhão, dư ra nhiều và thâm đen gây kém thẩm mỹ vùng kín của chị em phụ nữ thì phương pháp phẫu thuật cắt môi bé là một thủ thuật vừa đơn giản lại mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên phẫu thuật cắt môi bé bao lâu thì lành? Làm gì sau khi thực hiện cắt môi bé?
Bạn đang đọc: Cắt môi bé bao lâu thì lành? Những điều cần lưu ý khi thực hiện phẫu thuật cắt môi bé
Phẫu thuật cắt môi bé là một thủ thuật hiện đại, diễn ra nhanh chóng, ít gây đau đớn, giúp sửa đổi và cải thiện vùng kín của chị em phụ nữ. Để đẩy nhanh quá trình lành vết thương sau phẫu thuật cần áp dụng các khuyến cáo và kiêng kị do bác sĩ đưa ra. Bạn đọc muốn biết thêm những thông tin về chủ đề “Cắt môi bé bao lâu thì lành?” hãy cùng Kenshin tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Contents
Phẫu thuật cắt môi bé là gì?
Môi bé hay còn được gọi là môi nhỏ, là một bộ phận sinh dục của nữ giới, nằm ở hai bên cạnh của cửa âm đạo và được bao bọc bởi môi lớn, có kích thước tương đối với chiều rộng từ 0,5 – 1cm và chiều dài từ 4 – 5cm tùy vào cấu tạo của mỗi người. Tuy nhiên, trong quá trình sống, dưới tác động từ yếu tố bên ngoài như quan hệ tình dục thường xuyên trong thời gian dài và có xu hướng mạnh bạo hoặc sau khi trải qua quá trình sinh nở… khiến cho môi bé có hiện tượng bị biến dạng, giãn rộng, chảy xệ hay chùng nhão. Khi đó, cắt môi bé là một thủ thuật tối ưu được đưa ra để cải thiện tình trạng này.
Hiện nay, với sự trợ giúp của kỹ thuật y tế tiên tiến, thủ thuật cắt môi bé được tiến hành khá đơn giản và nhanh chóng, giúp cải thiện vùng kín ở nữ giới. Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ sẽ tiến hành cắt phần da bị nhăn nheo, da thừa hay chùng nhão ở môi bé, đồng thời thực hiện tiến hành tái tạo lại cấu trúc và chức năng của bộ phận này.
Cắt môi bé bao lâu thì lành?
Cắt môi bé được cho là một thủ thuật đơn giản giúp hồi xuân vùng kín. Cô bé nằm ở vị trí nhạy cảm, do đó phần lớn chị em phụ nữ đều có tâm lý chung là sợ đau và e ngại trong việc trao đổi với người khác kể cả bác sĩ. Nhiều người lo lắng việc cắt môi bé có thể ảnh hưởng đến chức năng của vùng kín và không biết cắt môi bé bao lâu thì lành? Có nguy hiểm gì không?
Thông thường, sau khi phẫu thuật cắt môi bé khoảng 1 tháng thì vết mổ sẽ có dấu hiệu lành và se khít trở lại. Tuy nhiên, thời gian lành vết thương sau phẫu thuật là ngắn hay dài tùy thuộc vào cơ địa và quá trình chăm sóc phục hồi của mỗi người. “Cô bé” cũng có thể gặp phải tình trạng lâu lành hoặc gặp biến chứng nặng do quá trình chăm sóc không đúng cách hay thực hiện phẫu thuật tại các cơ sở kém chất lượng. Do đó, trước khi thực hiện phẫu thuật cắt môi bé, chị em nên tìm hiểu kỹ và thực hiện tại các cơ sở uy tín có chất lượng tốt, quá trình chăm sóc sau phẫu thuật cũng cần được chú trọng để đảm bảo vết mổ nhanh lành và an toàn, hạn chế biến chứng.
Để vết thương mau lành sau khi phẫu thuật cắt môi bé thì chị em phụ nữ cần lưu ý một số vấn đề sau: Kiêng mang vác vật nặng, không chạy và vật động mạnh sau khi phẫu thuật và tránh xa chuyện phòng the trong vòng 1 – 2 tháng đầu để tránh vết thương bị ảnh hưởng gây ra tình trạng rách hoặc đau.
Bạn đã biết cắt môi bé bao lâu thì lành, vậy cắt môi bé bao lâu thì hết sưng? Cắt môi bé là một tiểu phẫu khá đơn giản và diễn ra nhanh chóng. Tuy nhiên, nó vẫn tác động trực tiếp và tạo ra vết thương do phẫu thuật, do vậy vẫn có những biểu hiện khi bị thương như sưng, đau, phù nề hay ửng đỏ sau khi làm phẫu thuật. Trên thực tế, vết rách do cắt môi bé rất nhỏ và nông do vậy những hiện tượng trên chỉ mang tính chất nhẹ, tồn tại và biến mất sau khoảng 1 đến 2 tuần. Nếu bạn tuân thủ đúng hướng dẫn và có chế độ chăm sóc tốt thì những vết ửng đỏ hay sưng tấy có thể hết sớm hơn so với dự kiến.
Quá trình hồi phục sau phẫu thuật cắt môi bé diễn ra như thế nào?
Quá trình hồi phục sau khi cắt môi bé không ngắn, tuy nhiên cũng không quá dài, thường là sẽ hồi phục hoàn toàn sau 3 – 4 tháng và trải qua 4 giai đoạn như sau:
- Ngày đầu sau khi phẫu thuật: Cơn đau từ nhẹ đến vừa ở vết mổ bắt đầu xuất hiện do thuốc tê đã hết tác dụng. Nếu đau nhiều hoặc sưng to thì bác sĩ có thể kê thuốc giảm đau và tiêu sưng để làm giảm bớt tình trạng này.
- 5 – 7 ngày sau đó: Vết thương có dấu hiệu hồi phục như đã bớt sưng đỏ, bắt đầu khô và liền vết mổ. Để hiện tượng sưng tấy giảm bớt có thể dùng túi chườm lạnh. Bạn đã có thể đi lại nhẹ nhàng sau một tuần khi môi bé liền lại và chỉ khâu đã bắt đầu tiêu biến.
- Sau 2 tuần: Vết mổ đã hết phù nề và sưng, lúc này bạn đã có thể đi lại như bình thường và thực hiện một số hoạt động thể thao nhẹ nhàng.
- Sau 3 tháng: Môi bé đã hồi phục hoàn toàn và se khít trở lại, màu sắc cũng tươi và tự nhiên hơn. Khi đó bạn có thể hoạt động ở trạng thái bình thường và có thể thực hiện chuyện phòng the.
Tìm hiểu thêm: Trẻ sơ sinh nằm máy lạnh có tốt không?
Yếu tố tác động đến khả năng lành vết mổ
Cắt môi bé bao lâu thì lành tùy thuộc vào cơ địa và quá trình chăm sóc của mỗi người. Tuy nhiên một vài yếu tố từ bên ngoài cũng tác động đến quá trình hồi phục này như:
Tay nghề của bác sĩ phẫu thuật
Tay nghề của bác sĩ phẫu thuật chính đóng vai trò quan trọng và cũng là yếu tố quyết định khả năng hồi phục diễn ra nhanh hay chậm. Nếu bác sĩ có tay nghề tốt, kinh nghiệm dày dặn thì quá trình phẫu thuật sẽ diễn ra nhanh chóng, hạn chế những sai sót và ảnh hưởng có thể xảy ra. Ngược lại, bác sĩ phẫu thuật có tay nghề kém, kinh nghiệm chưa đủ thì thường gây ra nhiều sai sót trong quá trình phẫu thuật cắt môi bé như đường cắt lệch hoặc quá sâu, xâm lấn đến các bộ phận xung quanh gây ra tổn thương. Những tác động này đều là nguyên nhân gây ảnh hưởng đến thời gian hồi phục vết mổ. Thậm chí có nguy cơ cao bị để lại sẹo xấu, sẹo lồi hoặc nghiêm trọng hơn là ảnh hưởng đến bộ phận sinh dục và chức năng làm mẹ.
Nơi phẫu thuật và công nghệ áp dụng
Lựa chọn địa điểm và công nghệ phẫu thuật là một yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến khả năng hồi phục sau khi phẫu thuật. Một cơ sở phẫu thuật uy tín, đạt tiêu chuẩn giúp hạn chế nguy cơ bị nhiễm bệnh, nhiễm trùng khi phẫu thuật. Công nghệ cao được áp dụng cũng góp phần nâng cao hiệu quả phẫu thuật, thao tác chuẩn xác và hạn chế xảy ra những rủi ro không mong muốn.
Chế độ chăm sóc và ăn uống
Một trong những yếu tố không thể bỏ qua có mối quan hệ chặt chẽ với khả năng hồi phục sau khi cắt môi bé là chế độ chăm sóc và ăn uống. Môi bé là một khu vực nhạy cảm và dễ bị tổn thương, do đó sau phẫu thuật bạn cần nghiêm túc thực hiện đúng các chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và kiêng kị. Việc thực hiện đúng và đầy đủ theo hướng dẫn chỉ định của bác sĩ sẽ đẩy nhanh quá trình hồi phục. Chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung dưỡng chất giúp vết thương mau lành. Ngược lại, nếu không tuân thủ hướng dẫn hoặc ăn những thực phẩm không tốt sẽ làm ảnh hưởng đến vết thương, làm vết thương lâu lành hoặc gây ra biến chứng như chảy máu, sưng tấy, mưng mủ, viêm nhiễm…
Làm gì sau khi phẫu thuật cắt môi bé?
Sau khi phẫu thuật cắt môi bé, việc chăm sóc hồi phục là điều quan trọng. Một số chú ý cần thực hiện sau khi phẫu thuật là:
- Không quan hệ tình dục trong vài tháng đầu và chỉ thực hiện khi vết mổ đã hoàn toàn lành hẳn.
- Tránh hoạt động mạnh hoặc tác động mạnh đến vùng kín.
- Kiêng sử dụng các loại thực phẩm có khả năng gây sẹo và sưng nề như thịt gà, hải sản, rau muống, đồ nếp….
- Không sử dụng thuốc bừa bãi khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
- Vệ sinh sạch sẽ vùng kín hằng ngày bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch vệ sinh phụ nữ có độ pH phù hợp.
- Xây dựng chế độ sinh hoạt, ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý.
- Mặc quần lót rộng rãi, chất liệu mềm và thoáng.
- Tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ, nếu có dấu hiệu không tốt cần đến gặp bác sĩ ngay để được tư vấn và điều trị.
>>>>>Xem thêm: Giảm protein trong chế độ ăn uống giúp cải thiện sức khỏe và kéo dài tuổi thọ
Cắt môi bé nhằm khắc phục tình trạng chảy xệ, chùng nhão, thâm đen kém thẩm mỹ của vùng kín. Tuy nhiên trước khi phẫu thuật bạn nên tìm hiểu kỹ những thủ tục trước và sau khi cắt môi bé, thực hiện tại các cơ sở uy tín, bác sĩ có tay nghề chuyên môn cao để đảm bảo an toàn. Trên đây là những thông tin về chủ đề “Cắt môi bé bao lâu thì lành?” mà Kenshin chia sẻ cho bạn. Chúc bạn đọc có một sức khỏe tốt và đừng quên theo dõi trang web của Kenshin để biết thêm những thông tin bổ ích khác.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể