Chốc lở mép miệng là gì? Có nguy hiểm cho sức khỏe không?

Chốc lở mép miệng là tên của một bệnh ngoài da, chủ yếu xung quang vùng mép và miệng. Tuy nhiên, nếu không điều trị kịp thời, các vết chốc sẽ lây lan khắp mặt cũng như các vùng khác trên cơ thể. Đồng thời, bệnh còn lây cho người khác nếu không không phòng ngừa đúng cách.

Bạn đang đọc: Chốc lở mép miệng là gì? Có nguy hiểm cho sức khỏe không?

Bệnh chốc lở mép miệng thường thấy các vết chốc xung quang vùng mép và miệng. Chúng có thể tiếp tục lây lan khắp mặt gây mất thẩm mỹ và làm người bệnh tự tin. Để biết thêm thông tin về bệnh chốc mép cũng như trả lời cho câu hỏi bệnh có nguy hiểm cho sức khỏe không, đừng bỏ qua bàii viết này nhé.

Chốc lở mép miệng là bệnh gì?

Chốc lở mép miệng còn được gọi là chốc mép hay chốc miệng với tên tiếng anh là Angular cheilitis. Đây là bệnh ngoài với với biểu hiện ở mộ bên hoặc cả hai bên mép bị nứt và đau do viêm. Bệnh có xuất hiện vài ngày hoặc kéo dài thành mãn tính và có thể xảy ra ở bất kỳ ai, nhất là trẻ em và trẻ sơ sinh.

Chốc lở mép miệng là gì? Chốc lở mép miệng là gì?

Chốc lở mép không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, gây khó chịu vì cảm giác ngứa và đau mà còn gây mất thẩm mỹ cho người bệnh. Để bệnh nhanh hết và không để lại sẹo mọi người mắc bệnh nên điều trị càng sớm càng tốt. Điều này không chỉ tốt cho người bệnh mà còn cho những người xung quanh vì chốc lở miệng có khả năng lây nhiễm cao sang người.

Triệu chứng của chốc lở mép

Khi bị chốc lở miệng, người bệnh sẽ xuất hiện một số triệu chứng sau:

  • Vùng da quanh mép tấy đỏ, dần dần xuất hiện các vết nứt.
  • Xuất hiện nhiều mụn nước li ti, có thể mọc thành từng mảng quanh mép.
  • Khóe miệng cảm thấy nóng rát khó chịu.
  • Khi há miệng hoặc cười nói to sẽ thấy đau, nhất là khi ăn đồ nóng, cay, có tính axit cao thì cang gia tăng mức độ đau nhiều hơn.
  • Trẻ sơ sinh bị chốc mép sẽ thấy xuất hiện lớp vảy màu vàng quanh mép, lưỡi bé hơi bóng, môi khô.

Ngoài ra, một số bệnh nhân còn bị thay đổi vị giác, ăn uống không ngon miệng, dẫn đến sụt cân khi bị chốc lở miệng.

Nguyên nhân gây chốc lở miệng

Chốc mép miệng do nhiều nguyên nhân gây nên, nhưng chủ yếu là do nhiễm virus hoặc nhiễm nấm. Loại virus gây chốc mép là virus herpes.

Vị trí ở mép là nơi mà nước bọt đọng lại lâu nên khu vực này thường ẩm ướt. Khi nước bọt bay hơi, vùng da miệng, mép dễ bị khô và kích ứng. Nếu trong trường hợp này mà liếm môi, mép để bớt khô thì càng gia tăng tình trạng và làm chốc lở càng thêm nặng.

Tác nhân gây bệnh phổ biến thứ 2 chính là nấm Candida albicans. Loại nấm này có mặt khắp mọi nơi, nếu như sức đề kháng bị giảm sút, đây chính là cơ hội để nấm xâm nhập, phát triển mạnh mẽ và gây viêm trên da dẫn đến chốc lở mép, miệng. Ngoài ra, tụ cầu khuẩn cũng là một trong những tác nhân chính gây nên bệnh chốc này.

Ngoài virus, vi khuẩn và nấm gây bệnh thì sự thiếu hụt vitamin B cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh chốc mép miệng. Sự thiếu hụt vitamin B thường do ăn không đủ rau xanh, trái cây, thực phẩm nguyên cám.

Đường lây nhiễm bệnh chốc lở mép

Chốc mép là bệnh có khả năng lây truyền cho người khác. Con đường lây nhiễm chủ yếu là do tiếp xúc trực tiếp với vùng da vị tổn thương hay dùng các đồ nhiễm bẩn, chứa tác nhân gây bệnh mà người bệnh đã từng dùng qua mà chưa được sát khuẩ, khử trùng kỹ lưỡng như mền, gối, ga trải giường, quần áo, đồ chơi,…

Tìm hiểu thêm: Lắp chân giả: Các bước cần chuẩn bị và lộ trình thực hiện

Con đường lây nhiễm chốc mép Con đường lây nhiễm chốc mép

Các yếu tố gia tăng bệnh chốc lở mép miệng

Bất kỳ ai cũng có thể mắc bệnh này, tuy nhiên nếu thuộc nhóm yếu tố dưới đây sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn:

  • Tuổi tác: Thường trẻ em trong độ tuổi từ 2 – 5 tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
  • Những người lớn mắc bệnh tiểu đường hay suy giảm hệ miễn dịch có nguy cơ mắc bệnh cao.
  • Môi trường sống đông đúc, chất lượng vệ sinh kém, dễ làm lây lan bệnh như nhà trẻ, trường hợp, khu tập thể,…
  • Thời tiết nóng ẩm chính là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, nấm, virus gây bệnh chốc mép phát triển mạnh.
  • Có sẵn vết thương quanh vùng mép miệng, vết thương hở tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh.
  • Những người thường xuyên chơi một số môn thể thao có tiếp xúc da kề da như bóng đá có nguy cơ cao bị bệnh.

Chốc lở mép miệng có nguy hiểm không?

Chốc lở mép miệng là bệnh ngoài da, thường không gây nguy hiểm, tuy nhiên người bệnh không nên chủ quan mà phải điều trị càng sớm càng tốt. Bên cạnh đó cũng chăm sóc sức khỏe, vệ sinh vết thương, chế độ dinh dưỡng phù hợp để vết thương mau lành, không để lại sẹo. Nếu không chăm sóc và điều trị đúng cách, kịp thời sẽ gây viêm nhiễm nặng và xảy ra các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe như viêm mô tế bào, vấn đề về thận, loét,…

Phòng ngừa bệnh chốc lở mép như thế nào?

Tuy bệnh không quá nguy hiểm nhưng gây mất thẩm mỹ và có thể gây biến chứng nếu không điều trị kịp thời, nhất là ở trẻ em. Do đó, việc phòng ngừa bệnh là điều hết sức cần thiết:

  • Luôn giữ vùng da quanh mép sạch sẽ, khô thoáng. Đặc biệt, nếu có vết thương hay bị côn trùng đốt tại vùng này thì cần vệ sinh thật kỹ và chăm sóc da thật tốt.
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm thường xuyên để da luôn được bảo vệ, được giữ ấm và nuôi dưỡng tốt.
  • Khi bị chốc lở mép, nên vệ sinh sạch và kỹ vùng da tổn thương, không tiếp xúc da kề da với người khác để tránh lây nhiễm.
  • Giặt riêng và khử khuẩn quần áo, chăn mền, gối của người bệnh riêng.
  • Không dùng chung đồ dùng cá nhân với người khác.
  • Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc nước rửa tay có tính sát khuẩn, hạn chế đưa tay lên mặt.
  • Không nên gãi, cào trầy xước da, cấu trúc da tổn thương tạo điều kiện cho mầm bệnh xâm nhập.
  • Chế độ dinh dưỡng cân bằng dinh dưỡng, bổ sung rau xanh, trái cây trong chế độ ăn mỗi ngày.

Phòng ngừa bệnh chốc lở mép miệng

>>>>>Xem thêm: Cung phản xạ là gì? Ví dụ và ứng dụng của cung phản xạ trong cuộc sống

Phòng ngừa bệnh chốc lở mép miệng

Những thông tin trong bài viết giúp mọi người nắm được bệnh chốc lở mép miệng là gì cùng các kiến thức liên quan. Từ đó, giúp mọi người có cái nhìn khách quan và chủ động hơn trong phòng ngừa bệnh.

Thy Võ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *